Tháo “điểm nghẽn” cơ chế

(LĐTĐ) Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phiên họp Chính phủ triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết của kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV về phát triển kinh tế- xã hội, ngày 14/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện gửi 10 bộ trưởng về việc rà soát một số luật, văn bản pháp luật để kịp thời tháo gỡ các “điểm nghẽn” để phát triển.
Xây dựng cơ chế tạo động lực cạnh tranh Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật cũng cần sự liêm chính

29 luật có quy định chồng chéo, vướng mắc phải rà soát

Công điện của Thủ tướng gửi đến 10 bộ trưởng gồm: Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.

Tháo  “điểm nghẽn” cơ chế
Tranh minh họa

Công điện nêu rõ, kết quả rà soát kiến nghị của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã nêu cụ thể những vướng mắc, khó khăn do các quy định pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa thống nhất, chưa phù hợp với thực tế thuộc các lĩnh vực quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đầu tư, sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.

Các vướng mắc này liên quan đến 79 luật, 3 Nghị quyết của Quốc hội, 188 Nghị định, 20 Quyết định của Thủ tướng và 135 Thông tư thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của 21 bộ, cơ quan ngang bộ. Qua tổng hợp, rà soát của Văn phòng Chính phủ có một số nội dung cần thiết phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung ngay để tháo gỡ vướng mắc quy định trong 29 luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của 10 bộ, ngành nói trên.

Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 7 luật: Đầu tư, Đầu tư công, Quy hoạch, Doanh nghiệp, Đấu thầu, Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác công tư (PPP). Bộ Tài chính có 6 luật, gồm: Ngân sách Nhà nước; Phí, lệ phí; Quản lý sử dụng tài sản công; Quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Dự trữ quốc gia. Bộ Công Thương có Luật Điện lực. Bộ Tài nguyên và Môi trường có 2 luật: Khoáng sản, Bảo vệ môi trường. Bộ Xây dựng có 5 luật: Xây dựng, Nhà ở, Quy hoạch đô thị, Kinh doanh bất động sản, Kiến trúc. Bộ Giao thông Vận tải có 2 luật: Đường sắt, Hàng không Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có Luật Lâm nghiệp. Bộ Thông tin và Truyền thông có Luật giao dịch điện tử Bộ Tư pháp có 2 luật: Công chứng, Đấu giá tài sản Bộ Nội vụ có 2 luật: Tổ chức chính quyền địa phương, Tổ chức Chính phủ

Các bộ trưởng phải trực tiếp chỉ đạo rà soát...

Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 7 luật: Đầu tư, Đầu tư công, Quy hoạch, Doanh nghiệp, Đấu thầu, Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác công tư (PPP). Bộ Tài chính có 6 luật, gồm: Ngân sách Nhà nước; Phí, lệ phí; Quản lý sử dụng tài sản công; Quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Dự trữ quốc gia. Bộ Công Thương có Luật Điện lực. Bộ Tài nguyên và Môi trường có 2 luật: Khoáng sản, Bảo vệ môi trường. Bộ Xây dựng có 5 luật: Xây dựng, Nhà ở, Quy hoạch đô thị, Kinh doanh bất động sản, Kiến trúc. Bộ Giao thông Vận tải có 2 luật: Đường sắt, Hàng không Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có Luật Lâm nghiệp.Bộ Thông tin và Truyền thông có Luật giao dịch điện tử Bộ Tư pháp có 2 luật: Công chứng, Đấu giá tài sản Bộ Nội vụ có 2 luật: Tổ chức chính quyền địa phương, Tổ chức Chính phủ.

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông các “điểm nghẽn", huy động mọi nguồn lực xã hội, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là trong điều kiện đại dịch Covid -19 diễn biến phức tạp, Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo, ưu tiên các nguồn lực cho công tác rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành mình. Trên tinh thần tập trung cao nhất, đẩy nhanh tiến độ sửa đổi, bổ sung ngay các quy định pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, chưa thống nhất, chưa phù hợp với thực tiễn, đang gây khó khăn, cản trở các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực đầu tư, quy hoạch, quản lý tài sản công, ngân sách nhà nước, thuế, phí, xây dựng... quy định tại 29 luật thuộc lĩnh vực quản lý của 10 bộ.

