Thái Nguyên: Kinh tế tăng trưởng khá, chuyển đổi số đạt được nhiều kết quả

(LĐTĐ) Mặc dù gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, song năm 2021 Thái Nguyên vẫn đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế- xã hội.
Thái Nguyên ban hành cơ chế hỗ trợ để nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh Tỉnh Thái Nguyên đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất

Theo UBND tỉnh Thái Nguyên, năm 2021, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2021 ước tính tăng 6,51% so với năm 2020, cao hơn trung bình cả nước 2,58%.

Thái Nguyên: Kinh tế tăng trưởng khá, chuyển đổi số đạt được nhiều kết quả
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT).

Cơ cấu kinh tế năm 2021 chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; giảm tỷ trọng nông lâm thủy sản. Cơ cấu kinh tế khu vực công nghiệp xây dựng chiếm 58,7%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 10,8%; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 30,5%. GRDP bình quân đầu người ước đạt 95,1 triệu đồng (tương đương 4.121,8 USD/người/năm), bằng 97% kế hoạch, tăng 6,4 triệu đồng/người so với năm 2020; cao hơn bình quân chung cả nước.

Thu ngân sách năm 2021 đạt khoảng 18.000 tỷ đồng, bằng 147% dự toán Bộ Tài chính giao, bằng 115% dự toán HĐND tỉnh giao. Trong đó, thu nội địa đạt 15.310 tỷ đồng, bằng 161% dự toán Bộ Tài chính giao, bằng 122% dự toán HĐND tỉnh giao. Tính đến 25/12/2021, toàn tỉnh cấp mới đăng ký kinh doanh cho 866 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký trên 11.259 tỷ đồng, trong đó có 10 doanh nghiệp FDI với tổng số vốn đăng ký 418,2 tỷ đồng; đăng ký thành lập mới cho 426 đơn vị trực thuộc; tiến hành thông báo và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc là 2.177 lượt hồ sơ doanh nghiệp…

Về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), đến hết ngày 25/12/2021, toàn tỉnh cấp mới và điều chỉnh tăng vốn cho 31 dự án (15 dự án cấp mới, 16 dự án điều chỉnh tăng vốn) với tổng số vốn đăng ký là 230,53 triệu USD, 1 dự án đang đề xuất đầu tư với số vốn tăng thêm là 920 triệu USD. Trên địa bàn tỉnh hiện có 170 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký và đề xuất đầu tư đăng ký đạt trên 9,67 tỷ USD.

Thái Nguyên: Kinh tế tăng trưởng khá, chuyển đổi số đạt được nhiều kết quả
Thái Nguyên là một trong những địa phương cử đội ngũ y, bác sĩ đến Bắc Giang và các tỉnh, thành phía Nam hỗ trợ công tác phòng, chống dịch (Ảnh: Bà Nguyễn Thanh Hải, Bí thư tỉnh Thái Nguyên động viên các nhân viên y tế lên đường vào Nam chống dịch trong những tháng cao điểm năm 2021).

Về chính sách đặc thù của tỉnh Thái Nguyên, trong năm 2021, tỉnh đã hỗ trợ kinh phí cách ly, ăn, ở, xét nghiệm cho 2.202 người lao động và công dân của tỉnh Thái Nguyên đang sinh sống, làm việc tại tỉnh Bắc Giang trở về quê hương với tổng số tiền trên 4,5 tỷ đồng; hỗ trợ người Thái Nguyên đang sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội cho 11.680 người, số tiền hỗ trợ gần 23,4 tỷ đồng; tổ chức đón thành công 247 công dân Thái Nguyên từ các tỉnh, thành phố phía Nam đang gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 trở về quê hương, hỗ trợ toàn bộ chi phí vé máy bay và chi phí cách ly cho công dân; hỗ trợ 3.107 giáo viên mầm non, phổ thông và nhân viên làm nhiệm vụ nấu ăn thuộc diện thuê khoán với số tiền gần 6 tỷ đồng; hỗ trợ, bồi dưỡng cho người làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, mức bồi dưỡng là 150.000 đồng/người/ngày.

