Thần tốc, đồng lòng, đẩy lùi dịch bệnh
Xử phạt hơn 3 tỷ đồng về vi phạm không đeo khẩu trang Không được để lây nhiễm chéo trong cơ sở cách ly tập trung Nâng cao ý thức phòng, chống dịch Covid-19 tại trung tâm thương mại và chợ dân sinh |
Xử lý nghiêm vi phạm
Theo Đại tá Võ Hồng Phương, Trưởng Công an quận Đống Đa, ngay sau khi Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành các văn bản yêu cầu người dân không tập trung đông người, đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch Covid-19, Công an quận đã yêu cầu Công an các phường tham mưu Uỷ ban nhân dân phường thành lập các tổ công tác thường xuyên tuần tra, tuyên truyền, nhắc nhở người dân chấp hành.
Cụ thể, lực lượng chức năng 21 phường thường xuyên cắm chốt tại công viên, vườn hoa, nơi tập trung đông người, khu dân cư... tuyên truyền, xử lý các trường hợp không đeo khẩu trang. Công việc này được duy trì bền bỉ ngay từ những ngày đầu khi xuất hiện đợt dịch thứ 4. Tính từ ngày 26/4 đến 11/5, Công an 21 phường của quận đã phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm tra, xử phạt 273 trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng, với số tiền 290 triệu đồng.
Công an phường Thành Công, quận Ba Đình, tuần tra tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 |
Còn tại quận Nam Từ Liêm, từ ngày 1/5 đến nay, các lực lượng chức năng của quận đã kiểm tra, xử phạt 69 trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch với số tiền 114 triệu đồng; phạt 231 đối tượng không đeo khẩu trang với số tiền 395 triệu đồng.
Tại huyện Đông Anh, nơi có ca bệnh đầu tiên của Hà Nội trong đợt này, huyện đã dừng hoạt động 117 hàng quán vỉa hè, giải tỏa 13 quán nước vỉa hè vi phạm. Các đơn vị chức năng đã xử phạt 45 trường hợp không đeo khẩu trang với số tiền 87 triệu đồng, vận động người dân dừng, hoãn 50 đám cưới, thu gọn quy mô 41 đám cưới.
Tại quận Hai Bà Trưng, ngày 11/5, qua kiểm tra, Công an quận Hai Bà Trưng đã phát hiện 2 cơ sở kinh doanh game online mở cửa phục vụ khách, bất chấp các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội. Cụ thể, khoảng 18h30 ngày 10/5, Công an quận Hai Bà Trưng phối hợp với Ủy ban nhân dân phường và Công an phường Đồng Tâm kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh game online tại ngõ 72 Trần Đại Nghĩa.
Tại thời điểm kiểm tra, trong quán có 1 nhân viên và 12 khách đang chơi game. Lực lượng chức năng đã lập biên bản và ra quyết định xử phạt 15 triệu đồng đối với chủ cửa hàng về hành vi “không thực hiện quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ để phòng, chống dịch Covid-19”.
Tối cùng ngày, Công an phường Vĩnh Tuy phát hiện cơ sở kinh doanh game online tại số 59 ngõ 124 Vĩnh Tuy mở cửa đón khách. Lực lượng chức năng đã lập biên bản và ra quyết định xử phạt 15 triệu đồng đối với chủ cửa hàng.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, từ các chỉ đạo của Bộ Công an, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội để phòng, chống dịch bệnh, Công an thành phố Hà Nội đã yêu cầu 100% cán bộ, chiến sĩ, lao động hợp đồng trong thời gian này không ra khỏi địa bàn, đảm bảo quân số sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ về phòng, chống dịch khi có yêu cầu.
Bên cạnh đó, Công an Thành phố chỉ đạo lực lượng Công an các quận, huyện, thị xã tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
Mỗi người dân là một “pháo đài” chống dịch
Cùng với sự vào cuộc quyết liệt từ phía lực lượng chức năng, theo ghi nhận, đến nay nhiều nhà hàng, quán ăn trên địa bàn thành phố đã xác định nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, ưu tiên hàng đầu. Các địa phương đã quán triệt sâu sắc quan điểm “chống dịch như chống giặc”, tăng cường kiểm tra, xử phạt nghiêm các tổ chức, cá nhân không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn theo quy định.
Kiểm tra công tác phòng chống dịch tại điểm niêm yết danh sách người ứng cử. |
Trên tuyến phố ẩm thực Tống Duy Tân, nhiều nhà hàng, quán ăn đã dán thông báo đóng cửa quán, tạm dừng hoạt động. Thậm chí có nhà hàng còn thông báo do tình hình dịch bệnh bùng phát trở lại nên xin phép được tạm nghỉ để phòng, chống dịch để cùng cả nước chung tay, góp sức, đồng lòng trong công tác phòng chống dịch bệnh. Cuối thông báo, nhà hàng cho biết sẽ tiếp tục hoạt động trở lại vào ngày gần nhất và kính chúc toàn thể quý khách hàng luôn mạnh khoẻ và cùng nhau vượt qua mùa dịch này.
Theo ghi nhận, tại một số tuyến đường, phố đều vắng vẻ, người tham gia giao thông nghiêm túc chấp hành việc đeo khẩu trang, không thấy hàng quán kinh doanh trên vỉa hè. Tại các khu vực công cộng như hồ Hoàn Kiếm, Nhà thờ lớn Hà Nội, các vườn hoa, công viên... người dân đều ý thức sự nguy hiểm của dịch bệnh nên đeo khẩu trang thường xuyên. Người dân cũng hạn chế đi lại, tập trung đông người.
