Tăng quản lý để lễ hội văn minh, giàu bản sắc

(LĐTĐ) Sau thời gian dài bị “ngắt quãng” vì dịch Covid-19, xuân Quý Mão 2023, các di tích trên địa bàn Thủ đô đã tưng bừng khai hội trở lại với sự tham gia của hàng nghìn lượt khách. Năm nay, hoạt động lễ hội có nhiều chuyển biến tích cực, công tác tổ chức và quản lý được đặc biệt chú trọng với kế hoạch bài bản, hướng tới một mùa lễ hội văn minh, giàu truyền thống.
Kiên quyết xử lý vi phạm ở các lễ hội xuân tại quận Tây Hồ Khai mạc Lễ hội kỷ niệm Ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Hắc Đế Huyện Hoài Đức tăng cường phòng, chống cháy, nổ tại các di tích, lễ hội đầu năm

Nét đẹp từ sự đổi mới

Là một trong những điểm đến thu hút du khách bậc nhất miền Bắc, từ Tết Nguyên đán cho đến nay, chùa Hương (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) luôn trong tình trạng tấp nập người đi lễ. Trong đó, đông nhất là vào ngày khai hội (mồng 6 tháng Giêng) và Rằm tháng Giêng, mỗi ngày nơi đây đón hàng chục nghìn lượt khách.

Để chuẩn bị cho mùa lễ hội năm nay, từ cuối năm 2022, Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức đã tập huấn ứng xử văn minh du lịch cho người dân tham gia các hoạt động du lịch, dịch vụ ở lễ hội. Đối với công tác tuyên truyền, ngay từ đường vào khu vực chùa, dọc suối Yến cho đến các không gian thờ tự, Ban tổ chức treo nhiều bảng biển, phát loa phóng thanh, tờ rơi tuyên truyền về văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.Các hộ gia đình tham gia kinh doanh, hoạt động dịch vụ ký cam kết bán hàng niêm yết giá, không tự ý nâng giá dịch vụ…

Tăng quản lý để lễ hội văn minh, giàu bản sắc
Đông đảo du khách tới tham dự lễ hội chùa Hương.Ảnh: Lê Thắm

Theo ông Nguyễn Bá Hiển, Trưởng ban Quản lý Khu Di tích thắng cảnh Hương Sơn: “Điểm nổi bật của Lễ hội chùa Hương năm nay là Ban tổ chức đã đổi mới hình thức bán vé tham quan, từ hình thức vé truyền thống sang mô hình vé điện tử. Đồng thời, sắp xếp lại các điểm bán vé, phương thức bán vé, bỏ việc bán vé tại 2 cổng Tiên Mai và Đông Khê để bảo đảm thông thoáng, tạo điều kiện cho du khách tham quan, trảy hội”.

Đáng chú ý, năm nay, Ban tổ chức cũng thí điểm mô hình chạy xe điện tại các điểm bến xe để du khách về chùa Hương có thể thuận tiện tham quan, thưởng ngoạn vẻ đẹp của xã Hương Sơn. Nhờ đổi mới trong quản lý và tổ chức, mặc dù lượng khách đông nhưng không xảy ra tình trạng chen chúc, lộn xộn. Nạn “rải” tiền lẻ, thắp hương, đốt vàng mã giảm hẳn. Bà Đinh Thị Hương (Láng Thượng, Đống Đa) cho biết: “Đã mấy năm rồi, tôi mới đi lễ ở chùa Hương. Năm nay người đi lễ rất đông, nhưng khi đi lễ thấy yên tâm hơn, các nơi thờ tự đều văn minh hơn so với trước đây”.

Tương tự, tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), Hội Gióng được khai mạc vào sáng mùng 6 Tết Quý Mão là một trong những lễ hội lớn nhất của Hà Nội dịp đầu xuân năm mới. Năm 2023, huyện Sóc Sơn đã có những đổi mới để lễ hội diễn ra an toàn, văn minh, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, đáp ứng nhu cầu của người dân. Theo đó, huyện đã xây dựng kịch bản cụ thể mở rộng khu vực diễn ra các trò chơi dân gian để tránh tình trạng tập trung cục bộ tại khu vực trung tâm; bố trí những bãi đỗ xe rộng rãi hơn để đáp ứng nhu cầu của du khách. Lễ hội cũng thay đổi hình thức phát lộc bằng cách chia nhỏ số lượng giò hoa tre ra các ngôi đền, cho nên đã không xảy ra tình trạng tranh cướp. Nhiều du khách cho biết, dù đông người dự lễ nhưng việc chặt chém, chèo kéo đã hạn chế rất nhiều so với những lễ hội trước.

Còn tại Phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ), Rằm tháng Giêng luôn là thời điểm du khách tập trung đi lễ đông đúc nhất. Khác với những năm trước, năm nay, nhờ có sự phối hợp chặt chẽ giữa ủy ban, lực lượng công an và ban quản lý di tích, tình trạng chen lấn xô đẩy đã giảm bớt. Lượng người đổ về đông nhưng ai nấy đều hành lễ văn minh, nghiêm túc. Ban quản lý di tích cũng thường xuyên nhắc nhở khách giữ gìn vệ sinh chung khi đi lễ, thắp hương, hóa vàng đúng nơi quy định.