Đồng thời, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, bổ sung trong đề nghị xây dựng luật sửa đổi các luật trước ngày 22/8, Bộ Tư pháp trình Chính phủ trước ngày 30/8 để trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ hai, họp tháng 10 này cho ý kiến. Với các kiến nghị còn lại của địa phương về việc sửa đổi, bổ sung quy định trong các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư, giao Văn phòng Chính phủ gửi các bộ, cơ quan ngang bộ để tiếp tục rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, ban hành theo thẩm quyền.

Thủ tướng yêu cầu, nhiệm vụ này hoàn thành trong quý 3 năm 2021. Các bộ, cơ quan ngang bộ gửi báo cáo kết quả thực hiện đến Bộ Tư pháp trước ngày 5/10 (trong đó nêu rõ những nội dung đã đề xuất sửa đổi, bổ sung; đối với những nội dung không sửa đổi, bổ sung phải giải trình rõ lý do không sửa đổi) để Bộ Tư pháp báo cáo Chính phủ trước ngày 15/10/2021.

Hy vọng tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng

Theo cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia, liên quan đến cơ chế, chính sách về luật pháp hiện nay đang vướng mắc 2 vấn đề cần tháo gỡ, đó là: Nội dung, quy định của một số luật chồng chéo nhau, dẫn đến mỗi bộ quy định một kiểu, gây khó khăn cho nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Thứ nữa các đạo luật, luật ban hành thời gian qua đa số đều là luật khung, nên khi luật ban hành vẫn khó triển khai vì phải chờ Nghị định hướng dẫn ban hành của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành.

Trước thời điểm ban hành Công điện gửi 10 Bộ trưởng, Thủ tướng cũng đã đề nghị Bộ Xây dựng xem xét một số quy định của Luật Xây dựng, Luật Nhà ở báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét… liên quan đến vấn đề xây dựng nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.

Trước thời điểm ban hành Công điện gửi 10 Bộ trưởng, Thủ tướng cũng đã đề nghị Bộ Xây dựng xem xét một số quy định của Luật Xây dựng, Luật Nhà ở báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét… liên quan đến vấn đề xây dựng nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.

Hai bất cập trên như “vòng kim cô” dẫn đến thủ tục hành chính rườm rà, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Thời gian qua, đã có không ít câu chuyện của người dân, doanh nghiệp, thậm chí địa phương lên Trung ương để giải quyết công việc, đến gõ cửa cơ quan A thì bảo chưa đủ phải sang cơ quan B xem xét, đến cơ B lại đẩy sang cơ quan C… cứ thế lòng vòng cả tháng mà công việc chưa xong. Cũng theo ý kiến các doanh nghiệp, hiện tại mới chỉ có lĩnh vực liên quan đến đăng ký kinh doanh là thông thoáng nhất, nhanh nhất còn lại vẫn khá phức tạp.

Bởi thế, việc Thủ tướng gửi Công điện đến 10 Bộ trưởng yêu cầu rà soát các luật, văn bản quy phạm pháp luật còn có những điểm chưa hợp lý, chồng chéo quy định… nhanh chóng gửi đến Bộ Tư pháp tổng hợp trình Chính phủ, để Chính phủ trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ Hai diễn ra vào tháng 10 tới là thể hiện quyết tâm xây dựng Chính phủ hành động, đồng hành cùng doanh nghiệp và phụng sự Nhân dân./.

H.Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

(LĐTĐ) Trong 3 ngày từ ngày 25 - 27/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng vận động, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ Hội không chuyên trách về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Xem trực tiếp U23 Việt Nam - U23 Iraq ngày 27/4 trên kênh nào?

Xem trực tiếp U23 Việt Nam - U23 Iraq ngày 27/4 trên kênh nào?

(LĐTĐ) U23 Việt Nam chạm trán U23 Iraq ở vòng tứ kết U23 châu Á 2024. Trận đấu U23 Việt Nam với U23 Iraq diễn ra lúc 0h30 ngày 27/4, phát sóng trực tiếp trên VTV5 và FPT Play (ứng dụng FPT Play và kênh YouTube FPT bóng đá Việt).
Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng miếng và vàng nhẫn được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng trong phiên giao dịch sáng 26/4, trong đó giá vàng miếng đã lên 85 triệu đồng/lượng.
Long Biên: Triển khai 14 hoạt động trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Long Biên: Triển khai 14 hoạt động trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Nhằm làm tốt hơn nữa công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên sẽ tập trung triển khai 14 hoạt động.
Đảm bảo cho người lao động có môi trường làm việc an toàn

Đảm bảo cho người lao động có môi trường làm việc an toàn

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.
U23 Việt Nam liệu có tái hiện “kỳ tích" Thường Châu 2018?