Đặc biệt, cùng với việc nhanh chóng khoanh vùng, truy vết các trường hợp F1, F2..., qua tuyên truyền, nhiều địa phương đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, trong đó có việc hoãn các đám cưới, thu gọn các thủ tục trong đám hiếu…
“Ngày tổ chức đám cưới cho con đã được hai gia đình thống nhất từ nhiều tháng trước, giấy mời và cỗ bàn đã đặt, nhưng trước diễn biến khó lường của dịch Covid-19, tối 29/4, gia đình tôi đã thông báo tới người thân, bạn bè để hoãn đám cưới…” - ông Nguyễn Văn Nguyên, thôn Chợ, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh cho hay.
Theo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Cổ Loa Nguyễn Kim Nhật, xác định phòng, chống dịch Covid-19 là nhiệm vụ hàng đầu trong thời điểm hiện tại, người dân trên địa bàn xã Cổ Loa đã hoãn 5 đám cưới, thu gọn các thủ tục 3 đám hiếu.
Lãnh đạo xã tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các gia đình có đám hiếu về công tác phòng, chống dịch; cử đoàn viên thanh niên, hội viên hội phụ nữ hỗ trợ các gia đình, nhắc nhở người đến viếng giữ khoảng cách, lập danh sách và tổ chức khử khuẩn, đo thân nhiệt cho 100% người đến các đám hiếu…
Không riêng xã Cổ Loa, việc dừng, hoãn đám cưới, giảm thiểu thủ tục tại đám hiếu đã được các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đông Anh triển khai thực hiện. Theo thống kê, tại xã Kim Chung, từ ngày 29/4 đến nay, trên địa bàn xã có 2 đám hiếu, 1 đám cưới chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Có gia đình đã hoãn cưới con 2 lần song vẫn đồng ý tiếp tục hoãn việc cưới để bảo đảm an toàn cho cộng đồng. Việc giảm thiểu các thủ tục trong đám hiếu rất khó khăn bởi liên quan đến tâm linh, phong tục…
Tuy nhiên, sau khi chính quyền tuyên truyền, vận động, gia đình đã thực hiện để công tác phòng, chống dịch Covid-19 đạt hiệu quả cao nhất. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh Nguyễn Thị Tám thông tin, công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ cộng đồng, mỗi hộ dân ở Đông Anh thực sự là một “pháo đài” chống dịch. Những ngày vừa qua, người dân Đông Anh đã thực hiện hoãn, hủy 50 đám cưới; thu gọn, giảm quy mô 41 đám cưới; 4 đám hiếu đã giảm thiểu các thủ tục và thực hiện hỏa táng...
Trong thời gian tới, để công tác phòng, chống dịch Covid-19 đạt hiệu quả cao nhất, Đông Anh tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, cập nhật tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn; vận động các hộ dân dừng, hoãn toàn bộ các hoạt động tập trung đông người, các đám cỗ, cưới hỏi; thực hiện nghiêm thông điệp “5K”; cài đặt các ứng dụng khai báo y tế... Đồng thời, tiếp tục tổ chức tuyên truyền lưu động để nâng cao ý thức phòng dịch trong cộng đồng./.
Để chủ động ngăn chặn, kiểm soát tình hình, khống chế lây lan của dịch bệnh, Chủ tịch UBND Thành phố đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 11/5/2021, yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, các xã, phường, thị trấn và nhân dân Thủ đô tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 5/5/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và thực hiện một số nội dung sau: 1. Mục tiêu cao nhất vì sức khỏe, tính mạng và sự bình yên của Nhân dân, tập trung ưu tiên phòng, chống dịch Covid-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, chủ động tấn công, thực hiện “quyết liệt hơn nữa”, “thần tốc hơn nữa” công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Người đứng đầu các quận, huyện, thị xã, các xã phường thị trấn, các đơn vị phải là những “tư lệnh” trên mặt trận chống dịch. Phát huy tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: phải tỉnh táo, linh hoạt, sáng tạo trong điều hành, xử lý tình huống dựa trên thực tiễn, không để một người chủ quan, cả xã hội phải vất vả. Thực hiện giãn cách, phong tỏa khi cần thiết theo hướng dẫn của ngành y tế, không cực đoan, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội; người đứng đầu các cấp phải vào cuộc với tinh thần cao nhất, mỗi quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn là một pháo đài, mỗi người dân là 1 chiến sĩ, là 1 thành viên của pháo đài để thực hiện phòng chống dịch. Tiếp tục thực hiện tốt phương châm: Phát hiện kịp thời, thần tốc truy vết, tăng cường xét nghiệm, khoanh vùng dập dịch triệt để, thực hiện tốt thông điệp 5K, huy động cả hệ thống chính trị, nhân dân cùng vào cuộc, chung tay phòng chống dịch trên tinh thần 4 tại chỗ và thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo để chỉ đạo kịp thời; làm chủ trong công tác phòng, chống dịch trong thời gian sớm nhất; tuyệt đối không để sót, không bỏ lọt F1, F2 và các ca nghi ngờ. 2. Dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung đông người không cần thiết, trường hợp thực sự cấp thiết do cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và chỉ được bố trí tối đa 50% chỗ ngồi trong hội trường, phòng họp, đảm bảo thực hiện giãn cách tối thiểu 2m và các biện pháp: Đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, khử khuẩn. Không tụ tập quá 10 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và các địa điểm phục vụ công tác bầu cử; thực hiện nghiêm thông điệp 5K và các biện pháp phòng chống dịch. Người đứng đầu các cấp, các đơn vị, cơ sở chịu trách nhiệm trước Thành phố nếu để xảy ra vi phạm. 3. Các cửa hàng ăn, uống trong nhà phải đảm bảo giãn cách chỗ ngồi tối thiểu 2m. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống xung quanh các bệnh viện chỉ được bán hàng mang về. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan
Xã hội 03/11/2024 22:29
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46