Tăng lãi suất để hút vốn cho đầu tư phát triển

(LĐTĐ) Lần đầu tiên sau 2 năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã quyết định tăng loạt lãi suất điều hành gồm trần lãi suất huy động, lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn. Việc tăng lãi suất tiền gửi, hy vọng sẽ hút người dân gửi tiền tiết kiệm để ngân hàng có vốn “bơm” cho nền kinh tế, thay vì nhiều người dân tìm đến kênh bất động sản đầu tư như trước.
Thêm hai ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi Fed có thể sẽ thực hiện nhiều đợt tăng mạnh lãi suất Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, nghiên cứu tăng lãi suất huy động

Ảnh hưởng từ thế giới

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), việc FED và các ngân hàng trung ương khác trên thế giới tăng lãi suất có thể tác động đáng kể đến châu Á. Các nhà hoạch định trong khu vực cần có chính sách phù hợp với nền kinh tế của mình, đặc biệt tập trung vào việc giúp đỡ những người nghèo và dễ bị tổn thương.

Tăng lãi suất để hút vốn cho đầu tư phát triển
Theo quy định của NHNN, nhiều ngân hàng đã tăng lãi suất tiền gửi để huy động vốn.

FED tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm % lên 3-3,25%, mức cao nhất trong gần 15 năm qua nhằm kiềm chế lạm phát đang ở mức cao nhất trong 4 thập kỷ vừa qua. Các quan chức FED dự báo, Mỹ sẽ phải tiếp tục tăng lãi suất cơ bản lên khoảng 4,4% vào cuối năm nay và tăng thêm vào năm tới, lên khoảng 4,6% - mức cao nhất kể từ năm 2007. Bằng cách tăng lãi suất cho vay, FED làm cho việc vay thế chấp hoặc vay mua ô tô hoặc kinh doanh trở nên tốn kém hơn.

Khi đó, người tiêu dùng và doanh nghiệp sẽ đi vay và chi tiêu ít hơn, giúp hạ nhiệt nền kinh tế, làm chậm tốc độ lạm phát. Lãi suất cao hơn của Mỹ thu hút các khoản đầu tư toàn cầu và tăng giá trị của đồng USD. Điều đó giúp ích cho Mỹ, nhưng làm suy yếu các nền kinh tế khác, khiến mọi thứ từ trả nợ đến nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn.

Cũng theo ADB, lãi suất tăng làm giảm thanh khoản toàn cầu và điều này có thể làm chậm sự phục hồi của châu Á theo một số cách. Đối với các doanh nghiệp, môi trường tín dụng thắt chặt hơn dẫn đến chi phí đi vay cao hơn, làm giảm khả năng sinh lời và các ưu đãi đầu tư của họ. Khi chi phí đi vay tăng lên, các hộ gia đình có xu hướng chi tiêu ít hơn, đặc biệt là hàng tiêu dùng lâu bền và nhà ở. Nhu cầu giảm và tăng trưởng toàn cầu yếu hơn đặt ra những thách thức đối với ngành sản xuất và xuất khẩu của châu Á.

Việc thắt chặt tiền tệ ở Mỹ khiến nhiều nhà đầu tư rút tiền ra khỏi các nền kinh tế châu Á, gây ra sự sụt giảm giá trị tiền tệ ở hầu hết nền kinh tế. Đồng tiền mất giá mạnh thường làm tăng áp lực lạm phát thông qua giá nhập khẩu lương thực và năng lượng cao hơn, làm cán cân vãng lai lệch nhiều hơn, do đó có thể dẫn đến việc các quốc gia gặp khó khăn trong việc thanh toán các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu của họ hoặc trả các khoản nợ nước ngoài.

ADB nhận định các nước đang phát triển ở châu Á sẽ không tránh khỏi tác động lan tỏa từ việc thắt chặt tiền tệ ở Mỹ và các nền kinh tế lớn khác, tuy nhiên khu vực này có đủ khả năng để đối phó với hậu quả. Trong vài thập kỷ qua, đặc biệt kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, hầu hết các nền kinh tế trong khu vực đã áp dụng các chính sách kinh tế vĩ mô, thận trọng, bao gồm tỷ giá hối đoái linh hoạt để đối phó với các cú sốc bên ngoài, chính sách tiền tệ chủ động để kiềm chế lạm phát và chính sách tài khóa phù hợp để giữ nợ công ở mức hợp lý và bền vững. Những biện pháp này, cùng với những nỗ lực không ngừng nhằm tăng cường hệ thống an sinh xã hội, sẽ rất quan trọng trong những tháng và những năm tới.

