Tập trung cao độ giúp huyện Ba Vì khai thác tốt tiềm năng để "bật lên"

Cho rằng Ba Vì là một huyện đặc thù, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu, Thành phố cần tập trung cao độ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội cho Ba Vì, nhất là đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, các di tích lịch sử, văn hóa... để tạo sức bật cho địa phương này phát triển.
Tiếp tục đoàn kết, đồng lòng vượt qua khó khăn của dịch Covid-19 Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm phòng, chống Covid-19 Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Tiếp tục xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp

Sáng 16/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng làm việc với lãnh đạo chủ chốt huyện Ba Vì về kết quả thực hiện nhiệm vụ thời gian qua và những định hướng phát triển trong giai đoạn tới.

undefined
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu chỉ đạo.

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Đỗ Mạnh Hưng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Ba Vì cho biết, năm 2021 mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng huyện đã nỗ lực thực hiện tốt các nhiệm vụ và đạt được kết quả tích cực. Nổi bật là việc tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Theo ông Hưng, huyện Ba Vì đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương và Thành phố về phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn. Với phương châm quyết liệt, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và người dân, nâng cao vai trò tự quản, tự chủ, tự phòng ngừa của người dân, từng gia đình, lấy phòng là chính, huyện Ba Vì đã thực sự là vùng xanh trong phòng, chống dịch bệnh. Đến nay, 98,27% người dân trên 18 tuổi đã được tiêm vắc xin mũi 1 và gần 90% đã tiêm mũi 2. Huyện cũng đã có kế hoạch, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để tổ chức tiêm cho người từ 12-17 tuổi.

Đáng chú ý, từ ngày 8/11, huyện Ba Vì triển khai thí điểm cho học sinh khối lớp 9 trên địa bàn trở lại trường học. Ông Hưng cho biết, đã có 34/35 trường cho học sinh đến trường, với 3.888 học sinh. "Riêng trường Vạn Thắng, lãnh đạo địa phương xin cho học sinh nghỉ học để phục vụ xét nghiệm tại cộng đồng", ông Hưng nói và khẳng định, sau 1 tuần thực hiện, các trường đều thực hiện nghiêm túc, bảo đảm an toàn tuyệt đối, học sinh đều phấn khởi và chấp hành tốt quy định khi đến trường; luôn sẵn sàng các biện pháp xử lý khi trong trường học có ca mắc Covid-19.

Những kết quả đạt được trong phòng, chống dịch bệnh là điều kiện để huyện Ba Vì duy trì ổn định sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Ông Hưng cho biết, giá trị sản xuất năm 2021 ước đạt 26.080 tỷ đồng, bằng 85% so với năm 2020. Thu ngân sách đạt gần 303 tỷ đồng, đạt 109% kế hoạch Thành phố giao. Chi ngân sách đạt 3.488 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục có chuyển biến tích cực; tổng diện tích gieo trồng 3 vụ đạt 101% kế hoạch; có thêm 16 doanh nghiệp và 125 hộ kinh doanh đăng ký mới; 17 làng nghề trong huyện tiếp tục được khuyến khích phát triển, mở rộng sản xuất…

undefined
Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng báo cáo tại buổi làm việc.

Về xây dựng nông thôn mới, ông Đỗ Mạnh Hưng thông tin, 30/30 xã trên địa bàn đã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 1 xã đạt nông thôn mới nâng cao. Huyện cũng đã chỉ đạo đánh giá, phân hạng 54 sản phẩm OCOP năm 2021 đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên, nâng tổng số lên 101 sản phẩm. Việc triển khai Quy hoạch xây dựng vùng huyện đến nay đã cơ bản hoàn thành. Trên địa bàn đã có 27/31 xã, thị trấn được cấp nước sạch, tỷ lệ hộ dân đạt 91%. Công tác đầu tư xây dựng được chỉ đạo triển khai quyết liệt, đến nay đã giải ngân được 1.554 tỷ đồng, đạt 65%. Công tác văn hóa, giáo dục, an sinh xã hội cũng được quan tâm và đạt nhiều kết quả tích cực.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo huyện Ba Vì cũng nêu những tồn tại, hạn chế và đề ra những định hướng, mục tiêu phát triển trong giai đoạn tới. Từ những vấn đề thực tiễn, huyện Ba Vì kiến nghị, đề xuất 9 nội dung, mong muốn Thành phố quan tâm, tạo điều kiện cho địa phương phát triển. Đáng chú ý là những nội dung liên quan đến Quy hoạch vùng huyện và Quy hoạch sử dụng đất, bổ sung Khu công nghiệp 300 - 500 ha thuộc xã Phú Cường, Tản Hồng và 1 cảng sông tại xã Tản Hồng; đồ án quy hoạch phân khu các khu du lịch trên địa bàn, khu du lịch Hồ Suối Hai. Bên cạnh đó, huyện Ba Vì mong muốn Thành phố tiếp tục quan tâm bố trí nguồn lực để huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, cấp nước sạch cho người dân, tôn tạo các di tích lịch sử; đầu tư mạng lưới giao thông của huyện kết nối với các địa phương khác…

