Tăng trưởng kinh tế TP.HCM đối mặt với nhiều thách thức lớn

(LĐTĐ) Năm 2023 thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đặt ra mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt từ 7,5 - 8%. Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, chỉ tiêu này khó có thể hoàn thành nếu không có chính sách đột phá, nhất là khi chỉ còn 4 tháng nữa sẽ kết thúc năm 2023.
TP.HCM: Giải ngân vốn đầu tư công gặp khó TP.HCM: Giải ngân dự án metro 2 đạt chưa đến 3% Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh: Tiếp tục đà tăng trưởng

Tiếp tục duy trì tăng trưởng

Theo Cục Thống kê TP.HCM, trong 8 tháng đầu năm 2023, kinh tế Thành phố tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ở một số lĩnh vực. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt gần 765.000 tỷ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ 2022.

Tăng trưởng kinh tế TP.HCM đối mặt với nhiều thách thức lớn
Kinh tế TP.HCM đang đối mặt với nhiều thách thức để hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng 7,5 - 8% trong năm 2023.

Chỉ số sản xuất toàn công nghiệp Thành phố tăng 2,8%, trong đó 4 ngành công nghiệp trọng điểm tăng 6%. Tổng thu ngân sách Nhà nước 8 tháng đầu năm 2023 ước thực hiện khoảng 298.000 tỷ đồng, đạt 63,4% dự toán và giảm 6,8% so với cùng kỳ 2022.

Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập tính từ ngày 1/1/2023 - 20/7/2023 đạt hơn 32.500 doanh nghiệp, tăng 11,3% về giấy phép. Tính 7 tháng đầu năm 2023, tổng khối lượng giao dịch chứng khoán đạt hơn 100.500 triệu chứng khoán với hơn 1,8 triệu tỷ đồng, tăng 2,3% về khối lượng, nhưng giảm 39,7% về giá trị so với cùng kỳ.

Bình quân 8 tháng năm 2023, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,45% so với cùng kỳ năm 2022 (bình quân 8 tháng đầu năm 2022 tăng 2,10%) trong đó các nhóm tăng cao gồm nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 3,99%), đồ uống và thuốc lá (4,35%), nhà ở và vật liệu xây dựng (4,56%), văn hóa, giải trí và du lịch (4,27%), giáo dục (15,25%).

Tính từ đầu năm 2023 đến nay, Thành phố đã tiếp nhận 99.206 trường hợp nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, ban hành quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 93.877 người lao động đủ điều kiện.

Thách thức đan xen

Mặc dù tiếp tục duy trì mức tăng trưởng nhưng TP.HCM đang phải đối mặt với nhiều thách thức đan xen để có thể hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cho cả năm 2023. Trong 8 tháng đầu năm 2023, tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩn, đồ uống lại giảm tới 5,8%; 3 ngành công nghiệp truyền thống (sản xuất trang phục, dệt, sản xuất da và các sản phẩm liên quan) giảm sâu tới 9,9%. Đây là lĩnh vực vốn dĩ chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng rộng lớn của TP.HCM.

Tuy tăng số lượng doanh nghiệp thành lập nhưng vốn đăng ký lại giảm tới 12,4% so với cùng kỳ năm 2022; tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Thành phố tính từ ngày 1/1/2023 đến ngày 20/8/2023 đạt hơn 1,968 tỷ USD, giảm 27,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Đáng chú ý, giải ngân đầu tư công tính từ đầu năm 2023 đến hết tháng 8/2023 đạt 21.768 tỷ đồng, đạt 31,8% theo kế hoạch vốn được UBND Thành phố giao và chỉ đạt 30,9% so với kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao. Tốc độ giải ngân đầu tư công này được đánh giá là chậm và khó có thể hoàn thành chỉ tiêu 95% đến hết năm 2023 như Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, mặc dù kinh tế Thành phố đã có những tín hiệu tích cực của các trụ cột tăng trưởng, nhưng những tín hiệu này chưa đủ sức vực dậy tăng trưởng kinh tế Thành phố để đạt được mục tiêu như kế hoạch đề ra. Mặc dù cầu tiêu dùng đang trên đà phục hồi nhưng vẫn chưa đạt được bằng mức trước thời điểm dịch Covid-19, chưa tạo động lực sản xuất, đầu tư và tiêu dùng. Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục khó khăn do nhu cầu nhập khẩu thế giới giảm mạnh ở phần lớn các mặt hàng chủ lực của Thành phố. Tốc độ giải ngân đầu tư công khá chậm.

