Thách thức nào cho hàng Việt trên sân nhà?
Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích: Dự kiến tôn vinh 141 sản phẩm, dịch vụ Tôn vinh giá trị hàng Việt |
Thị trường nội địa trước sức ép lớn của hàng ngoại
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với nhiều hiệp định thương mại thế hệ mới, việc mở cửa mạnh thị trường nội địa cho hàng hóa từ các nước đối tác càng giúp thị trường Việt Nam sôi động và cạnh tranh hơn. Khi lượng nhập khẩu hàng hóa từ các đối tác nước ngoài tăng liên tục, nhưng thuế quan ưu đãi lại được cắt giảm nhanh và mạnh.
Hàng Việt sẽ phải đối diện với nhiều thách thức lớn từ hàng ngoại ngay tại sân nhà. (Ảnh: Đ.Đ) |
Trong khi đó, với dân số khoảng gần 100 triệu người, thị trường nội địa được đánh giá là một thị trường khá lớn, và cũng là một lợi thế để doanh nghiệp Việt có thể khai thác, mở rộng, chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Việt Hồng, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nhận định, hiện nay các doanh nghiệp Việt đang bị phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu, chưa biết cách tận dụng thị trường trong nước với khoảng cách cung ứng hàng hóa gần, giá cả phù hợp và có thể tiếp cận, nghiên cứu tâm lý khách hàng tốt hơn.
Trước đây, những đánh giá hàng Việt thua trên sân nhà đã được nói lại nhiều năm liên tục. Cuộc vận động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt đã mang lại một số kết quả cụ thể cho hàng Việt, nhưng để có thể cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại từ các nước phát triển không phải là vấn đề dễ dàng, nhất là trong điều kiện thuế quan không còn là lợi thế để cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu, khi hầu hết các mặt hàng sẽ hưởng lợi với mức thuế quan là 0% trong vài năm tới.
Theo đánh giá của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, hàng xuất khẩu của châu Âu (EU) sang Việt Nam sẽ tăng khoảng 29% (tương đương khoảng 15 tỉ euro) vào năm 2035. “Như vậy, nếu chỉ tính riêng với hàng hóa từ châu Âu vào Việt Nam đã tạo ra mức độ cạnh tranh rất lớn cho hàng Việt tại nội địa, chưa kể hàng hóa từ các nước khác như Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc… sẽ tiếp tục đổ vào Việt Nam. Trong khi đó, tâm lý người tiêu dùng ngày càng muốn sử dụng những sản phẩm chất lượng, mẫu mã đẹp, giá cả cạnh tranh vì thế sẽ tạo thêm nhiều áp lực cho doanh nghiệp Việt”, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nói.
Không chỉ có các mặt hàng ngoại từ thị trường châu Âu, một trong những thị trường có nhiều mặt hàng được dự báo sẽ áp đảo thị trường nội địa Việt Nam, đó chính là Hoa Kỳ. Số liệu thống kê của Tổng cục hải quan cho thấy, mặt hàng rau quả từ Hoa Kỳ vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2020 đã tăng 44% so với cùng kỳ. Trong khi đó, một nhận định khác từ Vụ Thị trường trong nước cho thấy, ngành thực phẩm sẽ phải cạnh tranh rất lớn với hàng nhập khẩu từ châu Âu, đặc biệt là các mặt hàng trái cây. Dược phẩm cũng được đánh giá là một ngành chịu áp lực cạnh tranh cực lớn khi các hiệp định thế hệ mới có hiệu lực tại Việt Nam.
Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, trong cùng một số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra, hàng Việt sẽ phải cạnh tranh làm sao để người tiêu dùng sẵn sàng bỏ số tiền ấy ra để mua hàng hoá của mình chứ không phải hàng nhập từ các nước khác. Chính điều này sẽ thúc đẩy doanh nghiệp Việt phải có chiến lược phát triển để cạnh tranh khách hàng với hàng ngoại, để người Việt phải tin dùng và tự hào tìm mua hàng Việt.
Doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh lớn
Bà Nguyễn Việt Hồng đặt ra câu hỏi “Tại sao người Việt Nam lại bay sang Hong Kong (Trung Quốc) để mua đồ của hãng IKEA do chính người Việt làm ra tại Việt Nam? Liệu có phải là do sản phẩm xuất sang Hong Kong là tiêu chuẩn quốc tế dành cho thị trường các nước phát triển hay ở Hong Kong không lo vấn đề hàng nhái, hàng kém chất lượng? Câu trả lời lại chính là sản phẩm này phù hợp với thị hiếu người Việt.
Do đó, nếu doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu, nắm bắt xu thế và tâm lý khách hàng có thể tạo ra số lượng không nhỏ khách hàng nội địa cho sản phẩm của mình. Hiện Hiệp hội đang nghiên cứu một đề án liên minh hàng Việt để đưa hàng Việt xuất khẩu vào từng gia đình Việt, có như vậy, hàng Việt mới có lợi thế cạnh tranh với hàng ngoại trên sân nhà.
Trong khi đó, bà Lê Việt Nga đại diện Bộ Công Thương cho biết, một doanh nghiệp ở Sóc Trăng đã sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến để áp dụng trong sản xuất bánh kẹo. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp Việt đã bắt đầu chú ý đến những công nghệ hiện đại, chấp nhận đầu tư để đưa ra được những sản phẩm ưu việt nhất. Vì thế, để có thể cạnh tranh sòng phẳng trên sân nhà, doanh nghiệp Việt cần phải đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh, chú trọng xây dựng thương hiệu Việt, phấn đấu hàng hóa Việt Nam phải đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường, an toàn, chất lượng cao, giá thành hạ, tính cạnh tranh lớn, chinh phục người tiêu dùng Việt Nam, chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Tuy nhiên, theo bà Nga, ngoài việc cải tiến về chất lượng, mẫu mã, thương hiệu, giá cả thì việc phân phối sản phẩm như thế nào cũng là một chiến lược cạnh tranh quan trọng nhằm giữ vững thị trường nội địa với sức mua hơn 100 triệu dân. Việc đa dạng các kênh phân phối, tiến tới tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm chính là mấu chốt để hút khách hàng trước áp lực cạnh tranh từ hàng hóa ngoại.
Ngoài ra, doanh nghiệp Việt cũng cần chủ động hợp tác, liên kết để nâng cao sức mạnh, tạo chuỗi cung ứng thông qua thúc đẩy liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân, từ đó hoàn thiện chuỗi giá trị từ sản xuất, canh tác, chế biến và phân phối tới người tiêu dùng, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và chiếm lĩnh vị thế “sân nhà”./.
Tuấn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm
Thị trường 21/11/2024 06:27
Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 20/11/2024 07:08
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Thị trường 20/11/2024 07:05