Tập huấn sử dụng phần mềm Trợ lý ảo cho các thẩm phán trên toàn quốc
Dự thảo Bộ quy tắc đạo đức Thẩm phán Quy định về xử lý trách nhiệm Chánh án, thẩm phán |
Hội nghị được tổ chức với mục đích đưa Trợ lý ảo làm việc trực tuyến 24/7 để hỗ trợ cho Thẩm phán tra cứu nhanh các văn bản pháp luật, chỉ dẫn áp dụng pháp luật cho các tình huống pháp lý cụ thể, quy định pháp luật, án lệ và bản án có tình huống pháp lý tương tự để tham khảo; góp phần bảo đảm việc áp dụng đúng, thống nhất pháp luật.
Từ đó, giúp cho phần mềm Trợ lý ảo ngày càng thông minh hơn thông qua quá trình sử dụng, đóng góp ý kiến của các Thẩm phán Tòa án.
Phần mềm Trợ lý ảo do Viettel phát triển được xem như một cánh tay đắc lực, hỗ trợ cán bộ cán bộ hành chính tư pháp Tòa án tiếp nhận và xử lý các loại đơn tư pháp. |
Hệ thống phần mềm Trợ lý ảo được Tòa án nhân dân tối cao phối hợp cùng Tập đoàn Viettel phát triển nhằm mục tiêu thực hiện số hóa các tri thức, kinh nghiệm xử án của các thế hệ thẩm phán giỏi, giàu kinh nghiệm; tạo ra Thư ký ảo trực tuyến 24/7, hỗ trợ các thẩm phán trong quá trình nghiên cứu, phân tích, giải quyết vụ án.
Hiện tại, phần mềm đã hoàn thiện giai đoạn 1 và sẵn sàng đưa vào sử dụng trên toàn hệ thống Tòa án. Hệ thống có khả năng thực hiện các yêu cầu tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng dựa trên câu hỏi, khẩu lệnh của thẩm phán nhằm hỗ trợ công tác tra cứu và ra quyết định chính xác, rút ngắn thời gian xử lý vụ việc. Hơn 100 thẩm phán, chuyên gia đã tham gia vào quá trình thẩm định nội dung, thông minh hóa hệ thống thông qua công nghệ AI.
Tại hội nghị, các thẩm phán được hướng dẫn cài đặt và sử dụng, thực hành sử dụng phần mềm Trợ lý ảo trên máy tính bảng và điện thoại thông minh. Ngoài ra, các thẩm phán có thể chủ động cập nhật, đóng góp thêm nội dung câu hỏi – trả lời trên phần mềm để “thông minh hóa” hệ thống, cập nhật và tích hợp các nguồn thông tin tham khảo cho phần mềm.
Phần mềm Trợ lý ảo do Viettel phát triển được xem như một cánh tay đắc lực, hỗ trợ cán bộ hành chính tư pháp Tòa án tiếp nhận và xử lý các loại đơn tư pháp; cung cấp dịch vụ chỉ dẫn pháp luật và đoán định tư pháp cho người dân trong tương lai như có thể trả lời về tội danh hoặc dạng tranh chấp dân sự dựa trên dữ liệu về hành vi, tình huống pháp lý...
Đây cũng được xem như một trong những giải pháp quan trọng quá trình xây dựng Tòa án điện tử, thể hiện quyết tâm trong công cuộc chuyển đổi số của Tòa án nhân dân tối cao.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công đoàn Thanh Trì thăm và hỗ trợ công nhân lao động bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Ngọt ngào hương vị bánh trung thu cổ truyền
Sập hầm chui dân sinh đang thi công tại Tuyên Quang
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam thăm, làm việc với Công đoàn ngành Tài chính Hàn Quốc
Chú trọng các phong trào thi đua yêu nước trong các trường học
Làng bánh trung thu trăm tuổi ở Thủ đô
Nâng cao chỉ số PCI, thu hút đầu tư vào khu vực Bắc Trung Bộ
Tin khác
Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ hỗ trợ đợt 2 đến các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Tin mới 16/09/2024 22:41
Trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải làm tốt từng khâu, từng công đoạn
Tin mới 16/09/2024 10:46
Thủ tướng kêu gọi phát huy sức mạnh dân tộc qua "Điểm tựa Việt Nam"
Tin mới 16/09/2024 08:53
Bão Bebinca đang hoạt động ở Thái Bình Dương liệu có ảnh hưởng đến Việt Nam?
Tin mới 15/09/2024 21:08
Thêm 18 người mất tích tại Làng Nủ được xác minh là còn sống
Tin mới 15/09/2024 18:47
Công bố danh sách chuyển tiền hỗ trợ đợt 1 cho 20 địa phương bị thiệt hại do bão số 3
Tin mới 15/09/2024 17:55
Hưng Yên: Toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3
Tin mới 15/09/2024 14:38
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
Tin mới 15/09/2024 09:45
Hơn 1.000 tỷ đồng ủng hộ đồng bào các địa phương khắc phục hậu quả bão lũ
Tin mới 14/09/2024 21:59
Tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, đánh bạc trên mạng Internet tăng mạnh
Tin mới 14/09/2024 21:12