Tạo sự thống nhất, bình đẳng của người dân khi tiếp cận dịch vụ y tế

(LĐTĐ) Ngày 6/3, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với hồ sơ dự thảo Nghị quyết quy định mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) mà không phải là dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm, tặng quà Tết Giáp Thìn 2024 các bệnh nhân nghèo Nâng cao chất lượng hoạt động của mặt trận tổ quốc cơ sở Phát huy vai trò của Mặt trận trong nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân

Chủ trì Hội nghị có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Nguyễn Lan Hương; Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Sỹ Trường.

Tạo sự thống nhất, bình đẳng của người dân khi tiếp cận dịch vụ y tế
Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Nguyễn Lan Hương phát biểu tại Hội nghị.

Áp dụng mức giá tối thiểu theo quy định

Thay mặt cơ quan soạn thảo trình bày dự thảo Nghị quyết tại Hội nghị, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng cho biết: Hiện các dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội quản lý đang tiếp tục thực hiện thu theo mức giá quy định tại Nghị quyết 14/2019/NQ-HĐND ngày 4/12/2019 của HĐND Thành phố với mức lương cơ sở trong cơ cấu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là 1.490.000 đồng/tháng.

Theo ông Hưng, việc trình ban hành Nghị quyết vào kỳ họp gần nhất năm 2024 của HĐND Thành phố là cần thiết, nhằm bảo đảm việc triển khai kịp thời, thống nhất với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, cơ quan Trung ương trên địa bàn Thành phố và thống nhất với mức giá thu dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT, bảo đảm nguồn tài chính cho các đơn vị trực thuộc Thành phố để thực hiện cơ chế tự chủ chi hoạt động thường xuyên trong giai đoạn hiện nay.

Do đó, UBND Thành phố đề xuất mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT mà không phải là dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc thành phố Hà Nội bằng mức giá tối thiểu theo quy định tại Phụ lục I, II, III kèm theo Thông tư 21/2023/TT-BYT và thực hiện áp giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với một số trường hợp theo một số nguyên tắc.

Tạo sự thống nhất, bình đẳng của người dân khi tiếp cận dịch vụ y tế
Ông Phạm Ngọc Thảo - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội phản biện vào Dự thảo Nghị quyết.

Cụ thể: Các viện có giường bệnh, trung tâm y tế tuyến tỉnh có chức năng khám bệnh, chữa bệnh; trung tâm y tế huyện thực hiện cả hai chức năng phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh đã được xếp hạng: Áp dụng mức giá của bệnh viện hạng tương đương;

Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa được phân hạng: Áp dụng mức giá của bệnh viện hạng IV.

Đối với phòng khám đa khoa khu vực, trường hợp được cấp giấy phép hoạt động bệnh viện hoặc trường hợp quy định tại Khoản 12 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ: Áp dụng mức giá của bệnh viện hạng IV. Trường hợp chỉ làm nhiệm vụ cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú: Áp dụng mức giá của bệnh viện hạng IV.

Đối với trường hợp được Sở Y tế quyết định có giường lưu: Áp dụng mức giá bằng 50% mức giá ngày giường nội khoa loại 3 của bệnh viện hạng IV. Số ngày được thanh toán tối đa 3 ngày/người/đợt điều trị. Không thanh toán tiền khám bệnh trong trường hợp đã thanh toán tiền giường lưu.

Đối với Trạm y tế xã, phường, thị trấn: Mức giá khám bệnh áp dụng mức giá của trạm y tế xã. Mức giá các dịch vu kỹ thuật bằng 70% mức giá của các dịch vụ tại Phụ lục III. Đối với các trạm y tế được Sở Y tế quyết định có mức giường lưu, áp dụng mức giá bằng 50% mức giá ngày giường nội khoa loại 3 của bệnh viện hạng IV.

Đối với nhà hộ sinh, áp dụng mức giá của bệnh viện hạng IV. Mức giá thanh toán tiền giường bệnh áp dụng bằng 50% mức giá ngày giường nội khoa loại 3 của bệnh viện hạng IV.

