Tăng cường phòng, chống tội phạm trong tình hình mới

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 1944/QĐ-TTg ngày 18/11/2021 phê duyệt Chương trình thực hiện Kết luận số 13-KL/TW ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới Đẩy mạnh công tác phòng, chống tội phạm trong mùa dịch Covid-19 Tạo chuyển biến căn bản trong phòng, chống tội phạm, buôn lậu và hàng giả

Mục tiêu cụ thể của Chương trình là chủ động phòng ngừa, tiếp tục làm giảm tội phạm, năm sau giảm so với năm trước; giảm tỉ lệ tái phạm tội; giảm ít nhất 5% các tội phạm xâm hại trẻ em so với giai đoạn 2016-2020. Tỉ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm hằng năm đạt trên 75%; các tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 90% tổng số vụ án khởi tố. Bắt giữ, vận động đầu thú 30% số đối tượng truy nã hiện có và phấn đấu bắt 50% số đối tượng truy nã phát sinh.

Nâng cao chất lượng xét xử

Chương trình đặt mục tiêu bảo đảm 100% các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đều được tiếp nhận, phân loại, xử lý; tỉ lệ giải quyết đạt trên 90%. Truy tố đúng thời hạn trên 90% số vụ án hình sự đã có kết luận điều tra đề nghị truy tố, bảo đảm truy tố bị can đúng tội đạt trên 95%. Nâng cao chất lượng xét xử, tỉ lệ giải quyết án hình sự đạt trên 88%. Tăng cường các biện pháp phòng, chống oan sai, chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.

Tăng cường phòng, chống tội phạm trong tình hình mới
Chính phủ yêu cầu thực hiện có hiệu quả các hình thức tuyên truyền phòng, chống tội phạm, nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân, nhất là thanh thiếu niên, người lao động, học sinh, sinh viên...

Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các vụ án về kinh tế, chức vụ, tham nhũng, tiêu cực, nâng tỉ lệ giải quyết và kết thúc điều tra các vụ án tham nhũng năm sau cao hơn năm trước; nâng tỉ lệ thu hồi, kê biên, phong tỏa tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng đạt trên 60%; bảo đảm 100% các vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đều được chuyển ngay đến cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Tập trung thực hiện hiệu quả công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội, phấn đấu tỉ lệ chuyển hóa thành công hằng năm đạt từ 60% trở lên; 85% các địa bàn đã chuyển hóa thành công không tái phức tạp trở lại.

Kiện toàn các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm bảo đảm gọn đầu mối, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đi vào thực chất; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan bảo vệ pháp luật bảo đảm năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

Phòng ngừa từ sớm, từ xa

Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ của Chương trình đặt ra là nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác phòng, chống tội phạm; chủ động phòng ngừa tội phạm, kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ; phòng ngừa từ sớm, từ xa, từ cơ sở là chính, lấy cơ sở là địa bàn trọng tâm nhằm giảm bền vững các loại tội phạm và giảm tỉ lệ phạm tội lần đầu. Trong đó, tổ chức rà soát, khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước, không để tội phạm lợi dụng các chủ trương, chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và phòng, chống dịch bệnh để trục lợi, vi phạm pháp luật.

Đồng thời, thực hiện có hiệu quả các hình thức tuyên truyền phòng, chống tội phạm, nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân, nhất là thanh thiếu niên, người lao động, học sinh, sinh viên... ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, biển đảo.

Thường xuyên mở các đợt cao điểm trấn áp tội phạm

Chương trình thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật trong công tác phòng, chống tội phạm.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tấn công trấn áp, điều tra, xử lý tội phạm. Cụ thể, tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả 15 đề án thuộc Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030; thường xuyên mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, tội phạm lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để hoạt động, tội phạm về ma túy, tội phạm xâm hại phụ nữ, trẻ em, tội phạm trên không gian mạng, tội phạm về môi trường, tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tham nhũng, tội phạm liên quan đến kinh doanh đa cấp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản....

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

(LĐTĐ) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thành phố Hà Nội đã và đang có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo để chung sức cùng các địa phương hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và xây dựng đô thị văn minh.
Lan tỏa hội thi “Sáng kiến, sáng tạo” tại Công ty CP Xích líp Đông Anh

Lan tỏa hội thi “Sáng kiến, sáng tạo” tại Công ty CP Xích líp Đông Anh

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Công ty Cổ phần Xích líp Đông Anh (17/7/1974 - 17/7/2024), 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), mới đây, Công ty Cổ phần Xích líp Đông Anh tổ chức hội thi Sáng kiến, sáng tạo năm 2024. Hội thi thu hút sự tham gia của 18 đội, đại diện cho các phòng, ban, phân xưởng tại Công ty.
Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Cả nước có 2 điểm 10 môn Ngữ văn

Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Cả nước có 2 điểm 10 môn Ngữ văn

(LĐTĐ) Cùng với việc công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024, sáng 17/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố kết quả phân tích phổ điểm đối với 9 môn thi của kỳ thi. Giáo dục công dân tiếp tục là môn thi có số lượng thí sinh được điểm 10 nhiều nhất với 3.661 thí sinh. Là môn thi tự luận duy nhất trong kỳ thi, môn Ngữ văn có 2 thí sinh đạt điểm 10.
Chi tiết phổ điểm 5 tổ hợp môn phổ biến dùng để xét tuyển đại học năm 2024

Chi tiết phổ điểm 5 tổ hợp môn phổ biến dùng để xét tuyển đại học năm 2024

(LĐTĐ) Ngay sau khi công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024 cùng kết quả phân tích phổ điểm đối với 9 môn thi của kỳ thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố kết quả phân tích phổ điểm của 5 tổ hợp môn phổ biến nhất dùng để xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2024.
Tiếp tục nỗ lực vì Thủ đô "Xanh - sạch - đẹp"

Tiếp tục nỗ lực vì Thủ đô "Xanh - sạch - đẹp"

(LĐTĐ) Ban Chỉ đạo 197 các cấp cần phải tăng cường xử lý, xử phạt nghiêm khắc các trường hợp vi phạm, tái phạm…
TP.HCM miễn học phí cho trẻ em mầm non 5 tuổi

TP.HCM miễn học phí cho trẻ em mầm non 5 tuổi

(LĐTĐ) Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP.HCM vừa thông qua tờ trình của UBND TP.HCM về việc ban hành nghị quyết quy định mức học phí và các khoản thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập từ năm học 2024 - 2025.
Du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động

Du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động

(LĐTĐ) Các chuyên gia cho rằng, với những lợi ích đa dạng và toàn diện, du lịch xanh trở thành một hướng phát triển quan trọng cho ngành Du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, để phát triển du lịch bền vững, vấn đề an toàn thực phẩm cần phải được giải quyết triệt để.

Tin khác

Bắt tạm giam nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng

Bắt tạm giam nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng

(LĐTĐ) Liên quan đến sai phạm tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Bộ Công an vừa bắt tạm giam đối với 4 bị can trong đó có bà Nguyễn Thị Hồng, nguyên Phó trưởng Ban Chỉ đạo 09, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2024 - 2029, thành phố Hà Nội cần xem xét thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở những tòa chung cư lớn để góp phần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình trên địa bàn. Đó là gợi mở của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến với thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động