Kinh tế TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung đang phát triển trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với những rủi ro theo chiều hướng tiêu cực và hiện diện trong ngắn hạn khi tăng trưởng thương mại toàn cầu dự kiến giảm từ 6% năm 2022 xuống còn 1,7% năm 2023. Khủng hoảng Nga - Ukraine leo thang sang giai đoạn mới, không có dấu hiệu dừng lại, đe doạ an ninh lương thực.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm tốc mạnh do sức cầu bên ngoài giảm mạnh, đồng thời cầu trong nước cũng đang yếu đi. Tỷ giá USD tăng khiến hàng xuất khẩu của doanh nghiệp Thành phố khó cạnh tranh về giá ở thị trường Châu Âu và Mỹ. Song song đó, việc đồng Nhân dân tệ mất giá mạnh sẽ khiến hàng trong nước mất lợi thế so với hàng Trung Quốc, đặc biệt qua đường tiểu ngạch.

Dư nợ tín dụng toàn hệ thống vẫn tăng chậm, đặc biệt thanh khoản của các doanh nghiệp bất động sản vẫn chưa thật sự được khơi thông. Nợ xấu đang gia tăng nhanh từ đầu năm 2023 đến nay làm suy giảm khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp. Ngoài ra, áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp từ nay đến cuối năm 2023 còn khá lớn. Thị trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Nhu cầu đầu tư vào bất động sản có xu hướng giảm, từ đó làm chậm quá trình mua bán và phát triển thị trường bất động sản Thành phố.

Trong khi người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm chỉ tiêu, giảm các tiêu dùng không thiết yếu do chỉ số giá tiêu dùng đều tăng ở hầu hết các nhóm hàng dẫn đến chỉ số giá bình quân 8 tháng năm 2023 tăng đến 3,45%. Chỉ số lao động việc làm 8 tháng năm 2023 tiếp tục đà giảm so với cùng kỳ năm 2022, nguy cơ đơn hàng xuất khẩu sẽ tiếp tục có chiều hướng giảm do kinh tế toàn cầu đang đối mặt với những rủi ro vì vậy khả năng việc cắt giảm lao động sẽ có nguy cơ tăng.

Trước những khó khăn nêu trên, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM đề xuất nhóm giải pháp như triển khai Nghị quyết 98 của Quốc hội tập trung vào các dự án cho vay kích cầu, các dự án hạ tầng giao thông, tuyến metro số 1, tuyến metro số 2, vành đai 3…

Tập trung chương trình nhà ở cho người thu nhập thấp, dành quỹ nhà ở xã hội, nhà công vụ với mức thuê hợp lý cho các cán bộ trẻ. Xây dựng lộ trình cụ thể để hướng đến phát triển kinh tế xanh đáp ứng tiêu chuẩn xanh của các nước nhập khẩu. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060; đẩy nhanh giải ngân đầu tư công từ việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong giải quyết công việc.

Tăng trưởng kinh tế TP.HCM đối mặt với nhiều thách thức lớn
Sau dịch Covid-19, kinh tế TP.HCM dần phục hồi và tăng trưởng, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Ảnh: Minh Tuấn.

Đồng thời đẩy mạnh hơn nữa chi tiêu công, tập trung khai thác thị trường nội địa, sản xuất, tiêu dùng trong nước. Phục hồi niềm tin doanh nghiệp thông qua cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh đồng thời chuẩn bị các kịch bản về an sinh xã hội, thực hiện kinh tế xanh – chuyển đổi xanh thành một năng lực cạnh tranh mới của kinh tế Thành phố…

Tại cuộc họp triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội tháng 9/2023 diễn ra vừa qua, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi yêu cầu các địa phương, sở ngành Thành phố nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung đeo bám, tháo gỡ từng dự án để đẩy nhanh giải ngân đầu tư công. Có 4 ban quản lý dự án lớn có trách nhiệm giải ngân 70% vốn đầu tư gồm Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông, Ban Quản lý đường sắt đô thị, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình và công nghiệp .

Đồng thời các sở ngành phải tiếp tục thực hiện các giải pháp nuôi dưỡng nguồn thu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, rà soát lại kỷ cương trong thu chi, không để thất thoát nguồn thu. Trong đó phải đẩy mạnh các nguồn thu từ đất, vừa tạo nguồn thu cho Thành phố vừa tháo gỡ khó khăn cho các dự án.

Kịch bản tăng trưởng kinh tế của TP.HCM

Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng cho Thành phố trong năm 2023. Cụ thể, theo kịch bản 1, tăng trưởng GRDP của Thành phố đạt 6,08%, muốn vậy tăng trưởng trong quý 4/2023 phải đạt ít nhất mức 10,37 – 12,46%. Ở kịch bản thứ 2, tăng trưởng GRDP cả năm 2023 của Thành phố đạt 6,47%, muốn vậy tăng trưởng quý 4/2023 phải đạt từ 9,91 – 14,26%. Kịch bản 3 tăng trưởng GRDP đạt mức 7,5%, muốn vậy tăng trưởng quý 4/2023 phải đạt từ 11,54 – 14,58%.