Tạo điều kiện để nhân dân tiếp cận các dịch vụ chất lượng cao

Tại Hội nghị, các nhà khoa học, chuyên gia đã nêu ý kiến sâu sắc, tâm huyết đóng góp vào dự thảo. Theo đó, các đại biểu đều nhất trí và cho rằng việc ban hành nghị quyết là sự cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế cũng như đáp ứng giá dịch vụ khám, chữa bệnh hiện nay.

Phản biện dự thảo, ông Phạm Ngọc Thảo - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố cho rằng cần bổ sung vào mức tăng như thế nào, đánh giá cụ thể tác động của Nghị quyết đến xã hội, bổ sung thêm đối tượng áp dụng là các cơ quan, tổ chức thực hiện, giám sát. Cũng theo ông Thảo, hiện nay giá giường dịch vụ quá cao, nhiều giường có mức 800 nghìn đồng - 1 triệu đồng/ngày, đắt hơn ở khách sạn.

Tạo sự thống nhất, bình đẳng của người dân khi tiếp cận dịch vụ y tế
Thay mặt cơ quan soạn thảo, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng tiếp thu các ý kiến phản biện tại Hội nghị.

Còn theo ông Vũ Hào Quang - Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Tổng hợp và phân tích Dư luận xã hội, việc thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết là cần thiết, bởi từ ngày 14/5/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức là 1,8 triệu đồng trong khi khung giá khám chữa bệnh vẫn còn ở mức lương cơ sở cũ là 1,49 triệu đồng.

Tuy nhiên, ông Quang cũng bày tỏ băn khoăn về thời hạn thực hiện Nghị quyết này vì từ 1/7/2024 chế độ tiền lương thay đổi, mức lương cơ sở có thể thay đổi, việc trả lương theo vị trí việc làm có thể kéo theo nhiều quy định khác về tiền lương. Do đó, việc dựa vào bậc lương cơ sở để áp giá cho hoạt động khám chữa bệnh có thể sẽ không còn giá trị.

“Đối với người làm công ăn lương ở khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước thì mức giá dịch vụ y tế hiện nay có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, đối với người nghèo, cận nghèo thì giá dịch vụ còn khá cao, do đó cần xem xét đưa tiêu chí mức nghèo đa chiều nông thôn và thành thị vào căn cứ giá dịch vụ”, ông Quang đề xuất.

Phát biểu tiếp thu tại Hội nghị, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng cho biết: Cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện Nghị quyết, trên tinh thần đảm bảo công bằng của người dân trong khám chữa bệnh, để người dân dễ tiếp cận dịch vụ. Ông Hưng cũng cam kết sẽ chỉ đạo các cơ sở y tế nâng cao dịch vụ khám chữa bệnh, phục vụ người dân ngày càng tốt hơn.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Lan Hương ghi nhận, đánh giá cao những ý kiến đóng góp trách nhiệm, tâm huyết của các chuyên gia, nhà khoa học vào quá trình soạn thảo văn bản, với mong muốn Nghị quyết sớm được thông qua, được người dân đón nhận, cùng hướng tới mục tiêu đảm bảo công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế trên địa bàn Thành phố.

Về mức giá điều chỉnh, Chủ tịch Nguyễn Lan Hương nhấn mạnh, việc Thành phố chọn mức thấp nhất, thể hiện sự quan tâm, ưu tiên của Thành phố cho lĩnh vực y tế, chăm lo sức khỏe cho người dân. Điều này cũng thể hiện tính ưu việt của thành phố Hà Nội đối với công tác an sinh xã hội, tạo điều kiện để nhân dân tiếp cận các dịch vụ chất lượng cao, bảo đảm sự công bằng giữa các bệnh viện tuyến Trung ương và bệnh viện của Hà Nội trong triển khai thực hiện Thông tư của Bộ Y tế trên địa bàn Thủ đô.

Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố cũng lưu ý trong quá trình tổ chức thực hiện cần làm rõ trách nhiệm của Sở Y tế Hà Nội trong tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát; đặc biệt ngành Y tế phải chủ trì và chủ động truyền thông để người dân hiểu, đồng thuận.

