Sửa luật để khắc phục tính hình thức trong thi đua, khen thưởng
Tháo “điểm nghẽn” cơ chế Quy định xử phạt vi phạm giao thông trên đường cao tốc tài xế cần biết rõ Ổn định và phát triển thị trường lao động ngoài nước |
Tại Phiên họp thứ 2 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 17/8, sau phần phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đã cho ý kiến vào dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) - một trong bảy dự án luật sẽ được Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 2.
Trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, sau 17 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật Thi đua, khen thưởng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế trong triển khai phong trào thi đua và công tác khen thưởng, về thủ tục, hồ sơ khen thưởng... cần được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu tình hình mới.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình của Chính phủ. (Ảnh: VPQH) |
Cụ thể, Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung về thẩm quyền, trách nhiệm phát động thi đua; nội dung thi đua; tiêu chuẩn danh hiệu thi đua; bổ sung thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động, chỉ đạo phong trào thi đua…
Đồng thời, bổ sung danh hiệu thi đua “Xã tiêu biểu”, “Phường, thị trấn tiêu biểu”; quy định cụ thể tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua; bổ sung quy định đối tượng khen thưởng là cá nhân người nước ngoài đối với Huân chương Hồ Chí Minh; cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài đối với Huân chương Độc lập các hạng, Huân chương Lao động các hạng.
Bên cạnh đó, Dự thảo cũng bổ sung đối tượng xét danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”, “Thầy thuốc nhân dân” cho đối tượng là “hộ sinh/hộ sinh viên” do “hộ sinh viên” là một chức danh chuyên môn y tế, là người trực tiếp làm công tác theo dõi thai kỳ, đỡ đẻ, sơ cứu, cấp cứu sản khoa, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn khen thưởng cho công nhân, nông dân có sáng kiến hoặc mô hình sản xuất mang lại giá trị cao và được áp dụng có hiệu quả thay thế tiêu chuẩn “có phát minh, sáng chế” đối với các hình thức khen thưởng Huân chương Lao động các hạng Nhất, Nhì, Ba; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, để thực hiện chủ trương của Đảng về chú trọng khen thưởng công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh.
Đồng thời, sửa tiêu chuẩn khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được đối với cá nhân từ “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” thành “hoàn thành tốt nhiệm vụ” đối với các hình thức Huân chương Lao động hạng Nhì, Ba, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì, Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, để phù hợp với quy định của Đảng về đánh giá, xếp loại đảng viên và cán bộ, công chức, viên chức hàng năm; bổ sung quy định tước, phục hồi và trao lại danh hiệu vinh dự nhà nước đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế là pháp nhân thương mại để phù hợp với Điều 33 Bộ luật hình sự…
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu sửa luật phải tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt trong công tác thi đua yêu nước. (Ảnh: VPQH) |
Qua thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho hay, Thường trực Ủy ban Xã hội thấy rằng, Hồ sơ dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) đủ điều kiện để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Trong đó, Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ, Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung các quy định mang tính nguyên tắc về quản lý tổ chức xét tặng danh hiệu, giải thưởng cho doanh nhân và doanh nghiệp, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, toàn diện với việc tổ chức các giải thưởng tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân.
Về thủ tục và hồ sơ đề nghị danh hiệu thi đua và khen thưởng, Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ làm rõ tuyến trình thi đua, khen thưởng đối với khu vực ngoài công lập, thể hiện cụ thể hơn vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc phát hiện những điển hình tiên tiến để khen thưởng và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, việc sửa đổi Luật này phải tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt trong công tác thi đua yêu nước, thi đua khen thưởng. Cụ thể, phải hướng nhiều hơn đến cơ sở, chú trọng khen thưởng công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh, quan tâm khen thưởng vùng sâu, xa, núi hải đảo…
Đồng thời, dự án Luật cần khắc phục cho bằng được tính hình thức trong công tác thi đua, khen thưởng, bảo đảm tính công khai, minh bạch cũng như bao quát, phổ cập được giữa khu vực công và khu vực tư, nhất là khu vực doanh nghiệp…
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25