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân cần chủ động đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ

Người dân cần chủ động đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ

(LĐTĐ) Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày với nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, kinh doanh, sản xuất của người dân, doanh nghiệp cùng với tình trạng nắng nóng gia tăng, dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn về cháy, nổ và tai nạn sự cố. Để sớm có các biện pháp phòng ngừa, Công an thành phố Hà Nội đưa ra các khuyến cáo tới người dân để đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ.
Định hình lại chế độ kế toán hành chính sự nghiệp từ ngày 1/5/2024

Định hình lại chế độ kế toán hành chính sự nghiệp từ ngày 1/5/2024

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 24/2024/TT-BTC hướng dẫn mới nhất về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, thay thế cho Thông tư 107/2017/TT-BTC và một số thông tư khác liên quan. Đây là bước tiến quan trọng nhằm cập nhật và chuẩn hóa các quy định kế toán, đồng thời đáp ứng nhu cầu quản lý tài chính ngày càng cao trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
Tăng cường công tác vệ sinh môi trường dịp 30/4 - 1/5

Tăng cường công tác vệ sinh môi trường dịp 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, để phục vụ nhân dân vui chơi nghỉ lễ, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội sẽ tăng cường công tác duy trì vệ sinh đường phố ban ngày, trên các tuyến phố chính thuộc địa bàn quản lý.
Khách du lịch nườm nượp đổ về Bà Rịa - Vũng Tàu "tránh nóng"

Khách du lịch nườm nượp đổ về Bà Rịa - Vũng Tàu "tránh nóng"

(LĐTĐ) Nam Bộ đang trải qua mùa nắng nóng gay gắt kéo dài nên các điểm vui chơi giải trí sinh thái, các điểm du lịch biển như Bà Rịa - Vũng Tàu luôn là lựa chọn hàng đầu của du khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Tính đến chiều 28/4, ghi nhận lượng người đổ về Bà Rịa - Vũng Tàu đã tăng đột biến.
Duy trì hệ thống thoát nước vận hành ổn định

Duy trì hệ thống thoát nước vận hành ổn định

(LĐTĐ) Nhằm vận hành an toàn, thông suốt hệ thống thoát nước, phòng, chống úng ngập, phục vụ nhân dân vui chơi trong các ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã lên kế hoạch, triển khai duy tu, duy trì thường xuyên, cũng như ứng trực kịp thời xử lý úng ngập khi có mưa lớn.
Sân bay Tân Sơn Nhất đông khách dịp lễ 30/4

Sân bay Tân Sơn Nhất đông khách dịp lễ 30/4

(LĐTĐ) Ngày 27 và 28/4, lượng khách đi đến tại sân bay Tân Sơn Nhất trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tăng cao nhưng diễn ra ổn định.
Khẩn trương xác minh vụ bán dứa với giá “cắt cổ” trên phố cổ

Khẩn trương xác minh vụ bán dứa với giá “cắt cổ” trên phố cổ

(LĐTĐ) Liên quan đến clip trên mạng xã hội về người bán hàng rong "chặt chém" 500.000 đồng cho 3 quả dứa đối với nhóm khách du lịch, chiều 28/4, Công an phường Hàng Buồm cho biết, đơn vị đã nhận được thông tin; đồng thời cử cán bộ phối hợp các bên liên quan khẩn trương xác minh vụ việc tranh cãi trên.

Tin khác

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Tính đến 8h30 sáng 27/4, giá vàng miếng SJC trong nước quanh ngưỡng 83-85.2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng khoảng 1 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn giao dịch quanh mức 74.5-76.7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới hồi phục mạnh mẽ lên ngưỡng 2.337,4 USD/ounce.
Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng miếng và vàng nhẫn được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng trong phiên giao dịch sáng 26/4, trong đó giá vàng miếng đã lên 85 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh. Theo đó, giá vàng miếng SJC sắp vượt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 76 triệu đồng/lượng.
Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Theo đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 310 đồng/lít, có giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, có giá bán là 24.910 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm mạnh 730 đồng/lít, có giá bán là 20.710 đồng/lít.
Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Theo ghi nhận, giá vàng SJC bán ra trong chiều 25/4 đã giảm so với phiên giao dịch buổi sáng, tuy nhiên vẫn trụ vững quanh mốc 84 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

(LĐTĐ) Chỉ trong vài ngày, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần hủy đấu thầu vàng miếng.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

(LĐTĐ) Nhiều ý kiến dự báo giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai 25/4 có thể giảm theo xu hướng trên thế giới.
Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quyết định đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Đây cũng được coi là giải pháp nhằm giảm bớt sự mất cân đối cung - cầu. Liệu rằng sắp tới giá vàng sẽ “ngừng nhảy múa” và “giảm nhiệt”?
Xem thêm
Phiên bản di động