5 định hướng cho phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam trong giai đoạn mới
Đẩy mạnh liên kết để phát triển du lịch Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp và sản phẩm làng nghề |
Trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội - VITM Hà Nội 2022, Hiệp hội Du lịch Việt Nam phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch và Tổng cục Du lịch đã tổ chức diễn đàn du lịch với chủ đề Phục hồi du lịch Việt Nam: Định hướng mới - Hành động mới. Diễn đàn được tổ chức với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Theo Thứ trưởng Đoàn Văn Việt, từ ngày 15/3/2022, Việt Nam đã mở lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới. Tuy nhiên, sau thời gian ảnh hưởng bởi dịch bệnh, việc phục hồi cơ sở vật chất kỹ thuật, sản phẩm, dịch vụ, nguồn nhân lực trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch đòi hỏi sự nỗ lực, thời gian cũng như sự đầu tư lớn của toàn ngành.
Thứ trưởng đề nghị diễn đàn tập trung thảo luận, cho ý kiến về những vấn đề quan trọng như: định hướng mới cho du lịch Việt Nam trong thời gian tới liên quan đến chính sách, đầu tư, sản phẩm, thị trường, huy động nguồn lực, phát triển nguồn nhân lực; những giải pháp và hành động cụ thể để phục hồi và phát triển du lịch, giải pháp trước mắt và lâu dài; những đề xuất cụ thể đối với Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan, cơ quan quản lý du lịch các cấp.
“Các ý kiến đề xuất cần cụ thể, có tính thực tiễn cao, tập trung vào định hướng mới, hành động mới để phục hồi du lịch một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Tại phiên thứ nhất của Diễn đàn có chủ đề “Định hướng mới”, các đại biểu đã trao đổi, gợi mở các định hướng mới quan trọng, xây dựng chính sách đột phá nhằm đẩy nhanh sự phục hồi của du lịch Việt Nam.
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh nhấn mạnh việc phục hồi và phát triển du lịch cần được triển khai một cách quyết liệt, đồng bộ và nhanh chóng trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu và khu vực đang diễn ra gay gắt và thích ứng với các nhu cầu và xu hướng mới. Vừa đảm bảo an toàn vừa phải đảm bảo hiệu quả về mặt kinh tế, tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Không ngừng đổi mới tư duy, sáng tạo, đổi mới cách làm trong tiếp cận thị trường và phát triển sản phẩm du lịch mới; đầu tư mạnh vào công nghệ trong phát triển du lịch.
Về định hướng cho phục hồi và phát triển du lịch trong thời gian tới, Tổng cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh cho biết cần tập trung vào 5 vấn đề gồm có:
Về định hướng thị trường, trước mắt, ngành du lịch sẽ tập trung khai thác các thị trường truyền thống, các thị trường đã phục hồi kết nối hàng không và khôi phục chính sách visa như trước đại dịch.
Về định hướng sản phẩm, ngoài các sản phẩm du lịch xanh, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng là những sản phẩm được ưa chuộng trong bối cảnh dịch bệnh, thì Việt Nam có thể phát triển mới hoặc đẩy mạnh khai thác các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch golf, du lịch chữa bệnh, du lịch chăm sóc, phục hồi sức khỏe.
Về định hướng xúc tiến, quảng bá du lịch, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.
Về định hướng chuyển đổi số trong ngành du lịch, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Ngành du lịch cần tiếp tục thực hiện chuyển đổi số và tăng cường ứng dụng công nghệ để phục hồi du lịch trong bối cảnh đại dịch.
Về định hướng phát triển nguồn nhân lực, cần tăng cường tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực để đảm bảo đủ số lượng và chất lượng đáp ứng được yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới; Chú trọng đào tạo và nâng cao kỹ năng nghề du lịch cho người lao động; Tăng cường ứng dụng công nghệ và tự động hóa trong việc cung cấp các dịch vụ và phục vụ khách du lịch; Có chính sách và chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho người lao động trong ngành.
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ đang được triển khai với 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, trong đó có du lịch. Đồng thời, trong Chương trình đã cấp vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch để tăng cường công tác xúc tiến quảng bá và hỗ trợ phát triển du lịch.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng lưu ý những khó khăn, thách thức đối với sự phục hồi và phát triển của ngành du lịch, đó là dịch bệnh vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ diễn biến phức tạp; giá xăng dầu tăng cao tạo áp lực tăng giá thành sản phẩm, dịch vụ; khó khăn trong nguồn lực đầu tư phát triển sản phẩm mới, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao quay trở lại… Do vậy, bà Ngọc đề nghị trong thời gian tới cần nỗ lực thực hiện khẩn trương, hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ, giúp phục hồi nhanh các ngành kinh tế trong đó có du lịch.
Về cơ chế, chính sách ưu đãi về tài chính và thuế, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hiệp hội tư vấn thuế Việt Nam kiến nghị cần giảm tiền thuê đất đối với đất không lưu và đất cảnh quan sinh thái trong các khu du lịch, cơ sở lưu trú du lịch; kéo dài thời gian giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% và xem xét tiếp tục giảm mức thuế này; thực hiện hoàn thuế VAT ngay tại điểm bán hàng cho khách quốc tế để khuyến khích tăng chi tiêu mua sắm; xem xét đưa doanh nghiệp du lịch vào diện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết, theo kết quả điều tra chọn mẫu doanh nghiệp trên toàn quốc vào Quý 4/2021 của VCCI, bình quân 94% doanh nghiệp trong cả nước cho biết bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, nhưng đối với các doanh nghiệp du lịch (trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, lữ hành; dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống) tỷ lệ này lên tới 98,36%, cho thấy mức độ ảnh hưởng đối với doanh nghiệp du lịch là rất nặng nề. Bên cạnh đó, mức độ thụ hưởng của doanh nghiệp đối với một số chính sách hỗ trợ chưa cao, đơn cử như chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp ít có tác động vì hầu hết các doanh nghiệp du lịch ngừng hoạt động, không có doanh thu trong 2 năm vừa qua.
Đánh giá chính sách về thị thực, xuất nhập cảnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tính cạnh tranh của ngành du lịch, ông Tuấn kiến nghị Nhà nước cần xem xét tăng thời gian miễn thị thực từ 15 ngày hiện nay lên 30 ngày; mở rộng danh sách các quốc gia được miễn thị thực, thông thoáng như hướng các nước trong khu vực đang thực hiện; tăng cường áp dụng cấp thị thực điện tử để tạo sự thuận lợi, an toàn, chi phí thấp…
Theo vnmedia.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
10 tháng năm 2024, Hà Nội đón hơn 23 triệu lượt khách du lịch
Infographic 15/11/2024 16:05
Ngày cuối tuần: Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đón lượng khách tham quan cao kỷ lục
Du lịch 10/11/2024 17:24
Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà lên sóng kênh truyền hình CNN
Du lịch 07/11/2024 14:50
Tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế
Du lịch 07/11/2024 07:11
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46
Lào Cai khởi động chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024
Du lịch 30/10/2024 18:42
Góc nhìn chuyên gia trong ứng dụng công nghệ số vào du lịch
Du lịch 29/10/2024 20:38
Cửa Lò đón hơn 5 triệu lượt khách trong mùa du lịch năm 2024
Du lịch 24/10/2024 21:22