Thanh niên tình nguyện khoác áo xanh, lao vào tâm dịch
Giấu cha mẹ lao vào tâm dịch cứu người
Những ngày này, bên cạnh đội ngũ y tế và lực lượng vũ trang luôn xuất hiện ở tuyến đầu, nhiều bạn trẻ đã viết đơn tình nguyện tham gia chống dịch. Nhiều bạn trong số đó phải giấu gia đình, đến lúc bố mẹ phát hiện thì cũng đành chấp nhận vì “chuyện đã rồi".
Bạn Trần Anh Tài (ngụ phường Linh Xuân, thành phố Thủ Đức) chia sẻ, khi được đoàn phường huy động, Tài cùng chị gái đều cùng đăng ký tham gia và trở thành những bạn trẻ năng nổ trong các hoạt động của phường. Dù biết trong thời điểm dịch bệnh việc tiếp xúc với nhiều người có thể gây nguy hiểm, vậy nhưng với Tài, nụ cười từ người dân chính là hành trang đáng quý giá giúp cho chàng trai trẻ trưởng thành.
“Hiện tại em đang ở trong đội giao rau giúp dân và hỗ trợ các công việc khác tại phường Linh Xuân này. Công việc hàng ngày của em bắt đầu lúc 6h ở nơi nhận rau, sau đó giao rau cho người dân trên địa bàn với giá bình ổn trong thời gian thực hiện giãn cách”, Tài cho biết.
Công việc hàng ngày của Tài là đi giao rau bình ổn giá đến từng nhà dân, nhiều hẻm trọ cách ly, nhiều điểm nóng phong tỏa đã quen với màu áo xanh tình nguyện của chàng thanh niên luôn đẫm mồ hôi trong cái nắng miền Nam những ngày qua. |
Trong khi đó, chị gái Tài là Trần Thị Anh Tú từng có thời gian tham gia tham gia hoạt động tình nguyện tại thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó phường Linh Xuân (thành phố Thủ Đức) phong tỏa từ ngày 15/7, Tú được phân công về địa phương, vừa hỗ trợ người dân chống dịch, vừa để thực hiện nghiêm túc lệnh giãn cách.
Theo Tài chia sẻ, khi biết Tài cùng chị gái tham gia vào công tác tình nguyện trong giai đoạn dịch bệnh, gia đình em rất lo lắng. Nhưng nhờ kiên trì thuyết phục, bố mẹ Tài đã chấp nhận cho 2 chị em tham gia công tác phòng chống dịch trên địa bàn.
Năm thứ 2 tham gia vào hoạt động tình nguyện hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19, Lê Thị Ngọc Diễm - sinh viên trường Đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) dường như đã quá quen với việc lao vào từng điểm nóng. Không học chuyên ngành y khoa, nên Diễm chỉ có thể giúp các y, bác sĩ làm các nhiệm vụ đơn giản như đo huyết áp, lấy mẫu xét nghiệm và nhập dữ liệu người dân sau khi tiêm chủng.
Hàng ngày, em phải mặc trên người bộ đồ bảo hộ kín mít, có mặt ở điểm tiêm chủng thành phố Thủ Đức bắt đầu từ 7h30 sáng và kết thúc lúc 19h mỗi ngày. Ban đầu không quen, Diễm cảm thấy hơi khó khăn, nhưng rồi khi đã quen, em làm việc nhanh nhẹn, chuyên nghiệp khiến ai nhìn thấy cũng trầm trồ, khen ngợi.
Các bạn thanh niên tình nguyện đang giúp bác sĩ nhập dữ liệu y tế. |
“Mặc xong cởi đồ bảo hộ ra là người ướt như dính mưa vậy, ngày thường chắc em không chịu nổi những giữa tâm dịch nhìn bà con gồng mình từng ngày chống chọi với dịch bệnh và khó khăn càng hun đúc ý chí quyết tâm. Em vượt qua sự sợ hãi lây nhiễm, cái nóng nực mỏi mệt vả cảm thấy thật hạnh phúc vì có thể giúp ai đó, góp chút sức lực nhỏ bé để thành phố mau bình yên trở lại", Diễm tâm sự.
Theo Diễm, nhiều bạn bè em cũng tham gia giúp đỡ đội ngũ y tế y bác sĩ. Thấy các bạn lên đường làm nhiệm vụ chống dịch, em đứng ngồi không yên dù biết sẽ có nguy cơ cao và vất vả. Vừa hoàn thành hết công việc cá nhân, Diễm nhanh chóng liên lạc liền với chi đoàn cơ sở để sắp xếp nhận nhiệm vụ.
"Mẹ vui nhưng mà lo lắm"
Khối lượng công việc hàng ngày rất lớn, nhiều lúc tâm lý căng thẳng nhưng Diễm, Tài, cùng các tình nguyện viện khác đều dành thời gian động viên nhau và gia đình.
Tranh thủ thời gian rảnh, Diễm gọi điện thoại về cho mẹ. Nhìn đứa con qua màn hình điện thoại, cô Nguyễn Thị Hiền - mẹ Diễm không khỏi xót xa nhưng cũng quá đỗi tự hào. Với cô, hình ảnh cô con gái nhỏ xuất hiện trong bộ đồ bảo hộ, chăm chỉ hỗ trợ đội ngũ bác sĩ, điều phối, hướng dẫn người dân là hành động đẹp khiến cô tin tưởng vào quyết định của con gái mình.
“Nay mẹ thấy hình con trên fanpage phường mình đấy, mẹ vui nhưng mà lo lắm. Giờ thành phố ca nhiễm vẫn tăng cao mà con thì tiếp xúc nhiều người. Để mẹ tìm mua thêm khẩu trang chất lượng với vitamin cho con”, cô Hiền nhắn nhủ con gái.
Đáp lại mẹ, Diễm chỉ nhẹ nhàng: “Con mong ba mẹ hiểu cho con”.
Bất chấp việc phải mặc lên người những bộ trang phục nóng bức, các bạn trẻ sẵn sàng lao vào các điểm nóng của dịch bệnh. |
Cũng như cô Diễm, mẹ của chị em Tài là cô Trần Thị Kim Nhung dù không ngăn cản các con nhưng vẫn rất lo lắng.
Cô Nhung chia sẻ: “Tôi lo chứ, lo 2 đứa bị nhiễm bệnh, nhưng thanh niên không xông pha làm sao mà coi được, nên tôi vẫn chấp nhận. Tụi nó cũng thuyết phục tôi là sẽ cố gắng giữ gìn sức khỏe rồi, phường đã tiêm vắc xin đầy đủ cho rồi. Vợ chồng tôi cũng yên tâm phần nào”.
Có lẽ khi những đứa con thân yêu lần lượt vào từng điểm nóng, các bậc phụ huynh sẽ có nhiều đêm trăn trở, lo lắng. Thế nhưng họ cũng rất đỗi tự hào vì con mình đã có ý thức cộng đồng, biết giúp đỡ người khác. Giữa lúc cả nước đang quay cuồng vì dịch bệnh, những đứa trẻ được nuôi dưỡng bằng tình yêu thương, sẽ đem tình yêu đó đi lan tỏa.
Cuộc chiến dịch bệnh tại thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn cam go, lớp lớp các bạn trẻ người là sinh viên, người là nhân viên văn phòng hay công viên chức nhà nước đã tình nguyện đăng ký để được tham gia chống dịch. Ai cũng thích sống trong vùng an toàn khi thảm họa kéo đến nhưng có những con người đã bước ra khỏi vùng an toàn đó để không chỉ sống một đời cho riêng mình...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36