Tăng quyền lợi, đảm bảo an sinh cho lao động nữ
Quyền lợi của lao động nữ thường bị đặt ở vị trí cuối cùng Hiệu quả từ công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi lao động nữ |
Tại Hội thảo “Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật BHXH tiếp cận dưới góc độ quyền của lao động nữ” do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) mới đây, các đại biểu tham gia đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, góp phần đưa ra những đề xuất hoàn thiện dự thảo luật, bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động, đặc biệt là lao động nữ.
Tổ chức Công đoàn luôn nỗ lực trong công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ đối với lao động nữ và trẻ em thông qua nhiều hoạt động thiết thực. Ảnh minh họa |
Phát biểu tại hội thảo, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định, phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, vì vậy việc xây dựng Luật BHXH phải bám theo mục tiêu này, đảm bảo đạo luật hiện đại, tiến bộ, công bằng, khả thi. Ông Ngọ Duy Hiểu cho biết thêm, theo dự thảo Luật BHXH sửa đổi mới nhất đã được tiếp thu, chỉnh lý sau lần đầu đưa ra thảo luận tại Quốc hội, 2 phương án quy định việc rút BHXH một lần vẫn được giữ. Cụ thể:
Đối với phương án 1 sẽ chia thành 2 nhóm. Nhóm 1 tiếp tục cho rút BHXH một lần với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước khi luật có hiệu lực (dự kiến từ 1/7/2025). Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày luật có hiệu lực trở đi thì không được rút BHXH một lần nữa thuộc nhóm 2. Đối với phương án 2, sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết chế độ một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ của BHXH. Ông Ngọ Duy Hiểu khẳng định, thời gian qua, tổ chức Công đoàn luôn nỗ lực trong công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ đối với lao động nữ và trẻ em thông qua nhiều hoạt động thiết thực. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác Nữ công Công đoàn là đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ.
Tham gia đóng góp ý kiến, ông Đinh Sỹ Phúc - Chủ tịch Công đoàn Công ty TKG TaeKwang Vina (Khu công nghiệp Biên Hòa 2, thành phố Biên Hòa), cho biết, Điều 49 Dự thảo luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) quy định, trong 1 kỳ thai sản người lao động chỉ được nghỉ việc đi khám thai 5 lần. Tuy nhiên, trên thực tế, đối với những thai nhi bình thường, bác sĩ thường hẹn 30 ngày tái khám một lần; chưa kể trường hợp thai nhi có vấn đề sẽ có thời gian thăm khám và theo dõi nhiều hơn. “Nhiều lao động nữ làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy cơ ảnh hưởng về sức khỏe, khả năng mang thai thấp hơn người bình thường. Không ít trường hợp phải cần đến sự hỗ trợ từ thụ tinh nhân tạo, hoặc những thủ thuật y khoa khác. Do đó, đối với những lao động nữ đó cần phải có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn; cần bổ sung, tăng thời gian nghỉ việc đi khám thai trong 1 chu kỳ thai sản cho lao động nữ, để tạo điều kiện cho họ nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động”, ông Đinh Sỹ Phúc nêu ý kiến.
Theo ông Phúc có hơn 33.000 lao động, trong đó số lao động nữ chiếm 86%. Thời gian qua, nhiều lao động nữ chỉ đóng BHXH được 4 hoặc 5 tháng trước khi sinh, theo luật sẽ không được hưởng các chế độ thai sản. Chủ tịch Công đoàn Cơ sở Công ty TKG TaeKwang Vina kiến nghị, lao động nữ đóng BHXH không đủ 6 tháng, trước khi sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản theo số tháng đã đóng thì mới hỗ trợ được lao động nữ trong giai đoạn khó khăn.
Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Văn Triều - Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật LĐLĐ TP.HCM cho rằng, Luật BHXH quy định lao động nữ được hưởng chế độ thai sản trong 6 tháng. Thời gian nghỉ thai sản được ghi nhận là thời gian tham gia BHXH. Nếu buộc lao động đóng BHXH từ 4 tháng nghĩa là phát sinh thời gian đóng trùng BHXH, như vậy lao động nữ sẽ rất thiệt thòi.
Bên cạnh đó, ông Triều cho rằng hiện nay, vẫn còn bất cập trong quy định về vấn đề lao động nữ đi làm sớm hơn so với thời gian được nghỉ hưởng chế độ thai sản.
Nói về hạn chế lớn nhất của chế độ thai sản theo quy định của dự thảo Luật, bà Nguyễn Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho rằng, chỉ có người lao động tham gia BHXH bắt buộc mới được hưởng chế độ thai sản; trong khi hiện tại, tỷ lệ bao phủ của chính sách này rất thấp, chỉ 30% phụ nữ đang làm việc được hưởng chế độ thai sản.
Đề cập đến vấn đề hỗ trợ đề xuất, bà Nguyễn Lan Hương cho rằng, nhu cầu tham gia về bảo hiểm thai sản của phụ nữ rất lớn và mức thu nhập của lao động phi chính thức thấp hơn lao động chính thức. Việc hỗ trợ đề xuất 2 triệu đồng/trường hợp là không thể chấp nhận được, nó quá chênh lệch so với mức bảo hiểm thai sản đối với lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
“Dự thảo Luật hiện nay vẫn còn nhiều điểm cần phải tháo gỡ khiến nhiều nhóm lao động nữ, nhất là nữ lao động giúp việc gia đình vẫn chưa được quy định là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cần bổ sung chế độ thai sản trong bảo hiểm xã hội tự nguyện, nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu của đông đảo phụ nữ tham gia cũng như tăng tính hấp dẫn của loại hình này”, bà Nguyễn Lan Hương đề nghị.
Ghi nhận những đóng góp của các đại biểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Ngọ Duy Hiểu khẳng định, đất nước Việt Nam đang phát triển, các Luật được xây dựng phải tiến bộ, hiện đại để phù hợp với tình hình mới, với phương châm “không đối tượng nào bị bỏ lại phía sau”.
Lâm Ngọc
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Vì lợi ích đoàn viên 23/12/2024 11:38
Hàng nghìn sản phẩm ưu đãi tại Chợ Tết Online của tổ chức Công đoàn
Vì lợi ích đoàn viên 22/12/2024 06:52
Xây dựng văn hóa công nhân đáp ứng yêu cầu Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Công đoàn 19/12/2024 18:25
Phát huy vai trò bảo vệ lợi ích của người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 19/12/2024 16:38
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Khám sức khoẻ miễn phí cho 200 đoàn viên, người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 19/12/2024 16:30
10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Công đoàn Việt Nam năm 2024
Vì lợi ích đoàn viên 17/12/2024 06:36
Thanh Trì: Nhiều hoạt động nữ công thiết thực, hiệu quả
Vì lợi ích đoàn viên 15/12/2024 16:30
Đồng hành cùng doanh nghiệp đảm bảo việc làm cho người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 12/12/2024 13:59
Truyền thông, khám tầm soát ung thư cho hơn 1.000 công nhân lao động
Vì lợi ích đoàn viên 09/12/2024 06:16
Infographic: Hoạt động chăm lo Tết Ất Tỵ 2025 của tổ chức Công đoàn Thủ đô
Vì lợi ích đoàn viên 07/12/2024 15:44