Thận trọng, đánh giá kỹ lưỡng phương án tính thuế tiêu thụ đặc biệt

Mọi sự điều chỉnh chính sách (đặc biệt là việc thay đổi phương pháp tính thuế) cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá tác động một cách chi tiết, khoa học và rõ ràng đến các bên liên quan...
Cách tính thuế trước bạ mới nhất để biết giá lăn bánh của xe ôtô Các khoản thu nhập không tính thuế thu nhập cá nhân Ngăn chặn các hành vi làm xói mòn cơ sở tính thuế

Cách tính thuế nào phù hợp cho Việt Nam?

Chính phủ đang trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Đây là dự án luật rất quan trọng với mục tiêu là nhằm điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng khi số liệu thống kê cho thấy những năm qua, tình hình sử dụng thuốc lá, rượu bia ở Việt Nam vẫn ở mức cao và có xu hướng gia tăng.

Theo thông lệ quốc tế, thuế tiêu thụ đặc biệt có thể được tính bằng 3 phương pháp.

Phương pháp 1: Tính thuế theo tỷ lệ phần trăm với căn cứ là giá của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và một mức thuế suất nhất định.

Mức thuế suất này khác nhau cho các mặt hàng hóa, dịch vụ. Phương pháp này còn được gọi là tính thuế tương đối (Ad valorem tax).

Phương pháp 2: Tính mức thuế tuyệt đối trên một lượng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.

Mức thuế tuyệt đối này cũng khác nhau cho từng nhóm dịch vụ, hàng hóa. Phương pháp này còn gọi là tính thuế tuyệt đối (Specifix tax).

Phương pháp 3: Kết hợp cả cách tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và mức thuế tuyệt đối, gọi là phương pháp hỗn hợp (Hybrid tax).

Với nhiều phương pháp đối với thuế tiêu thụ đặc biệt và không có một cách tính thuế nào là hoàn hảo để áp dụng chung cho các quốc gia khác nhau, hẳn nhiên sẽ có những tiêu chí hoặc yếu tố nhất định để nhà làm chính sách cân nhắc lựa chọn phương pháp tính thuế cho phù hợp.

Qua khảo cứu kinh nghiệm quốc tế, có thể thấy phương pháp tính thuế tương đối được đánh giá là khá đơn giản trong quản quản lý, giám sát thuế; thông thường được sử dụng cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ có nhiều phân khúc khách hàng khác nhau, có sự phân hóa về giá cao (mức chênh lệch giá giữa các phân khúc khá lớn).

Phương pháp này tính trên giá bán nên giá bán sản phẩm, doanh thu thuế hàm chứa cả biến động về giá cả trong nền kinh tế. Do đó, cân đối ngân sách cũng đảm bảo hơn trong các thời kỳ đối với nguồn thu này.

Thận trọng, đánh giá kỹ lưỡng phương án tính thuế tiêu thụ đặc biệt
Ngành bia sẽ tác động mạnh khi thay đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt.

Ngược lại, phương pháp tính thuế tuyệt đối thường áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ với sự khác biệt về giá giữa các nhà cung cấp không quá lớn.

Phương pháp này không phụ thuộc vào giá bán mà dựa vào đơn vị tiêu thụ và cho phép Chính phủ dự đoán tốt hơn doanh thu từ thuế.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp tính thuế tuyệt đối là không bắt kịp được sự biến động của giá cả trong nền kinh tế.

Do đó nó thường được áp dụng tại các quốc gia có mức độ lạm phát thấp, ít biến động hoặc với biên độ hẹp.

Đối với phương pháp tính thuế hỗn hợp (cả tương đối và tuyệt đối), chính sách này có khá nhiều ưu điểm khi phối kết hợp 2 cách tính lại với nhau nhưng điểm quan trọng là chính sách thuế lúc này khá phức tạp, tạo ra nhiều gánh nặng quản lý hơn; tác động phức tạp hơn cả phía cung và cầu tiêu dùng.

Do đó, khi triển khai phương pháp này, cần đánh giá thật kỹ lưỡng.

Khi phân tích, đánh giá không kỹ, chính sách thuế đưa ra hoàn toàn có thể mang lại các phản ứng phụ tiêu cực, không mong muốn như việc người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm thay thế rẻ hơn, ít hoặc không bị đánh thuế (thậm chí là hàng lậu, trốn thuế và chất lượng thấp) khiến mục tiêu của Chính phủ trong việc tăng nguồn thu và khuyến khích những cộng đồng mạnh khỏe không đạt được.

Thận trọng, kỹ lưỡng khi điều chỉnh chính sách

Kinh nghiệm cải cách hệ thống thuế trên thế giới cũng chỉ ra rằng, Chính phủ cần phải rất thận trọng trong quá trình xây dựng, ban hành chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt; tuyệt đối không được vội vàng thay đổi đột ngột.

Thận trọng, đánh giá kỹ lưỡng phương án tính thuế tiêu thụ đặc biệt
Nếu áp thuế tuyệt đối với sản phẩm bia, thì những thương hiệu bình dân sẽ chịu thiệt thòi.

