Thành công của nhiệm kỳ Hội đồng Bảo an thể hiện vị thế, uy tín và sự tín nhiệm cao của quốc tế đối với Việt Nam
Thay mặt các Bộ, ban, ngành hữu quan, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trình bày báo cáo tổng kết và khẳng định trong 2 năm qua HĐBA tiếp tục là cơ quan quan trọng hàng đầu, không thể thay thế của LHQ trong gìn giữ hòa bình, an ninh quốc tế; được các nước thành viên, kể cả các nước lớn, coi trọng và đầu tư nhiều nguồn lực tham gia, coi đây là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình.
Với thông điệp xuyên suốt là “Đối tác vì một nền hòa bình bền vững”, Việt Nam đã tham gia HĐBA với một tinh thần chủ động, tích cực, trách nhiệm, cân bằng, minh bạch, đề xuất nhiều sáng kiến, đóng góp thực chất vào công việc của HĐBA, để lại 5 dấu ấn lớn trong nhiệm kỳ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị. |
Đó là, góp phần thúc đẩy cách tiếp cận đa phương, kiên trì đề cao luật pháp quốc tế và các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ, thúc đẩy không khí đồng thuận, đối thoại, hợp tác, vì lợi ích của cộng đồng quốc tế. Tiêu biểu là trên cương vị Chủ tịch HĐBA tháng 1/2020, Việt Nam đã chủ trì Phiên thảo luận mở về tuân thủ Hiến chương LHQ với số lượng cao kỷ lục 111 diễn giả tham gia.
Thứ hai, Việt Nam đã thúc đẩy việc tìm kiếm giải pháp bền vững, toàn diện cho xung đột, hướng sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đến những hậu quả lâu dài của xung đột với cuộc sống của người dân và an ninh, trong đó có việc Thông qua Tuyên bố Chủ tịch HĐBA tháng 4/2021 về vấn đề giải quyết hậu quả bom mìn sót lại sau xung đột.
Thứ ba, Việt Nam đã thúc đẩy tinh thần nhân văn, nhân ái, hướng tới người dân, tăng cường bảo vệ thường dân trong xung đột, nhất là các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ và trẻ em, thúc đẩy thông qua Nghị quyết 2573 - Nghị quyết riêng đầu tiên của HĐBA về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với người dân trong xung đột.
Thứ tư, Việt Nam nỗ lực thúc đẩy hợp tác giữa LHQ, HĐBA với các tổ chức khu vực trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, cũng như vai trò trung tâm và sự hiện diện của ASEAN tại HĐBA.
Thứ năm, Việt Nam đã chủ động đề xuất các giải pháp toàn cầu về nhiều vấn đề về an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, an ninh biển, ứng phó với dịch bệnh, đồng thời có những đóng góp rất thiết thực khác như tăng cường cử lực lượng tới các Phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ, đề xuất sáng kiến về Ngày quốc tế phòng, chống dịch bệnh hàng năm (27/12), khởi xướng thành lập Nhóm Bạn bè của Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS) tại LHQ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi, chúc mừng các cán bộ, chiến sĩ tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình của LHQ đã hoàn thành nhiệm vụ (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cơ bản nhất trí với những đánh giá, đề xuất của các Bộ, Ban, ngành hữu quan, khẳng định việc Việt Nam lần thứ hai trở lại vị trí UVKTT HĐBA với số phiếu tín nhiệm gần như tuyệt đối (192/193 phiếu ủng hộ) đã thể hiện uy tín, vị thế của đất nước và sự tín nhiệm cao của quốc tế đối với chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, chủ động và tích cực đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam.
Thủ tướng nhấn mạnh đây là một trong những kết quả nổi bật của ngành đối ngoại thời gian qua, góp phần triển khai một cách hiệu quả, thực chất chủ trương, đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XII, XIII và tinh thần của Chỉ thị 25 ngày 28/8/2018 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.
