Sửa Luật Thủ đô: Tập trung vào các quy định mang tính vượt trội, khác biệt, đặc thù
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa chủ trì cuộc họp để trao đổi, thảo luận về các nội dung dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Tham dự cuộc họp có các thành viên Tổ nghiên cứu, các sở, ngành của thành phố Hà Nội, các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và các chuyên gia, nhà khoa học.
Tại cuộc họp, thay mặt Nhóm thường trực Tổ nghiên cứu, xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) Nguyễn Hồng Tuyến cho biết, sau Phiên họp đầu tiên của Tổ nghiên cứu, Bộ Tư pháp đã cùng với UBND thành phố Hà Nội khẩn trương triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ.
Cụ thể, đã rà soát, chỉnh lý Bản dự kiến phân công nhiệm vụ các thành viên của Tổ; xây dựng bản so sánh giữa dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với Luật Thủ đô năm 2012 và các quy định pháp luật hiện hành; tổ chức 15 cuộc họp để rà soát, trao đổi các nội dung nhằm thể chế đầy đủ các giải pháp của chính sách đã được Chính phủ thông qua vào dự thảo Luật.
Toàn cảnh cuộc họp. |
Bước đầu, Nhóm thường trực Tổ nghiên cứu đã trao đổi, thảo luận và xây dựng dự thảo Tờ trình, dự thảo Luật để báo cáo Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội.
Về một số nội dung cụ thể, Vụ trưởng Nguyễn Hồng Tuyến cho biết hiện nay, dự thảo Luật được thiết kế theo 6 chương với 53 điều. Chương I (Những quy định chung) gồm 6 điều, trong đó cơ bản kế thừa các quy định tại Chương I Luật Thủ đô 2012; bên cạnh danh hiệu công dân danh dự Thủ đô, bổ sung danh hiệu công dân ưu tú.
Chương II (Tổ chức chính quyền thành phố Hà Nội) gồm 11 điều - là Chương mới so với quy định của Luật Thủ đô 2012 và thể hiện rõ quan điểm tăng cường phân quyền, phân cấp cho Thành phố.
Chương III (Xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô) gồm 17 điều, quy định các cơ chế đặc thù, vượt trội để thu hút nguồn lực đầu tư vào các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, an sinh xã hội, nông nghiệp; phân cấp, phân quyền cho chính quyền Thành phố trong việc quy định các cơ chế tài chính, ưu đãi trong các lĩnh vực (miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; quy định chế độ an sinh xã hội cao hơn, chính sách đãi ngộ nghệ nhân văn hóa phi vật thể; quy hoạch, phát triển đô thị…).
Chương IV (Tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực đầu tư phát triển Thủ đô) gồm 5 điều, nhằm tạo sự chủ động cho Thủ đô trong việc huy động nguồn lực thông qua việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền Thủ đô thông qua việc cho phép Thủ đô có cơ chế đặc thù để huy động nguồn lực tài chính ngân sách cho phát triển Thủ đô.
Chương V (Liên kết, phát triển Vùng Thủ đô) gồm 6 điều, nhằm tăng cường liên kết, phối hợp giữa Thủ đô, các tỉnh trong vùng Thủ đô trên các lĩnh vực trọng điểm, có tính chất liên kết vùng để huy động, sử dụng, phân bổ hợp lý, hiệu quả mọi nguồn lực, hướng tới xây dựng, phát triển vùng Thủ đô trở thành khu vực phát triển nhanh, bền vững...
Các đại biểu tham dự họp đã trao đổi, thảo luận về các vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật như: bố cục; việc bổ sung danh hiệu Công dân ưu tú; mô hình thành phố thuộc thành phố Hà Nội; việc thành lập các cơ quan chuyên môn đặc thù cấp thành phố, cấp huyện; vấn đề tăng số lượng và tăng tỉ lệ đại biểu chuyên trách Hội đồng nhân dân Thành phố; quy định thành phố Hà Nội được đàm phán, quyết định vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nước ngoài theo bảo lãnh của Chính phủ; quy định ưu đãi về thuế...
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cho rằng, việc sửa đổi Luật Thủ đô cần đặt trong tổng thể của hệ thống pháp luật hiện hành, đặc biệt cần bám sát các quy định tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và tinh thần của 9 nhóm chính sách đề xuất sửa Luật đã được thông qua.
Theo Thứ trưởng, Nghị quyết số 15 đã xác định rõ tinh thần Hà Nội phải đi nhanh, đi trước cả nước, vì vậy cần cố gắng tối đa đưa vào dự thảo Luật những quy định phù hợp, khả thi; tập trung vào các quy định mang tính vượt trội, khác biệt, đặc thù để khai thác được vị trí, tiềm năng, thế mạnh vượt trội của Hà Nội chứ không nên quá dàn trải.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út
Tin mới 30/10/2024 10:49
Thúc đẩy hợp tác, phát triển nông nghiệp giữa Hải Phòng và Cuba
Tin mới 30/10/2024 09:23
Tăng cường phân cấp, ủy quyền để địa phương "đủ thẩm quyền" triển khai các dự án
Tin mới 29/10/2024 21:55