Chính sách đưa ra phải đảm bảo công bằng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện hữu. Mọi sự thay đổi cần được đánh giá tác động kỹ càng, chi tiết một cách khoa học, trong đó, việc nghiên cứu kỹ độ co giãn của cầu là hết sức cấp thiết.

Việc không nghiên cứu kỹ độ co giãn của cầu có thể làm chệch mục tiêu của chính sách (giảm tỷ lệ tiêu dùng và tăng thu) vì tăng thuế quá mức có thể dẫn đến giảm doanh thu (kéo theo giảm thu ngân sách) và người tiêu dùng tìm kiếm các giải pháp thay thế (ví dụ như mua bán từ kênh buôn lậu, không chính ngạch).

Quan trọng hơn, lộ trình cải cách cần được công bố, quy định trước để các doanh nghiệp điều chỉnh, thích ứng với chính sách mới.

Để các doanh nghiệp có đủ thời gian, tránh bị động, Nhà nước cần nghiên cứu, xây dựng và công bố công khai, rõ ràng lộ trình cải cách chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn để các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, dịch vụ có thể xây dựng định hướng đầu tư, sản xuất kinh doanh phù hợp.

Việc làm này cũng sẽ giúp các bên liên quan (Chính phủ, doanh nghiệp cung ứng, người tiêu dùng và người nông dân/nhà cung cấp nguyên liệu) đỡ bị tác động tiêu cực, đột ngột.

Trong ngắn và trung hạn (3 năm), Nhà nước nên giữ nguyên phương pháp tính thuế hiện tại và thực hiện điều chỉnh tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt để đạt được mục tiêu tăng giá bán rượu bia thêm ít nhất 10% như khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Sau thời gian này, khi thị trường ngành bia Việt Nam phát triển và đạt được các điều kiện phù hợp thì Nhà nước có thể tiến hành chuyển sang áp dụng tính thuế hỗn hợp với cơ cấu hợp lý (ban đầu áp dụng mức thấp và điều chỉnh tăng dần) hoặc xây dựng lộ trình chuyển hẳn sang tính thuế tuyệt đối đa bậc và có lộ trình thu hẹp dần các bậc thuế cho các phân khúc khác nhau.

Các ý kiến đều cho rằng, mọi sự điều chỉnh chính sách (đặc biệt là việc thay đổi phương pháp tính thuế) cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá tác động một cách chi tiết, khoa học và rõ ràng đến các bên liên quan; khi chưa làm được điều đó, hãy khoan bàn đến việc điều chỉnh phương pháp tính thuế.

Theo Khánh My/Tuoitrethudo

https://tuoitrethudo.com.vn/than-trong-danh-gia-ky-luong-phuong-an-tinh-thue-tieu-thu-dac-biet-238531.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Năm 2024, mặc dù thị trường thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức, song công tác xúc tiến thương mại đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho cộng đồng doanh nghiệp cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong đó, với việc chương trình xúc tiến thương mại liên tục được tổ chức, được xem là “đòn bẩy” giúp các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của Hà Nội vươn ra thị trường thế giới.
Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 3.324 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ.
Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (12/7), thị trường quốc tế tiếp tục tăng mạnh, vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce.
6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 28,6 tỷ USD

6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 28,6 tỷ USD

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố Hà Nội ước đạt 8,9 tỷ USD, tăng 11%; trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 19,7 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Thủ đô đạt 28,6 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Nội: Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ 2023

Hà Nội: Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ 2023

(LĐTĐ) Nhờ có nhiều giải pháp tích cực nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nên bước sang quý II/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều tín hiệu tích cực khi các đơn hàng tiếp tục tăng. Qua đó, đưa chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Sức bật từ phục hồi sản xuất - kinh doanh

Sức bật từ phục hồi sản xuất - kinh doanh

(LĐTĐ) Báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global công bố đầu tháng 7/2024 ghi nhận ngành sản xuất của Việt Nam gia tăng mạnh vào cuối quý II và có bốn tháng duy trì ngưỡng hơn 50 điểm.
Giá vàng nhẫn tăng liên tục

Giá vàng nhẫn tăng liên tục

(LĐTĐ) Giá vàng ngày (7/7), thị trường quốc tế đánh dấu một tuần tăng vọt áp sát mốc 2.400 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng có một tuần tăng liên tục.
Tăng lương cơ sở, công tác điều hành giá được thực hiện như thế nào?

Tăng lương cơ sở, công tác điều hành giá được thực hiện như thế nào?

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7, lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng. Để việc tăng lương là thực chất, công tác điều hành giá đã được Bộ Tài chính giám sát, thực hiện chặt chẽ giữ ổn định thị trường.
Giá vàng nhẫn tiếp đà tăng

Giá vàng nhẫn tiếp đà tăng

(LĐTĐ) Sáng 4/7, giá vàng nhẫn tròn trơn tăng 150.000 đồng/lượng so với hôm qua, lên mức 76,26 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng SJC “đứng im” ở mức 76,98 triệu đồng/lượng.
Xem thêm
Phiên bản di động