Dấu ấn của Việt Nam trong nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc 2020-2021
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, trong nhiệm kỳ Việt Nam đảm nhiệm Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, thế giới và khu vực trải qua nhiều biến động phức tạp, khó lường, nhất là sự bùng phát của đại dịch Covid-19. Trước bối cảnh đó, quán triệt, triển khai mạnh mẽ và hiệu quả chủ trương nâng tầm đối ngoại đa phương, Việt Nam đã nỗ lực với quyết tâm cao, chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách để có một nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ rất thành công, với nhiều dấu ấn quan trọng.
Thứ nhất, quá trình tham gia HĐBA, đặc biệt là sự tham gia trực tiếp của Lãnh đạo Cấp cao Đảng và Nhà nước, Lãnh đạo Bộ Ngoại giao đã chuyển tải thông điệp mạnh mẽ về một đất nước Việt Nam đổi mới, chuyển mình, từ một nước nhận hỗ trợ trở thành một đối tác quan trọng, đóng góp tích cực tại LHQ và trong công việc chung của cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã tham gia cơ chế đa phương có tầm quan trọng hàng đầu này với tâm thế mới, có năng lực, bản lĩnh và bản sắc riêng, có tầm nhìn chiến lược về thế giới và khu vực, có đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. (Ảnh: BNG) |
Thứ hai, Việt Nam đã tham gia đóng góp thực chất, thiết thực vào công việc chung của HĐBA, thể hiện qua việc đã tham gia bàn thảo, tìm giải pháp cho tất cả các vấn đề trong chương trình nghị sự HĐBA ở tất cả các khu vực, từ các xung đột ở châu Phi tới khủng hoảng nhân đạo ở Trung Đông, cũng như các vấn đề chủ đề quan trọng như chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, bảo vệ thường dân trong xung đột vũ trang, an ninh biển, biến đổi khí hậu, hay ứng phó với đại dịch Covid-19....
Xuyên suốt trong quá trình đó là hình ảnh Việt Nam với tinh thần độc lập, tự chủ, tích cực, trách nhiệm, kiên trì lập trường nhất quán tuân thủ Hiến chương LHQ và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, nhất là tôn trọng độc lập, chủ quyền, nguyên tắc không can thiệp công việc nội bộ, giải quyết hòa bình tranh chấp…, đồng thời có cách thức giải quyết có lý, có tình, đầy tinh thần trách nhiệm và giàu tính nhân văn, linh hoạt, cân bằng trong ứng xử, luôn nỗ lực tìm kiếm và tạo dựng đồng thuận, tạo không khí thuận lợi cho trao đổi tại HĐBA.
Thứ ba, Việt Nam đã tạo dấu ấn với cách tiếp cận tổng thể đối với các vấn đề hòa bình và an ninh quốc tế, cũng như tinh thần nhân văn, hướng tới người dân, xuất phát từ chính những kinh nghiệm của Việt Nam đã từng trải qua nhiều năm chiến tranh, xung đột. Điều đó được thể hiện qua những sự kiện và văn kiện Việt Nam đề xuất với những chủ đề rất có ý nghĩa, xuất phát từ lợi ích của Việt Nam nhưng cũng rất phù hợp với quan tâm và lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.
Đó là về vai trò các tổ chức khu vực trong phòng ngừa xung đột và xây dựng lòng tin, về thúc đẩy tuân thủ Hiến chương LHQ trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, về khắc phục hậu quả bom mìn hay về bảo vệ thường dân trong xung đột vũ trang. Những đề xuất của Việt Nam nhận được sự hưởng ứng rất lớn của các nước thành viên LHQ.
Đơn cử như phiên thảo luận mở về Hiến chương LHQ tổ chức vào tháng 1/2020 nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ có sự tham dự và phát biểu của 110 đại diện các nước, các tổ chức, một con số kỷ lục đối với một cuộc họp của HĐBA. Hay Nghị quyết do Việt Nam đề xuất về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với người dân là một trong số hiếm hoi (chỉ khoảng 1%) các Nghị quyết được tất cả 15 nước thành viên HĐBA đồng bảo trợ.
Có thể nói, cùng với các hoạt động đối ngoại quan trọng khác, việc đảm nhận trọng trách Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ đã góp phần củng cố cục diện đối ngoại ổn định, thuận lợi cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với nhiều đối tác quan trọng, nhất là các nước ủy viên HĐBA LHQ. Việt Nam cũng khẳng định vị thế và uy tín của mình với tư cách là bạn bè thủy chung, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, nhận được sự đồng tình và ủng hộ của tất cả các nước trong HĐBA LHQ và bạn bè quốc tế.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, những thành công và dấu ấn của Việt Nam tại HĐBA góp phần quan trọng khẳng định chủ trương nâng tầm đối ngoại đa phương của Đảng và Nhà nước ta là hoàn toàn đúng đắn, củng cố nền tảng để chúng ta tiếp tục đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chủ trương này trong giai đoạn mới. Qua thành công của nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HĐBA cùng với các thành tựu đối ngoại quan trọng khác, nhân dân ta ngày càng tin tưởng vững chắc vào đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước; cộng đồng quốc tế ngày càng tín nhiệm và kỳ vọng Việt Nam tiếp tục đóng góp quan trọng hơn vào giải quyết các vấn đề toàn cầu và khu vực.
Cạnh đó, các cơ quan, lực lượng đối ngoại, trong đó có đội ngũ cán bộ đối ngoại đa phương, ngày càng trưởng thành, vững vàng hơn về bản lĩnh, phẩm chất, kinh nghiệm, trình độ và năng lực để hướng tới xây dựng đội ngũ cán bộ đối ngoại nói chung và ngoại giao nói riêng toàn diện, hiện đại.
Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, thành công của nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ vừa qua là sự tổng hòa của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Trước hết, đó là nhờ chúng ta kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ; phát huy hiệu quả thế và lực mới của đất nước ta sau 35 năm đổi mới; kinh nghiệm tích lũy từ nhiệm kỳ HĐBA LHQ 2008-2009 và tham gia các diễn đàn đa phương quan trọng khác; sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng và tích cực tham gia của các bộ, ngành trong Tổ công tác liên ngành về HĐBA LHQ và các tổ chức trong hệ thống chính trị; sự ủng hộ rộng rãi của quốc tế, nhất là các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống.
Ngoài ra, các cơ quan đối ngoại, trong đó ngành Ngoại giao đóng vai trò nòng cốt, đã chủ động, tích cực theo dõi sát tình hình, tham mưu, chuẩn bị kỹ lưỡng từng quyết sách, kế hoạch, lộ trình và bước đi cụ thể, nhất là trong việc đề xuất các sáng kiến, giải pháp xử lý các vấn đề quốc tế phức tạp trong HĐBA LHQ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công
Tin mới 05/11/2024 08:00
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50