Không lâu sau khi FED đưa ra quyết định tăng lãi suất điều hành thêm 0,75 điểm %, NHNN cũng có động thái tương tự với việc tăng 1 điểm % hầu hết mức lãi suất điều hành. Đây là lần điều chỉnh lãi suất điều hành đầu tiên của NHNN trong hai năm gần nhất và là lần tăng lãi suất đầu tiên kể từ năm 2016. Tuy nhiên, trước khi tăng lãi suất điều hành, cơ quan quản lý tiền tệ Việt Nam đã phát đi nhiều tín hiệu và chính sách mang tính thắt chặt nhằm kiểm soát tình trạng lạm phát và ổn định tỷ giá USD/VND trên thị trường.

Một trong những công cụ được NHNN sử dụng nhiều nhất và mạnh nhất trong giai đoạn biến động vừa qua là mua/bán tín phiếu trên thị trường mở. Hoạt động này giúp cơ quan quản lý điều tiết được lượng tiền Đồng đang lưu hành trên thị trường, từ đó làm tăng/giảm cung tiền. Đáng chú ý, chỉ trong 7 ngày làm việc trước đợt tăng lãi suất điều hành kể trên, NHNN đã thực hiện bán tín phiếu kỳ hạn 7 và 14 ngày với giá trị lên tới 110.400 tỷ đồng. Giao dịch này đồng nghĩa với việc NHNN đã rút về lượng tiền Đồng tương ứng với giá trị tín phiếu đã bán ra chỉ trong thời gian ngắn.

Ở chiều ngược lại, NHNN vẫn thực hiện mua tín phiếu kỳ hạn ngắn với giá trị bình quân gần 1.000 tỷ đồng/phiên để hỗ trợ thanh khoản cục bộ cho một số tổ chức tín dụng. Đáng chú ý, trong nửa đầu tháng 9, NHNN vẫn thực hiện bơm tiền Đồng ra ngoài thông qua thị trường mở với giá trị xấp xỉ 66.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngay khi ghi nhận những biến động trên thị trường tiền tệ quốc tế và trong nước, NHNN đã một lần nữa đảo chiều dòng tiền trên thị trường tín phiếu.

Ngoài ra, việc lãi suất tín phiếu NHNN bán ra tăng từ 4%/năm lên 4,5%/năm cũng cho thấy quyết tâm giảm khối lượng tiền Đồng trong hệ thống ngân hàng thương mại của cơ quan quản lý. Trong đó, NHNN chấp nhận trả mức lãi suất cao hơn để các ngân hàng thương mại dùng tiền Đồng mua lại tín phiếu kỳ hạn.

Với việc áp lực lạm phát và tỷ giá gia tăng khi FED tăng lãi suất, việc NHNN rút về lượng lớn tiền Đồng trong hệ thống ngân hàng sẽ làm giảm khả năng cung ứng tín dụng của các ngân hàng, từ đó làm giảm vòng quay tiền. Chính sách này có mục tiêu trực tiếp là giảm tỷ lệ lạm phát.

Ngoài ra, việc giảm khối lượng tiền Đồng trong hệ thống ngân hàng cũng giúp lãi suất cho vay VND trên kênh liên ngân hàng duy trì ở mức cao hơn nhiều so với lãi suất vay USD (trên 5% so với trên 2%). Điều này làm hạn chế nhu cầu nắm giữ USD từ các ngân hàng thương mại, qua đó tác động hạ nhiệt tỷ giá gián tiếp trên thị trường.

...Đến tăng lãi suất nhằm ổn định tỷ giá

Thông tin tại cuộc họp báo diễn ra mới đây, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, quyết định tăng lãi suất của NHNN nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi kinh tế, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Đây cũng là ưu tiên số một của NHNN trong thời gian tới. Dù tăng lãi suất điều hành, nhưng NHNN sẽ vận động các tổ chức tín dụng cắt giảm chi phí để giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay và nghiên cứu giảm lãi suất ở một số lĩnh vực ưu tiên.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến ngày 16/9/2022, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 10,47% so với cuối năm 2021 và tăng 17,19% so với cùng kỳ năm 2021. Tín dụng tập trung vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Nhờ đó, đã góp phần kích hoạt mạnh mẽ các hoạt động kinh tế, tạo đà phục hồi các chỉ số vĩ mô, từ đó giúp nền kinh tế dần khôi phục và tăng trưởng.