Phối hợp chặt chẽ đảm bảo an ninh, an toàn

Hà Nội có khoảng 1.200 lễ hội mỗi năm, với nhiều lễ hội lớn như: Hội Gióng (Sóc Sơn), Tản Viên Sơn Thánh (huyện Ba Vì), Cổ Loa (huyện Đông Anh)… và các di tích thu hút đông người đi lễ đầu năm như: Phủ Tây Hồ, Chùa Trấn Quốc (quận Tây Hồ). Mùa lễ hội năm nay dự báo lượng khách tham gia sẽ tăng cao do nhu cầu du lịch, tham quan sau thời gian dài tạm hoãn do dịch Covid-19. Lường trước tình huống này, các địa phương tổ chức lễ hội xuân đều chủ động “đi trước” mùa lễ hội, xây dựng và triển khai kế hoạch từ rất sớm, trong đó tập trung giải pháp xử lý ùn tắc giao thông, phòng, chống dịch bệnh, cháy nổ, ô nhiễm môi trường…

Là địa bàn có hàng chục lễ hội diễn ra từ đầu năm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Ba Đình Phạm Thị Diễm cho biết, để phục vụ cho mùa lễ hội, quận đã thành lập các đoàn kiểm tra trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi, lưu hành, kinh doanh văn hóa phẩm trái phép và kiểm tra chặt chẽ các hoạt động dịch vụ, niêm yết công khai giá dịch vụ; kiểm tra, ngăn chặn các hành vi gian lận đối với các tổ chức, cá nhân lợi dụng lễ hội để tăng giá, ép giá. Đồng thời, quận cũng kiểm tra công tác quy hoạch sắp xếp hàng quán, dịch vụ nơi trông giữ phương tiện giao thông; công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cháy, nổ; công tác bảo đảm vệ sinh môi trường; việc quản lý thu, chi tiền…

Về phía huyện Mỹ Đức, để duy trì công tác đảm bảo an ninh trật tự, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức Đặng Văn Cảnh - Trưởng Ban tổ chức lễ hội chùa Hương năm 2023 thông tin, Ban Tổ chức lễ hội đã thành lập 7 tiểu ban, một trạm kiểm soát và một tổ kiểm tra liên ngành bảo đảm bảo an ninh, trật tự khu vực trong lễ hội và xung quanh lễ hội; bảo vệ tuyệt đối an toàn cho du khách về tham quan lễ phật.

Các hành vi chèo kéo, ép giá, tranh giành khách, đổi tiền lẻ, cờ bạc, hành nghề mê tín dị đoan… sẽ được kiểm soát, xử lý nghiêm bởi 4 tổ an ninh trật tự, thường trực tại các điểm trọng yếu, như: Khu vực Thiên Trù - Hương Tích - Giải Oan, khu vực bến đò Thiên Trù, khu vực đền Trình - bến Yến, khu vực trung tâm xã Hương Sơn - tuyến chùa Thanh Sơn - Long Vân - Tuyết Sơn. Bên cạnh việc đảm bảo đảm an ninh trật tự, an toàn vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh...

Tại quận Tây Hồ, công tác phòng cháy, chữa cháy và đảm bảo an ninh trật tự đặc biệt được quan tâm. Theo đó, Công an quận Tây Hồ đã sớm triển khai các phương án đảm bảo phòng, chống cháy nổ tại Phủ Tây Hồ. Lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn Công an quận đã tiến hành kiểm tra công tác phòng cháy tại Phủ Tây Hồ. Đặc biệt là tại những nơi có nguy cơ cháy, nổ cao như: Bếp nấu ăn, các bãi đỗ xe, các hộ kinh doanh, buôn bán; kiểm tra hệ thống điện; tình trạng, khả năng hoạt động của phương tiện phòng cháy chữa cháy tại chỗ... để kịp thời phát hiện, hướng dẫn khắc phục các tồn tại, vi phạm. Quận cũng mạnh tay xử lý các trường hợp chặt chém giá trông giữ phương tiện. Cụ thể, từ Mùng 1 Tết Nguyên đán đến Rằm tháng Giêng, quanh các lễ hội trên địa bàn, đặc biệt là Phủ Tây Hồ, chùa Trấn Quốc, lực lượng chức năng quận Tây Hồ đã xử lý 55 trường hợp lấn chiếm vỉa hè tổ chức trông giữ phương tiện sai phép, không niêm yết giá theo quy định…

Đã thành nét đẹp văn hóa, mùa Xuân luôn gắn liền với những lễ hội truyền thống của người Việt. Mong rằng công tác quản lý lễ hội ở các địa phương được thực thi nghiêm túc, mỗi người dân tham gia lễ hội đề cao ý thức, trách nhiệm vì cái chung, vì cộng đồng để lễ hội thực sự là điểm đến văn hóa tâm linh hấp dẫn cho du khách.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Việc có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024, thống kê đến nay, Hà Nội đã có 189 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngoài ra, Thành phố cũng đã có 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên các lĩnh vực.
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

(LĐTĐ) Để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thủ đô phát triển bền vững và đi vào cuộc sống, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thành phố Hà Nội mong muốn huyện Mê Linh quan tâm đẩy mạnh kết nối cung - cầu; thiết lập các kênh phân phối mới như thương mại điện tử; có giải pháp chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; quan tâm tổ chức du lịch kết hợp với quảng bá sản phẩm địa phương…
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 18/11, Uỷ ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024), 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động