Tăng cường tuyên truyền, nắm chắc tình hình nhân dân và các vấn đề phát sinh tại cơ sở

(LĐTĐ) Chiều 14/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban sơ kết công tác Mặt trận Quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác Quý II/2022. Các đồng chí: Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố; Phạm Quí Tiên - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố dự hội nghị.
Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ Làm rõ vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn trong bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở Hà Nội: Tiếp nhận gần 26 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” đợt 1

Theo báo cáo của Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố, trong Quý I/2022, công tác an sinh xã hội chăm lo cho người nghèo, đối tượng chính sách xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, hội viên của MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên được quan tâm.

Tính từ 1/1/2022 đến 31/3/2022, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ công tác phòng, chống dịch gần 1,3 tỷ đồng tiền mặt và nhiều hàng hóa, vật tư y tế, nhu yếu phẩm… trị giá hàng chục tỷ đồng.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến nhanh, Thành phố đạt đỉnh dịch Covid-19, nhiều cán bộ Mặt trận mắc Covid-19, tuy nhiên, Mặt trận các cấp đã nỗ lực cao độ, căng mình cùng cả hệ thống chính trị hoàn thành các nhiệm vụ được giao, tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đồng lòng, chung sức phòng, chống dịch, thích ứng an toàn, linh hoạt, chủ động ngay tại cơ sở, góp phần kiểm soát dịch bệnh.

Tăng cường tuyên truyền, nắm chắc tình hình nhân dân và các vấn đề phát sinh tại cơ sở
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương phát biểu tại Hội nghị.

Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tổ chức Hội nghị chuyển giao kinh phí chương trình “Sóng và máy tính cho em” hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại 25 quận, huyện thị xã; chuyển giao kinh phí, vật tư y tế, nhu yếu phẩm đến các bệnh viện, lực lượng phòng, chống dịch và người dân khó khăn do dịch bệnh.

Bên cạnh đó, MTTQ Việt Nam Thành phố đã triển khai các kế hoạch giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền năm 2022; kế hoạch tham gia công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 2022; tổ chức 2 hội nghị góp ý dự thảo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở…

Trong Quý II/2022, MTTQ Việt Nam Thành phố sẽ triển khai thực hiện 9 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tiếp tục Vận động ủng hộ Quỹ ‟Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2022 và công tác phòng, chống dịch Covid-19; kiểm tra việc vận động và quản lý Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” và các Quỹ An sinh xã hội năm 2022; phối hợp triển khai phong trào thi đua “Đoàn kết, sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập Quốc tế”; tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp Quốc hội và Hội đồng nhân dân Thành phố; tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân...

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Phạm Quí Tiên đánh giá cao công tác Mặt trận của Thành phố trong thời gian qua, nổi bật là trong công tác phòng, chống dịch.

Nhấn mạnh việc 4 cơ quan, gồm Thành ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã ký kết Quy chế phối hợp, trong đó nêu rất rõ mối quan hệ phối hợp công tác giữa Thường trực Hội đồng nhân dân và Thường trực Ủy ban MTTQ, đồng chí Phạm Quí Tiên yêu cầu Thường trực Ủy ban MTTQ các quận, huyện tham khảo, ký kết phối hợp với các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố để triển khai hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ.

Kết luận hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương cho biết, trong Quý I/2022, MTTQ Thành phố đã tiến hành làm việc với 10 quận, huyện để đánh giá kết quả nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XVII MTTQ Việt Nam Thành phố. Qua làm việc ghi nhận, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn không lường trước được như dịch bệnh, bão lũ, thiên tai... tuy nhiên, các cấp Mặt trận đã nỗ lực vượt khó, đổi mới sáng tạo, thích ứng linh hoạt với tình hình với và yêu cầu đặt ra trong công tác Mặt trận. Đến nay, cơ bản các chỉ tiêu Đại hội đều đạt; nhiều kết quả trong công tác Mặt trận được người dân đánh giá cao...

Về nhiệm vụ thời gian tới, đồng chí Nguyễn Lan Hương đề nghị với các chỉ tiêu nhiệm kỳ chưa hoàn thành, cần đánh giá, phân tích kỹ các nguyên nhân; tiếp tục tuyên truyền vận động, lan tỏa các cách làm hay, mô hình tốt để đảm bảo có kết quả thực chất, tránh chạy theo thành tích.

Đồng thời, nên tăng cường tuyên truyền vận động, nắm chắc tình hình nhân dân và các vấn đề phát sinh tại cơ sở để chủ động tham mưu và định hướng cho nhân dân về các vấn đề địa phương đang triển khai, từ đó giúp dân nắm được, hiểu và ủng hộ chính quyền. Để làm được như vậy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố yêu cầu các cấp Mặt trận phải đổi mới phương thức nắm bắt tình hình nhân dân, đổi mới đội ngũ nắm bắt dư luận xã hội; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Mặt trận; nâng cao công tác hoạt động của Ban Công tác Mặt trận tại các khu dân cư...