Thủ tướng đánh giá Việt Nam đảm nhiệm vai trò UVKTT HĐBA trong bối cảnh môi trường quốc tế và khu vực có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường, cạnh tranh nước lớn ngày càng quyết liệt, các thách thức an ninh phi truyền thống trở nên gay gắt hơn, đặc biệt là tác động của đại dịch Covid-19.
Trong bối cảnh đó, quá trình tham gia của Việt Nam tại HĐBA đã đạt được 3 kết quả lớn. Thứ nhất là Việt Nam đã kiên trì lập trường nguyên tắc về thúc đẩy hòa bình, độc lập dân tộc, chống chiến tranh, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng có lợi giữa các nước, đề cao tuân thủ Hiến chương LHQ và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, tinh thần nhân đạo, lấy con người làm trung tâm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan khu trưng bày ảnh về các hoạt động của Việt Nam tham gia HĐBA LHQ. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Thứ hai, thông qua những đóng góp vào công việc chung, Việt Nam đã đạt được mục tiêu giữ nước từ sớm, từ xa của Đảng và Nhà nước, kiên định mục tiêu bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia - dân tộc, phục vụ phát triển, nâng cao vị thế đất nước, thúc đẩy xử lý các vấn đề an ninh phi truyền thống liên quan trực tiếp đến Việt Nam như biến đổi khí hậu, an ninh biển.
Thứ ba, những tham gia, đóng góp xây dựng, có trách nhiệm đó đã làm gia tăng rõ rệt uy tín và vị thế đất nước, thể hiện sinh động hình ảnh Việt Nam đổi mới, hội nhập quốc tế toàn diện, yêu chuộng hòa bình, tích cực và trách nhiệm, có năng lực, bản lĩnh và bản sắc đối ngoại.
Từ những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ UVKTT HĐBA, Thủ tướng đã đúc rút ra 6 bài học lớn. Trước hết là bài học kiên định đường lối đối ngoại đúng đắn, độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế của Đảng, Nhà nước và phát huy uy tín, vị thế ngày càng cao của đất nước, quan hệ rộng mở, tốt đẹp với tất cả các nước trên thế giới.
Thứ hai là phát huy sức mạnh đoàn kết, ý chí thống nhất của toàn dân tộc, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tín nhiệm, hỗ trợ của các nước và bạn bè quốc tế.
Thứ ba là việc chuẩn bị sớm, công phu, bài bản về cả nội dung và lực lượng, vận dụng các kinh nghiệm và bài học thành công của nhiệm kỳ đầu 2008 - 2009 đồng thời sáng tạo, đổi mới trong cách làm, mạnh dạn đề xuất ý tưởng.
Thứ tư là bài học về vận dụng phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, bảo đảm lợi ích riêng và hài hòa với lợi ích chung.
Thứ năm, thành công của nhiệm kỳ HĐBA khẳng định tầm quan trọng của ngoại giao đa phương trong đường lối đối ngoại của Việt Nam, phản ánh bước kết hợp nhuần nhuyễn giữa đối ngoại đa phương với đối ngoại song phương, tranh thủ hiệu quả các trọng trách đa phương để làm sâu sắc quan hệ song phương, tạo dựng sức mạnh tổng hợp của đất nước.