Đồng chí Nguyễn Lan Hương đề nghị ngành Y tế Hà Nội cần quan tâm tham mưu ban hành chính sách đặc thù của Thành phố dành cho người có hoàn cảnh khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế; đi đôi với việc nâng giá dịch vụ cần nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, nâng cao y đức của cán bộ, nhân viên y tế để người dân yên tâm, tin tưởng lựa chọn dịch vụ, giảm khoảng cách giữa bệnh viện công - tư trong phục vụ, làm sao để Nghị quyết khi ban hành được đông đảo nhân dân đón nhận.

B.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Bắc Từ Liêm: Yêu cầu các nhà thuốc, phòng khám liên thông đơn thuốc điện tử

Quận Bắc Từ Liêm: Yêu cầu các nhà thuốc, phòng khám liên thông đơn thuốc điện tử

(LĐTĐ) Quận Bắc Từ Liêm vừa tổ chức Hội nghị giao ban công tác hành nghề y dược ngoài công lập quý II/2024; tập huấn triển khai ứng dụng phần mềm liên thông đơn thuốc điện tử tới hệ thống đơn thuốc quốc gia và hồ sơ sức khỏe điện tử.
Tháng 6/2024: Khách du lịch quốc tế đến Thủ đô tăng mạnh

Tháng 6/2024: Khách du lịch quốc tế đến Thủ đô tăng mạnh

(LĐTĐ) Tháng 6 năm nay, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 2,49 triệu lượt khách, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 496 nghìn lượt khách, tăng 55,9% so với cùng kỳ năm trước (bao gồm 350 nghìn lượt khách du lịch quốc tế có lưu trú).
Bình Dương: Tố chức đám cưới tập thể cho 10 cặp uyên ương là công nhân lao động

Bình Dương: Tố chức đám cưới tập thể cho 10 cặp uyên ương là công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 30/6, tại Trung tâm Văn hóa Lao động tỉnh Bình Dương, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương đã tổ chức lễ cưới tập thể cho 10 cặp đôi công nhân lao động (CNLĐ).
Cung - cầu lao động trên địa bàn Thủ đô tiếp tục có dấu hiệu khởi sắc

Cung - cầu lao động trên địa bàn Thủ đô tiếp tục có dấu hiệu khởi sắc

(LĐTĐ) Do nhu cầu phát triển, mở rộng sản xuất - kinh doanh, dự báo trong quý III/2024 và những tháng cuối năm, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng lao động tăng cao như: Bán buôn, bán lẻ; vận tải - kho bãi; công nghiệp chế biến, chế; du lịch, lưu trú ăn uống…
Người lao động bị nợ BHXH sẽ được giải quyết chế độ hưu trí, tử tuất

Người lao động bị nợ BHXH sẽ được giải quyết chế độ hưu trí, tử tuất

(LĐTĐ) Tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thông qua dự thảo Nghị quyết Kỳ họp, với 21 nội dung cụ thể. Đáng chú ý, Quốc hội giao Chính phủ giải quyết chế độ hưu trí, tử tuất cho người lao động bị nợ bảo hiểm xã hội (BHXH).
Diên Khánh được quy hoạch thành đô thị trung tâm kinh tế đa ngành

Diên Khánh được quy hoạch thành đô thị trung tâm kinh tế đa ngành

(LĐTĐ) Ngày 30/6, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân vừa ký quyết định số 1647/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Diên Khánh đến năm 2040.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân tới Thủ đô Seoul bắt đầu thăm chính thức Hàn Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân tới Thủ đô Seoul bắt đầu thăm chính thức Hàn Quốc

(LĐTĐ) Khoảng 14 giờ 30 phút (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quân sự Seongnam (Thủ đô Seoul), bắt đầu chuyến thăm chính thức Hàn Quốc theo lời mời của Thủ tướng Đại Hàn Dân Quốc Han Duck Soo và Phu nhân từ ngày 30/6 đến 3/7.

