“Sứ mệnh của VinFuture đã chạm vào trái tim con người”

(LĐTĐ) “Hiếm thấy một giải thưởng nào có thể ghi nhận công sức của các nhà khoa học từ khâu lên ý tưởng đến hiện thực hóa, trở thành các công trình có thể tác động tới hàng triệu người như VinFuture”, GS Albert P. Pisano chia sẻ tại buổi Giao lưu cùng Hội đồng giải thưởng, Hội đồng sơ khảo VinFuture diễn ra sáng 18/01/2022 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Almaz, Hà Nội.
“Bàn tròn Nobel” hiếm có tại Tuần lễ khoa học VinFuture Tuần lễ trao giải VinFuture – Nơi hội tụ đỉnh cao của khoa học toàn cầu “Giải thưởng VinFuture sinh ra để lắng nghe các nhà khoa học trên toàn cầu”
“Sứ mệnh của VinFuture đã chạm vào trái tim con người”
Chương trình “Giao lưu với Hội đồng giải thưởng, Hội đồng sơ khảo VinFuture” sáng 18/01/2022

Giải thưởng “vì cộng đồng”

Nói về hành trình đến với VinFuture, Giáo sư Albert P. Pisano, (Đại học California, San Diego, Mỹ), đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture chia sẻ về lần đầu ông nghe tới VinFuture là khi ông đang ăn tối và nghe mọi người nói về một giải thưởng đến từ Việt Nam. “Suy nghĩ đầu tiên trong đầu tôi là hiếm thấy một giải thưởng nào có thể ghi nhận công sức của các nhà khoa học từ khâu lên ý tưởng đến hiện thực hóa, trở thành các công trình có thể tác động tới hàng triệu người, GS Pisano nói.

Cũng chính bởi ý nghĩa ấy, GS Richard Henry Friend, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture vẫn nhớ cảm giác “phấn khích” khi biết đến VinFuture. Còn với GS Nguyễn Thục Quyên, Đại học California, Santa Barbara (Hoa Kỳ), Đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture, ngoài vui mừng còn là sự tự hào. “Với tôi, đây không chỉ là giải thưởng của một quỹ mà của người Việt, đại diện cho Việt Nam”, bà nói.

Điều thuyết phục GS Quyên là bà hiểu, công nghệ trên thế giới không thực sự tạo nên thay đổi cho những người nông dân, những người lao động nghèo. Xuất thân từ một ngôi làng nhỏ ở Việt Nam - nơi 16 năm trời không có điện, bà thấu hiểu thực tế hơn ai hết. Bởi thế, điều vị nữ GS muốn là đóng góp vào một phát kiến khoa học thể tiếp cận được số đông, đặc biệt là người nghèo.

Bà Quyên cũng không giấu được hạnh phúc khi có tới gần 600 đề cử tham gia giải thưởng. “Sứ mệnh của giải thưởng đã chạm tới trái tim của nhiều người. Đã có nhiều ứng viên từ các đại lục khác nhau”, bà nói.

Riêng về chất lượng, GS Richard Friend khẳng định chắc chắn “quá tuyệt vời”. Theo vị Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture, chất lượng các đề cử thậm chí vượt khỏi tiêu chí mà giải thưởng đặt ra.

Không gõ cửa sẽ không có cảnh cửa nào mở ra”

Bên cạnh hành trình đến với VinFuture, một phần nhận được nhiều mong chờ là câu chuyện về con đường đến với đỉnh cao khoa học của chính những vị “giám khảo” danh tiếng của VinFuture.

“Sứ mệnh của VinFuture đã chạm vào trái tim con người”

GS Nguyễn Thục Quyên chia sẻ tại buổi Giao lưu.

Hành trình của các vị giáo sư, một cách trùng hợp đều bắt đầu từ điều đơn giản nhất là “tò mò”. Đó là cô gái Nguyễn Thục Quyên từng yêu thích văn học, lịch sử nhưng năm 25 tuổi, khi được học những bài học về tương tác vật lí với một vị giáo sư, vị nữ GS nhận ra đó là điều mình sẽ theo đuổi.

Hay, GS Albert P. Pisano khi bất ngờ bắt gặp một người họ hàng trong gia đình tự tay làm nên những ly, cốc với nhiều rất nhiều lớp vật liệu khác nhau. Tất cả đã khơi dậy sự tò mò và đó là bước chân đầu tiên đến với khoa học. Nói như tổng kết của GS Nguyễn Thục Quyên, mục tiêu của khoa học suy cho cùng là tò mò, khám phá, đó là mục tiêu tối thượng và cũng là hành trình để theo đuổi.