Thứ sáu, trong giao tiếp, quan hệ với các nước, cần thể hiện tinh thần “tình cảm, chân thành, tin cậy, bình đẳng, tôn trọng, hiệu quả và cùng phát triển”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với đại diện cán bộ, chiến sĩ Việt Nam tham gia Phái bộ gìn giữ hòa bình của LHQ (Ảnh: VGP) |
Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhiệt liệt biểu dương Tổ công tác liên ngành về việc Việt Nam tham gia UVKTT HĐBA LHQ, Phái đoàn Việt Nam tại LHQ và các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài đã đóng góp quan trọng cho thành công chung, đồng thời đề nghị từ những kết quả đạt được, các Bộ, ngành tiếp tục đẩy mạnh triển khai chủ trương về đối ngoại đa phương được đề ra tại Đại hội Đảng XIII và Chỉ thị 25 của Ban Bí thư, với những định hướng cụ thể:
Thứ nhất, các hoạt động đối ngoại đa phương cần được triển khai toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, xã hội, môi trường, giáo dục -đào tạo, khoa học, công nghệ… nhất là thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Thứ hai, cần tiếp tục vươn lên đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt hòa giải, tham gia định hình luật chơi tại các diễn đàn đa phương phù hợp với điều kiện cho phép, trong đó có khả năng tái ứng cử làm UVKTT HĐBA trong vòng 10-15 năm tới, đăng cai các hội nghị quan trọng trong khuôn khổ các cơ chế đa phương quan trọng nhất là LHQ, APEC, ASEM, ASEAN, các cơ chế tiểu vùng Mê Công…
Thứ ba, cần tranh thủ hiệu quả vị thế, uy tín đất nước để tiếp tục thúc đẩy và làm sâu sắc quan hệ song phương với các nước, các tổ chức quốc, tạo cơ sở bền vững tranh thủ nguồn lực quốc tế góp phần thực hiện khát vọng phát triển đất nước, trước mắt ưu tiên cho tiếp cận, triển khai vắc-xin, tư vấn chính sách và hỗ trợ phục hồi sau đại dịch, triển khai ngoại giao khí hậu, ngoại giao y tế, ngoại giao năng lượng, ngoại giao số.
Thứ tư, cần tiếp tục đẩy mạnh thông tin, trao đổi nhằm đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của đối ngoại đa phương, tiếp tục xây dựng cách tiếp cận đa ngành và liên ngành.
Thứ năm, cần chú trọng công tác xây dựng Đảng, đào tạo, chuẩn bị cán bộ chuyên nghiệp, đạt tầm quốc tế để tham gia các công việc đối ngoại.
Thứ sáu là cần kiên trì, kiên định, kiên quyết, kiên nhẫn, giữ vững bản lĩnh với những vấn đề có tính chất nguyên tắc, nhất là lợi ích quốc gia dân tộc, hài hòa với lợi ích của các quốc gia, dân tộc, khu vực và thế giới, vì mục tiêu bảo vệ hòa bình, hợp tác phát triển.
Nhân dịp năm mới 2022, Thủ tướng Chính phủ bày tỏ mong muốn đội ngũ cán bộ đối ngoại tiếp tục phát huy những kết quả đạt được vừa qua, xây dựng trường phái đối ngoại “cây tre Việt Nam” đậm đà bản sắc dân tộc, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời bày tỏ tin tưởng công tác đối ngoại sẽ tiếp tục đóng vai trò tiên phong trong việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện tầm nhìn và khát vọng phát triển mới của đất nước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Philippines: Bão Trami gây mưa lớn, ngập lụt, hàng ngàn người bị ảnh hưởng
Quốc tế 23/10/2024 15:58
Việt Nam - EU mở rộng cơ hội hợp tác thông qua Erasmus+ Day 2024
Quốc tế 22/10/2024 22:28
Ngoại trưởng Israel thông báo với các nước về cái chết của thủ lĩnh Hamas
Quốc tế 18/10/2024 07:41
Nổ xe bồn chở nhiên liệu ở Nigeria khiến gần trăm người thiệt mạng
Quốc tế 17/10/2024 06:26
Siêu bão Milton "trăm năm có một" khiến hàng triệu dân bang Florida được khuyến cáo sơ tán
Quốc tế 09/10/2024 19:18
Thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi khi giá dầu giảm
Quốc tế 09/10/2024 08:46
Toàn cảnh Iran phóng tên lửa tấn công Israel và phản ứng của các bên liên quan
Quốc tế 02/10/2024 11:11
Ông Shigeru Ishiba trở thành Thủ tướng thứ 102 của Nhật Bản
Quốc tế 01/10/2024 17:11
Nhật Bản: Ông Shigeru Ishiba trở thành tân Chủ tịch LDP
Quốc tế 27/09/2024 17:07
Đức: SPD giành lợi thế trong cuộc bầu cử tại bang Brandenburg
Quốc tế 23/09/2024 10:46