Tăng cường phòng chống dịch tại các khu du lịch, di tích
Siết chặt quản lý, tăng cường công tác kiểm tra phòng chống dịch Covid-19 Hơn 1 vạn người trẩy hội chùa Hương, nhiều du khách không đeo khẩu trang chống dịch |
Phủ Tây Hồ sẽ không tổ chức hội
Thông tin tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội trong chiều 5/4, bà Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội thông tin, thời gian qua, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các quận, thị xã để duy trì thực hiện an toàn phòng, chống Covid-19 trong các hoạt động văn hóa, thể thao, đặc biệt là tại các di tích. Qua kiểm tra cho thấy, các điểm di tích triển khai khá tốt công tác phòng, chống dịch, trong đó có việc thực hiện “thông điệp 5K” (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế) theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Người dân đã có ý thức đeo khẩu trang đến các khu di tích, điểm du lịch trên địa bàn Hà Nội |
Tuy nhiên, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng nhận định, sắp tới sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội. Khoảng 1 tuần nữa là vào tháng 3 Âm lịch. Đây là thời điểm có nhiều lễ hội, đặc biệt các lễ hội trong tín ngưỡng thờ Mẫu được người dân rất quan tâm. “Do vậy, tại các di tích cần phải có phương án triển khai để làm tốt hơn các biện pháp phòng chống dịch. Chúng tôi sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan và các quận, huyện, thị xã tiếp tục tăng cường kiểm tra công tác phòng dịch tại các hoạt động này”, bà Trần Thị Vân Anh cho biết.
Phủ Tây Hồ là một trong những nơi nổi tiếng với tín ngưỡng thờ Mẫu tại Hà Nội từ xưa đến nay. Trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, ông Trương Tiến Hồi, Trưởng Tiểu ban quản lý di tích Phủ Tây Hồ cho biết, hằng năm Phủ Tây Hồ mở hội vào 2 ngày lễ chính là mùng 3 tháng 3 Âm lịch và 13 tháng 8 Âm lịch. “Trước đây, mỗi dịp tháng 3, chúng tôi thường tổ chức lễ hội trong 2 ngày, đầy đủ cả phần lễ và phần hội, sau đó mời người dân đến ăn uống, thậm chí có năm lên đến 800 - 900 mâm cỗ. Tuy nhiên, từ năm ngoái đến năm nay, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chúng tôi không tổ chức hội. Sắp tới đây, tại Phủ Tây Hồ cũng chỉ tổ chức cúng cầu cho quốc thái dân an chứ không tổ chức hội, không mời khách ăn uống như mọi năm”, ông Hồi cho biết.
Cũng theo ông Trương Tiến Hồi, cho đến thời điểm này, chưa có lệnh đóng cửa tại các khu di tích, do vậy, trong tháng 3 Âm lịch tới, Phủ Tây Hồ vẫn sẽ mở cửa đón khách. Tuy nhiên, để tránh tình trạng quá nhiều người tập trung đến lễ trong một thời điểm, Ban tổ chức sẽ tiến hành đóng cửa, ngắt quãng thời gian để điều tiết lượng người, không để chen chúc, quá tải, ảnh hưởng đến hiệu quả phòng dịch. Đặc biệt, để đảm bảo công tác phòng chống dịch, Phủ Tây Hồ cũng đã trang bị 5 máy rửa tay, khử khuẩn tự động phục vụ du khách. Tại các cổng vào Phủ đều có người trực, có khẩu trang phát cho mọi người, nhắc mọi người đeo khẩu trang.
“Từ khi được mở cửa lại đến nay, tôi thấy mọi người dân đến Phủ đều có ý thức đeo khẩu trang. Mặc dù mọi người dân đã có ý thức hơn trong công tác phòng, chống dịch, tuy nhiên, Ban quản lý cũng phải thường xuyên tuyên truyền, đặt biển nhắc nhở ở khắp mọi nơi trong khuôn viên di tích, kể cả trong khu vực vệ sinh”, ông Hồi cho biết.