B.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Cháy nhà 5 tầng trong đêm, cảnh sát cứu thoát 2 người mắc kẹt

Hà Nội: Cháy nhà 5 tầng trong đêm, cảnh sát cứu thoát 2 người mắc kẹt

(LĐTĐ) Sáng 30/11, thông tin từ Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) - Công an thành phố Hà Nội cho biết, một đám cháy xảy ra tại nhà 5 tầng. Thời điểm cháy có 2 người mắc kẹt được cảnh sát cứu thoát.
Đồng Nai: Hơn 700 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm cho người lao động

Đồng Nai: Hơn 700 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm cho người lao động

(LĐTĐ) Trong số các danh nghiệp (DN) chậm đóng các loại bảo hiểm cho người lao động (NLĐ), có nhiều DN chậm đóng từ 51 tháng đến 108 tháng.
Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 17/1/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 179/KH-TLĐ ngày 3/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, đến nay, các nội dung công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã cơ bản hoàn thành.
Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.
“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Hà Nội đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng thành phố thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm Thủ đô. Trong khi Thành phố phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: Dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng, những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước, xử lý ngập nước…
Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

(LĐTĐ) Chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi và xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản trị quốc gia. Theo các chuyên gia, việc xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm là vấn đề đặt ra hàng đầu.
Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Thực tế cho thấy, dù được quan tâm, phát triển đồng bộ, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá, tuy nhiên hiện hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được tháo gỡ.

Tin khác

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Hà Nội đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng thành phố thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm Thủ đô. Trong khi Thành phố phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: Dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng, những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước, xử lý ngập nước…
Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Thực tế cho thấy, dù được quan tâm, phát triển đồng bộ, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá, tuy nhiên hiện hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được tháo gỡ.
Dữ liệu số là tài nguyên để xây dựng thành phố thông minh

Dữ liệu số là tài nguyên để xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023, sáng 29/11 đã diễn ra tọa đàm với chủ đề Khai thác dữ liệu - xây dựng thành phố thông minh phát triển bền vững. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải tham dự tọa đàm.
Bàn giải pháp để Hà Nội xây dựng thành phố thông minh bền vững

Bàn giải pháp để Hà Nội xây dựng thành phố thông minh bền vững

(LĐTĐ) Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, một thành phố phát triển bền vững là thành phố phát triển với mọi tiện ích thông minh, được thể hiện thông qua những lựa chọn “thông minh”, giải pháp “thông minh”, công nghệ “thông minh”.
Hà Nội hướng tới xây dựng thành phố phát triển với mọi tiện ích thông minh

Hà Nội hướng tới xây dựng thành phố phát triển với mọi tiện ích thông minh

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, mô hình thành phố thông minh bền vững mà thành phố Hà Nội hướng tới sẽ mang lại môi trường sống thực sự chất lượng, tiện ích, an toàn, thân thiện cho mọi người dân; xây dựng chính quyền phục vụ vì sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp…
Để Thủ đô có "nguyên khí" mạnh, phải "mở khóa" chính sách thu hút nhân tài

Để Thủ đô có "nguyên khí" mạnh, phải "mở khóa" chính sách thu hút nhân tài

(LĐTĐ) "Hiền tài là nguyên khí quốc gia", nên trong chiến lược phát triển Thủ đô không thể thiếu chiến lược thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao như một khâu đột phá bảo đảm cho sự thành công. Vì vậy, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần xây dựng các cơ chế đặc thù tương xứng, cụ thể và khả thi về thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ông Nguyễn Hữu Tuyên được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm

Ông Nguyễn Hữu Tuyên được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Kỳ họp lần thứ 13 Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Bắc Từ Liêm đã thực hiện quy trình bầu chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) và Chủ tịch HĐND quận. Theo đó, 100% đại biểu bầu ông Nguyễn Hữu Tuyên, Phó Bí thư Quận ủy giữ chức vụ Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm, nhiệm kỳ 2021-2026.
Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 14

Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 14

(LĐTĐ) Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 14, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố (khóa XVII) họp trong hai ngày 23 và 24/11/2023.
Ưu tiên đầu tư văn hóa, giáo dục để hiện thực hóa xây dựng Thủ đô Văn hiến- Văn minh- Hiện đại

Ưu tiên đầu tư văn hóa, giáo dục để hiện thực hóa xây dựng Thủ đô Văn hiến- Văn minh- Hiện đại

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội mong muốn lãnh đạo Thủ đô nên ưu tiên lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ hơn là lĩnh vực kinh tế. Tập trung bảo tồn các di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội, các giá trị văn hóa người Hà Nội...
Khi Thành phố được phân quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án quy mô đến 20.000 tỷ đồng

Khi Thành phố được phân quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án quy mô đến 20.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Ngoài thẩm quyền đầu tư theo quy định của pháp luật, Điều 43 Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đẩy mạnh phân quyền cho Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Trong đó, phân quyền cho Hà Nội quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công tối đa 20 nghìn tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động