Cũng trong năm 2021, Thái Nguyên đã cử một lượng lớn đội ngũ y bác sĩ đến tỉnh Bắc Giang và các địa phương phía Nam hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Đặc biệt, trong năm 2021, Thái Nguyên là một trong những địa phương dẫn đầu về thực hiện chuyển đổi số để tiến tới mô hình: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

L.H

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nâng cao kiến thức pháp luật cho người lao động ngành GTVT Hà Nội

Nâng cao kiến thức pháp luật cho người lao động ngành GTVT Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 31/5, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề “Chế độ chính sách mới về bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động”. Chương trình có sự tham gia của gần 300 đoàn viên, người lao động ngành Giao thông vận tải Hà Nội.
Triển khai tiêm chủng mở rộng 10 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em, phụ nữ

Triển khai tiêm chủng mở rộng 10 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em, phụ nữ

(LĐTĐ) Trả lời trước Quốc hội chiều 31/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế được giao nguồn dự toán từ ngân sách trung ương, thực hiện mua sắm để cung ứng vắc xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng, đảm bảo cho 2 năm 2021, 2022.
Tổ chức thành công Đại hội Công đoàn huyện Mê Linh lần thứ XI

Tổ chức thành công Đại hội Công đoàn huyện Mê Linh lần thứ XI

(LĐTĐ) Sáng ngày 31/5, Đại hội Công đoàn huyện Mê Linh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 long trọng được tổ chức với sự tham dự của 185 đại biểu chính thức đại diện cho ý chí, nguyện vọng của hơn 7.000 đoàn viên Công đoàn huyện.
Nhiều hoạt động đặc sắc trong Lễ hội kỷ niệm 595 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang

Nhiều hoạt động đặc sắc trong Lễ hội kỷ niệm 595 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang

(LĐTĐ) Lễ hội kỷ niệm 595 năm ngày Vua Lê Thái Tổ đăng quang (1428 - 2023) do Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm tổ chức sẽ diễn ra vào tối 2/6 (tức ngày 15/4 năm Quý Mão) tại khu vực Tượng đài Vua Lê Thái Tổ (16 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm), để tưởng nhớ, tri ân người Anh hùng dân tộc.
Vải - nhãn: Sản phẩm chủ lực tạo nên thương hiệu nông sản Việt

Vải - nhãn: Sản phẩm chủ lực tạo nên thương hiệu nông sản Việt

(LĐTĐ) Chiều 31/5, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 5/2023, với chủ đề “Xúc tiến thương mại các mặt hàng quả vải và nhãn”.
Bắc Ninh: Thu giữ hơn 3.000 điện thoại, máy tính bảng không rõ xuất xứ

Bắc Ninh: Thu giữ hơn 3.000 điện thoại, máy tính bảng không rõ xuất xứ

(LĐTĐ) Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) Bắc Ninh đã phát hiện và thu giữ hơn 3.000 điện thoại, máy tính bảng, đồng hồ thông minh không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu cùng với gần 20.000 các sản phẩm khác là mỹ phẩm, quần áo, đồ điện gia dụng đều có dấu hiệu vi phạm tại kho hàng của Công ty TNHH Việt Tường Thuận tại thôn Đông Yên (Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh).
Đại hội Đại biểu Công đoàn cơ sở HDBank lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028

Đại hội Đại biểu Công đoàn cơ sở HDBank lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028

(LĐTĐ) Đại hội Công đoàn cơ sở (CĐCS) HDBank lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vừa được tổ chức thành công trên tinh thần “Đổi mới, dân chủ, đoàn kết, trách nhiệm, vì lợi ích của đoàn viên, cán bộ nhân viên, vì sự phát triển của HDBank”.