Tin khác

Hà Nội phải là địa phương đi đầu, tiên phong trong phát triển kinh tế số, xã hội số

Hà Nội phải là địa phương đi đầu, tiên phong trong phát triển kinh tế số, xã hội số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là Thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải là địa phương đi đầu, tiên phong trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Tiếp tục triển khai để Đề án 06 mang lại lợi ích lâu dài cho đất nước, người dân và doanh nghiệp

Tiếp tục triển khai để Đề án 06 mang lại lợi ích lâu dài cho đất nước, người dân và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian tới, Bộ Công an sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với thành phố Hà Nội để triển khai thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Đề án 06, mang lại lợi ích thiết thực, hiệu quả, lâu dài cho đất nước, người dân và doanh nghiệp. Phù hợp với tình hình địa bàn, bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ thời gian, gắn với 5 nhóm pháp lý, hạ tầng, an ninh, an toàn dữ liệu, nguồn lực.
Hà Nội chính thức vận hành 4 nền tảng, ứng dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp

Hà Nội chính thức vận hành 4 nền tảng, ứng dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) 4 nền tảng, ứng dụng của Đề án 06 gồm: Công dân Thủ đô số (iHaNoi); Hồ sơ sức khỏe điện tử thành phố Hà Nội trên ứng dụng VNeID; Cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; Hệ thống Thông tin phục vụ họp và xử lý công việc (E-Cabinet) tích hợp với phòng họp thông minh của Hà Nội chính thức vận hành dụng phục vụ nhân dân, doanh nghiệp.
Nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu để Hà Nội về đích nông thôn mới

Nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu để Hà Nội về đích nông thôn mới

(LĐTĐ) Hà Nội phấn đấu tháng 7/2024, có 4 huyện (Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đông Anh) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2023; phấn đấu cuối năm 2024 có thêm 3 huyện (Đan Phượng, Thanh Oai, Thường Tín) được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024; Thành phố có thêm ít nhất 40 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 35 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho công nhân lao động

Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Đồng ý xây dựng đề án về “Tăng cường khám sức khỏe sinh sản; tầm soát, phát hiện sớm ung thư và bệnh nghề nghiệp cho công nhân lao động khu công nghiệp và chế xuất năm 2024 - 2025”, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong giao Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Huyện Thanh Trì đã đạt 33/34 tiêu chuẩn thành lập quận

Huyện Thanh Trì đã đạt 33/34 tiêu chuẩn thành lập quận

(LĐTĐ) Chiều ngày 27/6, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Trì khóa XXIV tổ chức hội nghị lần thứ 18. Ông Nguyễn Tiến Cường, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và ông Nguyễn Việt Phương, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy chủ trì hội nghị.
Kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố sẽ xem xét 42 nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố sẽ xem xét 42 nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Chiều nay (27/6), Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tổ chức họp báo thông tin về kỳ họp thứ 17 (kỳ họp thường lệ giữa năm 2024). Đồng chí Phạm Quí Tiên, Phó Chủ tịch HĐND Thành phố chủ trì hội nghị.
Hà Nội triệt để cắt giảm chi thường xuyên không cần thiết

Hà Nội triệt để cắt giảm chi thường xuyên không cần thiết

(LĐTĐ) Giai đoạn 2026-2030, thành phố Hà Nội triệt để cắt giảm chi thường xuyên, các khoản chi sự nghiệp có tính chất đầu tư, các khoản chi không thực sự cần thiết, cấp bách như hội họp, tiếp khách, đi công tác nước ngoài...
Tập huấn phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng về Chuyển đổi số và triển khai Đề án 06

Tập huấn phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng về Chuyển đổi số và triển khai Đề án 06

(LĐTĐ) Chiều nay (26/6), tại hội trường UBND quận Nam Từ Liêm, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội phối hợp với Cục Chuyển đổi số Quốc gia - Bộ Thông tin và Truyền thông, Công an thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng về Chuyển đổi số và triển khai Đề án 06; chia sẻ và thảo luận một số kinh nghiệm trong triển khai, thực hiện việc Chuyển đổi số và Đề án 06 trong thực tiễn.
Bổ sung dự án trụ sở Cục Quản lý xuất nhập cảnh rộng gần 2ha

Bổ sung dự án trụ sở Cục Quản lý xuất nhập cảnh rộng gần 2ha

(LĐTĐ) Hà Nội bổ sung dự án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc Cục Quản lý xuất nhập cảnh tại các ô đất 08-E7 và 07-E7, khu đô thị Cầu Giấy (quận Nam Từ Liêm) với diện tích 1,9ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận.
Xem thêm
Phiên bản di động