Tập huấn tuyên truyền phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng dân tộc thiểu số
Lan tỏa tinh thần tìm hiểu pháp luật, tạo chuyển biến tích cực từ ý thức Chú trọng tuyên truyền pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân và doanh nghiệp |
Dự hội nghị có Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Thị Nhị Thủy; Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Ngọc Hải; Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Ủy ban Dân tộc Đinh Xuân Thắng; phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
Phát biểu tại hội nghị, bà Trần Thị Nhị Thủy cho biết, nhằm thực hiện Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Chương trình đặt mục tiêu chung là khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống; gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đi đôi với xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu...
Toàn cảnh hội nghị. |
Trong chương trình này, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ thực hiện Dự án 10 về truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; kiểm tra giám sát, đánh giá thực hiện tổ chức thực hiện chương trình; biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào...
Chương trình gồm 10 dự án thành phần với nhiều mục tiêu khác nhau. Trong số đó, một trong những dự án được quan tâm, chú trọng tổ chức thực hiện là truyền thông, tuyên truyền, vận động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình.
Tại buổi tập huấn, ông Nguyễn Ngọc Hải đã giới thiệu về chính sách giảm nghèo về thông tin giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025. Theo ông Hải, thông tin là một trong các dịch vụ xã hội cơ bản trong chuẩn nghèo đa chiều. Việc xác định mức độ thiếu hụt cung cấp thông tin dựa vào sử dụng dịch vụ viễn thông, tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
Nhà nước đã ban hành một số chính sách giảm nghèo về thông tin như: Cung cấp dịch vụ bưu chính công ích, cung cấp dịch vụ viễn thông công ích, hỗ trợ báo chí cung cấp thông tin cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hỗ trợ tiếp cận thông tin thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia...
Đồng thời, xác định chỉ số đo lường mức độ thiết hụt dịch vụ thông tin gồm: hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng internet, hộ gia đình không có phương tiện nào trong số các phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin như phương tiện dùng chung (ti vi, radio, máy tính để bàn, điện thoại), phương tiện cá nhân (máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh).
Dự án giảm nghèo về thông tin gồm hướng đến nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin và truyền thông; thiết lập các cụm thông tin điện tử công cộng phục vụ thông tin, tuyên truyền đối ngoại tại cửa khẩu biên giới và cung cấp nội dung thông tin phục vụ tuyên truyền ở các xã biên giới.
Đồng thời, cung cấp dịch vụ thông tin công cộng tại các điểm cung cấp dịch vụ bưu chính công cộng phục vụ tiếp cận thông tin của nhân dân ở các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo; trang bị hệ thống thiết bị thông tin cho các đồn biên phòng phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền; tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động của đài truyền thanh xã; xây dựng, phát triển nền tảng công nghệ cung cấp xuất bản phẩm, báo điện tử.
Giới thiệu về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, ông Đinh Xuân Thắng cho biết, mục tiêu cụ thể đến năm 2025 là thu nhập bình quân tăng hai lần, tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 3%. Trong đó có dự án truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình...
Các báo cáo viên cũng cho rằng, khi tuyên truyền về chính sách nói chung, chính sách về đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi nói riêng, người viết cần cố gắng nghiên cứu các văn bản liên quan và bám sát đời sống thực tiễn để xây dựng được nội dung tuyên truyền sống động, hấp dẫn, có chiều sâu.
Nên xem
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31