Duy trì tốt các biện pháp phòng dịch
Không chỉ tại Phủ Tây Hồ mà tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, di tích trên địa bàn Hà Nội, như: Chùa Trấn Quốc, chùa Hà, chùa Quán Thánh... công tác phòng, chống dịch Covid-19 cũng được đặc biệt tăng cường. Tại cổng di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám luôn có nhân viên an ninh túc trực để hướng dẫn từng khách tham quan khai báo y tế, với nhiều hình thức, như: Khai báo điện tử quét mã QR code bằng điện thoại thông minh qua các ứng dụng Bluezone, Ncovi, Vietnam Health Declaration... hoặc khai báo bằng phiếu giấy. Theo ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, việc thực hiện khai báo được hướng dẫn tỉ mỉ và chỉ khi có kết quả khai báo thành công, du khách mới được mời vào tham quan.
Tại Phủ Tây Hồ các máy rửa tay, khử khuẩn tự động được lắp đặt phục vụ người dân. Ảnh: K.Tiến |
Bên cạnh việc hướng dẫn khách khai báo y tế, các nhân viên di tích còn tiến hành đo thân nhiệt và hướng dẫn khách dùng nước sát khuẩn, đeo khẩu trang trong suốt chuyến tham quan. Điều này đã giúp du khách nâng cao nhận thức, nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại nơi công cộng. Tuy nhiên, Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng thừa nhận, từ khi mở cửa trở lại đến nay, số lượng khách đến tham quan, du lịch cũng giảm đi đáng kể.
Không chỉ ở các khu di tích, du lịch trên địa bàn mà ngay tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố như: Long Biên, Hoàn Kiếm, Ba Vì, Chương Mỹ, Phú Xuyên việc duy trì và tăng cường các biện pháp phòng dịch tiếp tục được triển khai nghiêm túc. Thời gian qua, các địa phương đã tăng cường xử phạt các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch. Đơn cử như quận Hoàn Kiếm đã tiến hành xử phạt 223 trường hợp với số tiền khoảng 445 triệu đồng, huyện Chương Mỹ xử phạt 17 trường hợp với số tiền hơn 29 triệu đồng... |
Còn tại chùa Hương (huyện Mỹ Đức), Ban Quản lý di tích chùa Hương đã duy trì lực lượng tại ba chốt, mỗi chốt từ 8 đến 10 người, túc trực 24/24 giờ. Bên cạnh đó, tổ chức lực lượng tuyên truyền lưu động đi đò dọc suối Yến nhắc nhở mọi người thực hiện các biện pháp phòng dịch. Các ca-bin cáp treo được phun khử khuẩn khoảng 10 lần/ ngày. Các thuyền, đò cũng thực hiện giãn cách, không chở quá nhiều người. Tại các chùa, Ban Quản lý bố trí người đón lễ, người trả lễ để khách không dừng chân trong nội tự quá lâu. Đặc biệt, từ ngày 3/4, Trung tâm Y tế huyện đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên sàng lọc Covid-19 cho 152 người tham gia kinh doanh dịch vụ ăn uống, người chở đò, người bán vé, ban quản lý khu di tích, công an huyện, xã tham gia phân luồng du khách tại khu di tích chùa Hương và kết quả đều âm tính.
Được biết, trong thời gian tới Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ phối hợp với các địa phương duy trì kiểm tra, giám sát, bảo đảm công tác phòng chống dịch với các điểm đến du lịch, di tích của Thành phố. Riêng Sở Du lịch Hà Nội, hiện đã thành lập 2 đoàn thanh tra và kiểm tra các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trước và trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới, trong đó tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch. Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cũng duy trì 7 tổ công tác kiểm tra công tác phòng dịch tại các bến xe và các cửa ngõ ra, vào Thủ đô trong dịp nghỉ lễ sắp tới./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20