Sau khi nghe các ý kiến trao đổi, thảo luận, phát biểu chỉ đạo, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho rằng, Ba Vì là một huyện đặc thù, diện tích lớn (chiếm trên 15% diện tích toàn Thành phố) và được chia thành 3 vùng địa hình rõ rệt. Bên cạnh đó, Ba Vì cũng có tiềm năm du lịch rất nổi trội, nhất là các danh lam thắng cảnh, sinh thái; di tích văn hóa, lịch sử, tâm linh,... là cơ sở quan trọng để có định hướng phát triển cho địa phương.

Tuy nhiên, theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, trong những năm qua, sự cố gắng của huyện cùng với hỗ trợ của Thành phố chưa đến nơi, nên huyện chưa bật lên được. "Đây là điểm cần phải rút kinh nghiệm để huyện phải cố gắng, Thành phố cũng phải cố gắng giúp huyện phát triển", ông Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.

undefined
Quang cảnh buổi làm việc.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho rằng, thời gian tới huyện Ba Vì cần tiếp tục quan tâm, đổi mới công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, trong đó cần tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính và siết chặt kỷ luật, kỷ cương; đề cao trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu; tăng cường xây dựng Đảng từ huyện đến cơ sở, gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Ông Đinh Tiến Dũng lưu ý, huyện Ba Vì cần tiếp tục làm tốt công tác tư tưởng, định hướng dư luận, nắm tình hình nhân dân. Đặc biệt, cần chỉ đạo xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp theo Chỉ thị 15 và Nghị quyết 15 của Ban Thường vụ Thành ủy, nhất là các vụ việc liên quan đến quản lý đất đai, trật tự xây dựng trong Vườn quốc gia Ba Vì.

Về phát triển kinh tế - xã hội, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, Thành phố cần tập trung cao độ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội cho Ba Vì, nhất là đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, các di tích lịch sử, văn hóa... để tạo sức bật cho huyện phát triển. Muốn vậy, ngay từ đầu huyện phải quan tâm làm tốt công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch thật chặt chẽ.

Ông Đinh Tiến Dũng phân tích, với lợi thế về phát triển du lịch, bên cạnh việc đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn, huyện Ba Vì cần đặc biệt quan tâm gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện. Phát triển du lịch vẫn là mấu chốt của huyện Ba Vì để kéo theo các ngành kinh tế khác phát triển, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng tin tưởng, với sự thống nhất, quyết tâm cao từ huyện đến Thành phố, Ba Vì sẽ khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để phát triển "bật lên" trong thời gian tới.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Sẻ chia giọt máu yêu thương: Những người thầm lặng noi gương Bác

Sẻ chia giọt máu yêu thương: Những người thầm lặng noi gương Bác

Cuộc sống hiện đại luôn đầy ắp những bộn bề, nhưng trong những lúc khó khăn, ta vẫn có thể tìm thấy những câu chuyện giản dị mà cảm động về lòng nhân ái. Những gia đình, cá nhân hiến máu tình nguyện là những người như vậy. Họ không chỉ chia sẻ giọt máu của mình, mà còn là những người học theo tấm gương của Bác Hồ, luôn sống vì người khác, vì cộng đồng. Hành động của họ không chỉ cứu sống mà còn gieo mầm yêu thương, đoàn kết trong xã hội.
Kim ngạch xuất nhập khẩu quý I/2025 ước đạt hơn 202 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu quý I/2025 ước đạt hơn 202 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 3 ước đạt 75,39 tỷ USD, tăng 18,2% so với tháng trước và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung quý I/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá quý I/2025 ước đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước.
Bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng quý I/2025 tăng 8,6%

Bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng quý I/2025 tăng 8,6%

Tháng 3/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 570,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung quý I/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 1.708,3 nghìn tỷ đồng, tăng 8,6% so với quý năm I/2024.
Hạn chế phương tiện lưu thông qua Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục từ 7/4

Hạn chế phương tiện lưu thông qua Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục từ 7/4

Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành thông báo về việc thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm. Phương án thí điểm nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu ùn tắc và cải thiện môi trường đô thị tại khu vực trung tâm của Thủ đô.
Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Thủ đô Hà Nội đang chuẩn bị xây dựng phát triển hệ sinh thái sáng tạo khi dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa đang được lấy ý kiến rộng rãi của người dân và cộng đồng.
Yêu cầu người dân và du khách ra khỏi khu vực “cà phê đường tàu” khi tàu chạy qua

Yêu cầu người dân và du khách ra khỏi khu vực “cà phê đường tàu” khi tàu chạy qua

Trước thực trạng người dân và du khách tập trung chụp ảnh, check-in tại khu vực cà phê đường tàu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, mới đây, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã triển khai mô hình “Vành đai an toàn đường sắt” nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại khu vực này.
8 hoạt động trọng tâm của LĐLĐ thành phố Hà Nội trong Tháng Công nhân năm 2025

8 hoạt động trọng tâm của LĐLĐ thành phố Hà Nội trong Tháng Công nhân năm 2025

Theo Kế hoạch về việc tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025 trong các cấp Công đoàn thành phố Hà Nội của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, LĐLĐ Thành phố sẽ tổ chức 8 hoạt động trọng tâm trong Tháng Công nhân.

Tin khác

Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Thủ đô Hà Nội đang chuẩn bị xây dựng phát triển hệ sinh thái sáng tạo khi dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa đang được lấy ý kiến rộng rãi của người dân và cộng đồng.
Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố về khu phát triển thương mại và văn hóa, (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô).
Hà Nội: Dự kiến khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm

Hà Nội: Dự kiến khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm

Nhiều công trình giao thông trọng điểm được Thành phố dự kiến khởi công xây dựng trong tháng 5/2025 như cầu Tứ Liên, cầu Ngọc Hồi, cầu Trần Hưng Đạo. Ngoài ra, Hà Nội dự kiến khởi công dự án thành phần 3 thuộc Vành đai 4 - Vùng Thủ đô khởi công trong quý II/2025.
Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết Trung tâm Văn hóa Phật giáo Thủ đô

Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết Trung tâm Văn hóa Phật giáo Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Trung tâm Văn hóa Phật giáo Thủ đô. Địa điểm tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Giữ gìn nét đẹp lễ hội chùa Tây Phương

Giữ gìn nét đẹp lễ hội chùa Tây Phương

Những năm qua, lễ hội chùa Tây Phương diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn, góp phần phát triển du lịch, văn hóa, lịch sử Thủ đô.
Lan tỏa cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5

Lan tỏa cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5

Huyện ủy Thanh Trì vừa tổ chức Hội nghị triển khai Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5, năm 2025.
Quận Tây Hồ thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị

Quận Tây Hồ thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị

Ngày 4/4, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Tây Hồ tổ chức hội nghị lần thứ 26, khóa VI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhằm thảo luận, cho ý kiến vào các nội dung quan trọng như: Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo,...
Khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4: Cần minh bạch và có sự giám sát chặt chẽ

Khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4: Cần minh bạch và có sự giám sát chặt chẽ

Đề án khai thác quỹ đất vùng phụ cận đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có tiềm năng tạo nguồn vốn phát triển hạ tầng giao thông, nhưng cần thực hiện minh bạch, công bằng và có sự giám sát chặt chẽ.
Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp

Ngày 3/4, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của UBND Thành phố về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố chủ trì phiên họp lần thứ 7 của Tổ công tác.
Khoa học công nghệ là động lực quan trọng xây dựng Thủ đô phát triển, sáng tạo

Khoa học công nghệ là động lực quan trọng xây dựng Thủ đô phát triển, sáng tạo

Thành phố Hà Nội đã khẳng định được vị thế trung tâm hàng đầu cả nước về khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình số 07-CTr/TU về đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 để khai thác tối đa tiềm năng, xây dựng Thủ đô thông minh, hiện đại.
Xem thêm
Phiên bản di động