U23 Việt Nam liệu có tái hiện “kỳ tích" Thường Châu 2018?

(LĐTĐ) Trong ký ức người hâm mộ Việt Nam, chiến thắng kịch tính trước U23 Iraq trong hành trình làm nên “kỳ tích" Thường Châu năm 2018 vẫn còn sống động. Để bây giờ, khi U23 Việt Nam tái ngộ đội bóng Tây Á cũng ở tứ kết vòng chung kết U23 châu Á, tất cả lại mơ về một chiến thắng khác, kiến tạo một kỳ tích khác.

Tin khác

Cảnh giác để không “sập bẫy” những cuộc gọi mạo danh cơ quan chức năng

Cảnh giác để không “sập bẫy” những cuộc gọi mạo danh cơ quan chức năng

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các cuộc gọi lừa đảo được thực hiện vô cùng tinh vi, các đối tượng lừa đảo thường giả danh cơ quan chức năng để gọi điện dọa nạt, thu thập thông tin cá nhân… nhằm chiếm đoạt tài sản. Khi nhận được các cuộc gọi tự xưng là cơ quan chức năng, người dân cần tỉnh táo, bình tĩnh không vội làm theo những yêu cầu mà các đối tượng đưa ra.
Cách tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản

Cách tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản

(LĐTĐ) Cài đặt hệ điều hành, sử dụng trình quản lý mật khẩu, bảo vệ tài khoản bằng khóa bảo mật và kiểm tra bảo mật định kỳ… là những việc cần làm ngay để tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản.
10 điểm của Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024

10 điểm của Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024

(LĐTĐ) Luật Căn cước được Quốc hội khoá XV thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, trong đó có những điểm mới đáng chú ý như: Chứng minh nhân dân 9 số hết hiệu lực từ 1/1/2025; Bỏ thông tin quê quán và vân tay trên thẻ căn cước; Cấp thẻ Căn cước cho người dưới 06 tuổi…
Mức phạt hành chính khi vi phạm giao thông đối với học sinh

Mức phạt hành chính khi vi phạm giao thông đối với học sinh

(LĐTĐ) Tình trạng học sinh vi phạm về an toàn giao thông vẫn diễn ra. Không khó để bắt gặp hình ảnh nhiều thanh, thiếu niên mặc đồng phục học sinh cấp 2, cấp 3 điều khiển xe máy đi học. Hầu hết, những học sinh ở độ tuổi này chưa đủ điều kiện để lái xe máy từ 50cm3 trở lên.
24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

(LĐTĐ) Trước các diễn biến phức tạp, liên tục thay đổi phương thức để lừa đảo của tội phạm công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội đã liệt kê 24 thủ đoạn mà tội phạm công nghệ cao thường hay sử dụng để người dân nêu cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tự bảo vệ bản thân.
Cảnh sát giao thông có được hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông?

Cảnh sát giao thông có được hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông?

(LĐTĐ) Theo quy định, điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được cấp có thẩm quyền quy định, nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương thức thực hiện, lực lượng, trang phục, thời gian, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát…
Không bắt buộc đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước khi còn hạn

Không bắt buộc đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước khi còn hạn

(LĐTĐ) Điều 46 Luật Căn cước quy định, thẻ Căn cước công dân (CCCD) đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp công dân có nhu cầu đổi thì được cấp đổi sang thẻ Căn cước.
Mức xử phạt hành chính với doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội

Mức xử phạt hành chính với doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Hồng Phúc (Khu Công nghiệp Thăng Long, Hà Nội) hỏi: Người sử dụng lao động sẽ bị xử lý như thế nào khi chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội của người lao động? Nếu bị phạt, mức phạt sẽ là bao nhiêu?
Cách chuyển đổi đất nông nghiệp lên đất ở theo luật mới

Cách chuyển đổi đất nông nghiệp lên đất ở theo luật mới

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực với nhiều điểm mới, trong đó đáng chú ý là căn cứ để chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp lên đất thổ cư.
Tội làm giả hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bị xử lí thế nào?

Tội làm giả hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bị xử lí thế nào?

(LĐTĐ) Tội làm giả hồ sơ để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội sẽ bị xử lí nghiêm theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.
Xem thêm
Phiên bản di động