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng việc NHNN tăng lãi suất là cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Việc tăng lãi suất sẽ làm tăng giá tiền VND trước sức ép đồng USD tăng giá trong bối cảnh FED tăng lãi suất. Sức ép tỷ giá hối đoái căng thẳng từ đầu năm tới nay với mức tăng trên 4%. Nếu FED tiếp tục tăng lãi suất, tỷ giá hối đoái có thể tiếp tục tăng. Vì vậy, Việt Nam tăng lãi suất để kìm hãm đà tăng của tỷ giá. Nếu không kìm hãm được tỷ giá hối đoái, giá hàng hóa nhập khẩu tăng và làm lạm phát tiếp tục tăng cao. Điều chỉnh lãi suất còn có tác dụng kiểm soát tín dụng, thắt chặt tiền tệ. Trên cơ sở này để ổn định giá trị đồng tiền và chống lạm phát.

Đầu năm 2022, Chính phủ đề ra mục tiêu giảm lãi suất trên cơ sở chương trình phục hồi kinh tế. Doanh nghiệp mong muốn lãi suất tiếp tục hạ để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đó là mong muốn chủ quan của cơ quan chức năng và doanh nghiệp. Trong khi, tác động khách quan từ bên ngoài rất mạnh. Vì vậy, cần có biện pháp linh hoạt để đối phó.

Theo NHNN, trong bối cảnh hiện nay, việc duy trì công cụ hạn mức tín dụng là phù hợp, nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, qua đó góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô. Tín dụng được điều hành nhằm tích cực hỗ trợ phục hồi kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát; chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Trao niềm tin vì sự phát triển chung

Khoảng hơn 5 năm qua, ngoại trừ gần 2/3 thời gian do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, do lãi suất huy động vốn quá thấp, nên dòng tiền trong cư dân chủ yếu đầu tư qua kênh bất động sản và chứng khoán. Trong đó, lĩnh vực bất động sản là nhiều nhất. Thậm chí, cả hệ thống ngân hàng dư nợ cho vay bất động sản cũng rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay, sau sự cố trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán và đặc biệt việc Ban chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết số 18 liên quan đến chính sách đất đai cũng như Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang hoàn thiện thì dòng vốn trong dân có xu hướng chững lại.

Trong bối cảnh đó, căn cứ vào nội tại của nền kinh tế, ngân hàng Nhà nước đã có chính sách nới hạn mức tín dụng, nên hiện tại hầu hết các ngân hàng thương mại đã chính thức tăng lãi suất tiền gửi, trung bình từ 7-7,5%/năm. Phải khẳng định, trong bối cảnh hiện nay, mức lãi suất như trên là khá hấp dẫn.

Ở một số quốc gia như Nhật Bản, khi nền kinh tế gặp khó, ngân hàng thiếu vốn, Chính phủ khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng. Bất chấp lãi suất thấp, người dân vẫn gửi tiền vào ngân hàng, đồng hành cùng Chính phủ vượt qua khó khăn. Còn hiện tại, dù lãi suất huy động của các ngân thương mại ở ta đã điều chỉnh tăng, nhưng chưa thu hút được nhiều người dân có lẽ cũng bởi yếu tố niềm tin. Hy vọng, tới đây khi cộng đồng doanh nghiệp được tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn ngân hàng cũng chính là thông điệp mạnh mẽ gửi đến người dân, dòng vốn đang được chuyển vào nền kinh tế để phục vụ nhu cầu phát triển, khi đó người dân ắt sẽ tìm đến ngân hàng.

Hấp dẫn như vậy, nhưng theo khảo sát, nhiều người dân có vốn vẫn chưa “mặn mà” gửi tiền vào ngân hàng, nhiều người còn do dự. Một ông chủ có hệ thống khách sạn có tiếng ở Hà Nội, vốn “thông thạo” kinh tế chia sẻ với chúng tôi: Ở các nền kinh tế phát triển, khi người dân gửi tiền vào ngân hàng, đồng tiền đó sẽ được “bơm” cho các doanh nghiệp để mở rộng sản xuất - kinh doanh, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động. Song qua theo dõi, thời gian qua, dư nợ bất động sản khá lớn, người có tiền, thậm chí rất nhiều tiền cũng muốn gửi vào ngân hàng để giúp doanh nghiệp đang khát vốn có nguồn vốn để phục vụ cho việc sản xuất - kinh doanh.