Tin khác

Vải - nhãn: Sản phẩm chủ lực tạo nên thương hiệu nông sản Việt

Vải - nhãn: Sản phẩm chủ lực tạo nên thương hiệu nông sản Việt

(LĐTĐ) Chiều 31/5, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 5/2023, với chủ đề “Xúc tiến thương mại các mặt hàng quả vải và nhãn”.
Loạt vi phạm trong hoạt động tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế TP.HCM

Loạt vi phạm trong hoạt động tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế TP.HCM

Kết luận thanh tra đã chỉ ra hàng loạt thiếu sót, vi phạm tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phó Thống đốc NHNN: Điều hành chính sách tiền tệ không cho phép “thử sai”

Phó Thống đốc NHNN: Điều hành chính sách tiền tệ không cho phép “thử sai”

(LĐTĐ) Nói về đề xuất Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần chuyển trạng thái chính sách tiền tệ từ chặt chẽ, thận trọng sang nới lỏng thận trọng, hỗ trợ tăng trưởng để đảm bảo đạt chính sách đa mục tiêu, Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết, bài toán khó đặt ra ở đây là NHNN phải tìm được điểm hài hoà vẫn hỗ trợ cho nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng. Đặc biệt, trong điều hành chính sách tiền tệ không cho phép “thử sai”.
Tọa đàm trực tuyến: "Ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp"

Tọa đàm trực tuyến: "Ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp"

Chiều 28/5, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp" để thảo luận về các biện pháp tiếp tục ổn định và giúp thị trường hoạt động đúng khuôn khổ pháp luật, góp sức cho nền kinh tế.
Hà Nội: Nhiều doanh nghiệp điều chỉnh phụ tải điện để tiết kiệm điện

Hà Nội: Nhiều doanh nghiệp điều chỉnh phụ tải điện để tiết kiệm điện

(LĐTĐ) Để bảo đảm cung ứng điện an toàn, ổn định và tin cậy thì việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những giải pháp nhằm giảm chi phí tiền điện của khách hàng sử dụng điện và giảm áp lực trong việc cung ứng, vận hành hiệu quả hệ thống điện.
Cần có lộ trình và giải pháp đồng bộ để phát triển điện gió bền vững

Cần có lộ trình và giải pháp đồng bộ để phát triển điện gió bền vững

(LĐTĐ) Phát triển ngành công nghiệp điện gió dài hạn sẽ góp phần giảm thiểu hàng triệu tấn carbon từ nhiệt điện, tạo nền móng phát triển ngành công nghiệp điện gió, một giải pháp mang tính dài hạn và chiến lược cho kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
TP.HCM: Quyết liệt thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện

TP.HCM: Quyết liệt thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện

(LĐTĐ) Các cấp chính quyền và đông đảo người dân thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang triển khai quyết liệt các giải pháp đẩy mạnh tiết kiệm điện và đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định trên địa bàn trong mùa khô và cả năm 2023.
Cần quy định rõ mức giá dịch vụ thẩm định giá

Cần quy định rõ mức giá dịch vụ thẩm định giá

(LĐTĐ) Thảo luận dự thảo Luật Giá (sửa đổi), có ý kiến cho rằng, về cơ bản đã tháo gỡ được các vấn đề khúc mắc trong thẩm định giá. Tuy nhiên, cần quy định rõ mức giá dịch vụ thẩm định giá và quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của địa phương trong quản lý về giá.
“Đòn bẩy” cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh

“Đòn bẩy” cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh

(LĐTĐ) Chính thức được phát động từ ngày 18/5, Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2023 được các chuyên gia, doanh nghiệp kỳ vọng sẽ là đòn bẩy kích cầu tiêu dùng mua sắm, qua đó hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm. Đây cũng là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện hiệu quả chương trình hành động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Sửa đổi “hệ sinh thái” thuế

Sửa đổi “hệ sinh thái” thuế

(LĐTĐ) Trước những khó khăn của doanh nghiệp và nền kinh tế, tại phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ rất sốt ruột khi chưa thấy Chính phủ đề xuất sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mà mới chỉ trình kéo dài thời hạn giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho một số hàng hóa, dịch vụ bằng một nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ 5.
Xem thêm
Phiên bản di động