Bởi vậy, không bàn đến các yếu tố vĩ mô, để tiền nhàn rỗi trong dân “chảy” vào hệ thống ngân hàng, điều quan trọng các ngân hàng phải dùng số tiền đó để “bơm” vào cho phát triển kinh tế. Cụ thể cho các doanh nghiệp vay để hồi phục, mở rộng sản xuất - kinh doanh. Một khi các doanh nghiệp dễ tiếp cận với vốn vay để mở rộng sản xuất - kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, tin tưởng trong một thời gian ngắn, người dân sẽ gửi lượng tiền khá lớn vào ngân hàng, thay vì mạo hiểm đầu tư vào bất động sản./.

Hà Phong

Nên xem

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

(LĐTĐ) Các doanh nghiệp du lịch tại Khánh Hoà kì vọng kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 và 1/5 này là "thời điểm vàng" để đón lượng lớn du khách đến tham quan, lưu trú. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho những chiêu trò lừa đảo như bán tour du lịch không chất lượng, giá r
HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố và các quận, huyện, thị xã có cách làm rất hay, sát thực tiễn, trong đó chú trọng thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan. Trong đó, phương thức giám sát tiếp tục được đổi mới theo hướng đi sâu vào những nội dung cụ thể, đi sát đến tận cơ sở.
Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

(LĐTĐ) Xe khách chở khoảng 20 hành khách đang chạy trên tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Long Thành - Dầu Giây thì bất ngờ bốc cháy, khiến nhiều người hoảng sợ.
Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Để tạo lòng tin, thu hút các nhà đầu tư, nhóm của Khuyên đã đưa ra phương thức trả tiền môi giới cao cho những người giới thiệu, trả lãi cho nhà đầu tư theo ngày với mức lãi suất cao hơn nhiều lần lãi suất ngân hàng (khoảng 2,93%/tháng). Từ năm 2019 đến nay, các đối tượng đã huy động được hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư.
Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng Phùng Văn Thi, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Nghị để điều tra làm rõ về các hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:

Tin khác

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Đồng thời, sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi.
Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

(LĐTĐ) Từ đầu tháng 4, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm ở một số ngân hàng nhen nhóm trở lại với mức tăng 0,1-0,2% tại các kỳ hạn khác nhau. Theo các chuyên gia nguyên nhân bởi đang có xu hướng dòng tiền rút ra khỏi ngân hàng tìm đến các kênh đầu tư khác trong khi đó tín dụng bắt đầu khởi sắc.
Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

(LĐTĐ) Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công (thay thế Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ).
Tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung vừa ký công điện yêu cầu người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương, ban quản lý dự án và chủ đầu tư đề cao trách nhiệm, tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đồng bộ, kịp thời, hiệu quả và quyết liệt hơn nữa.
Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định

Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định

(LĐTĐ) Những “cơn gió ngược” từ kinh tế thế giới như xung đột chính trị, lạm phát và lãi suất tăng cao, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm,… đã gây những tác động bất lợi, khiến kinh tế Việt Nam giảm đà tăng trưởng một cách đáng kể, có những lúc xuống mức thấp trong nhiều năm trở lại đây.
Ngân hàng nào đang có lãi suất huy động cao nhất?

Ngân hàng nào đang có lãi suất huy động cao nhất?

(LĐTĐ) Lãi suất huy động của các ngân hàng hiện vẫn duy trì ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, vậy lãi suất ngân hàng nào cao nhất?
Vẫn tăng sốc, giá vàng nhẫn lên gần 79 triệu đồng/lượng

Vẫn tăng sốc, giá vàng nhẫn lên gần 79 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng 11/4, giá vàng miếng SJC tăng trở lại và neo ở mốc 84 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn tiếp tục tăng điên cuồng, tiến sát mốc 79 triệu đồng/lượng.
Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động

Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động

(LĐTĐ) Hôm nay (10/4), nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động, trong đó có những ngân hàng lần thứ hai điều chỉnh tăng lãi suất.
TP.HCM: Triển khai nhiều giải pháp để cải thiện chỉ tiêu phát triển kinh tế

TP.HCM: Triển khai nhiều giải pháp để cải thiện chỉ tiêu phát triển kinh tế

(LĐTĐ) Mặc dù đã có nhiều cải thiện, nhưng một số chỉ tiêu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn tăng trưởng thấp hoặc không đạt, cần phải có giải pháp khắc phục.
Xem thêm
Phiên bản di động