Trong con đường nghiên cứu, GS Đặng Văn Chí, Viện Nghiên cứu Ung thư Ludwig, Hội đồng Giải thưởng VinFuture kể bước ngoặt của bản thân khi “đặt ra câu hỏi chưa từng đặt”. Những câu hỏi này có thể ban đầu sẽ bị nghi ngờ, thậm chí nhiều câu hỏi sai nhưng quan trọng theo ông là “trong nhiều câu hỏi sai sẽ có câu hỏi đúng”.

Góp thêm ý kiến, với GS Quyên, cái đẹp của khoa học bắt nguồn từ chính việc vượt ra khỏi vùng an toàn, để tự do và dũng cảm theo đuổi, bước vào vùng mới. “Nếu ta không gõ cửa, sẽ không có cảnh cửa nào mở ra cả. Không ai ngăn chúng ta ước mơ và vươn tới ước mơ ngoài chính chúng ta”, bà chiêm nghiệm.

Đư ra lời khuyên với các nhà khoa học trẻ, GS Richard Friend cho rằng, cần có diễn đàn để cùng khám phá, tạo nên văn hoá “Can do - Tôi có thể làm được”. “Nhân tài cần được truyền cảm hứng, trao quyền và không ngừng tìm hiểu”, ông nói.

“Sứ mệnh của VinFuture đã chạm vào trái tim con người”
GS Albert P. Pisano.

Trong khi đó, GS Albert P. Pisano liên hệ với VinFuture và cho rằng giải thưởng là một bài học quý với tất cả mọi người để các nhà khoa học phát huy năng lực, biết dành tình cảm cho con người và tự tin trên con đường đã chọn.

Cũng nói về truyền cảm hứng nhưng GS Richard Henry Friend đặt ra câu hỏi: Làm sao để những người trẻ không bị phán xét khi bước đi trên những con đường khác biệt họ lựa chọn. Điều quan trọng theo ông là cần xây dựng văn hóa tôn trọng trong giáo dục và đào tạo, để khuyến khích sinh viên tự do đi theo định hướng, có thể lệch chuẩn nhưng thành công. Ông cũng bày tỏ sự vui mừng khi có mặt tại chuỗi trong Tuần lễ Khoa học VinFuture.

“Đây là sự kiện có một không hai, góp phần tác động tích cực tới Việt Nam và cả thế giới, vị GS nhận định.

Tiếp nối sự kiện ngày 18/1, Tuần lễ khoa học VinFuture sẽ có 3 hoạt động chính trong các ngày tiếp theo:

- Ngày 19/1: Tọa đàm “Khoa học vì Cuộc sống”

- Ngày 20/1: Vào 20h10, Lễ Trao giải VinFuture lần thứ nhất sẽ chính thức diễn ra và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, cùng các nền tảng mạng xã hội lớn trong nước và quốc tế

- Ngày 21/1: Giao lưu cùng chủ nhân Giải thưởng VinFuture

Để đảm bảo an toàn cho sự kiện tầm cỡ thế giới, Ban tổ chức đã có phương án kiểm soát và xét nghiệm Covid-19 cho các khách mời tham gia theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất.

PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Công nghệ 6G xứng đáng để chờ đợi

Công nghệ 6G xứng đáng để chờ đợi

(LĐTĐ) Công nghệ 6G với thế hệ băng thông mở rộng, sử dụng các băng tần cao trong phạm vi 100 GHz và 300 GHz, cho phép công nghệ mới xử lý được dung lượng đáng kể và nhiều dữ liệu hơn, hứa hẹn mang lại nhiều trải nghiệm đầy bất ngờ.
Việt Nam sắp phóng vệ tinh quan sát trái đất LOTUSat-1

Việt Nam sắp phóng vệ tinh quan sát trái đất LOTUSat-1

(LĐTĐ) Sau nhiều lần trì hoãn, vệ tinh LOTUSat-1, vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam sẽ được phóng lên quỹ đạo vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2025.
Trí tuệ nhân tạo Earth-2 giúp dự báo thời tiết siêu nhanh, chính xác

Trí tuệ nhân tạo Earth-2 giúp dự báo thời tiết siêu nhanh, chính xác

(LĐTĐ) Khi hình thái vật lý ngày càng trở nên phức tạp hơn, dự báo thời tiết bằng phương pháp số truyền thống hiệu quả đã không còn cao, đòi hỏi những trung tâm dự báo thời tiết cần áp dụng các phương pháp mới. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo A.I., một siêu máy tính Earth-2, có thể dự báo thời tiết với tốc độ siêu nhanh và có độ chính xác cao, giúp con người tránh được các tác động tồi tệ của thiên tai như bão, lũ lụt..
Khi nào Việt Nam phóng vệ tinh mới thay thế VINASAT-1

Khi nào Việt Nam phóng vệ tinh mới thay thế VINASAT-1

(LĐTĐ) VINASAT-1 được phóng thành công lên quỹ đạo vào ngày 19/4/2008, khẳng định chủ quyền không gian vệ tinh của Việt Nam. Vệ tinh VINASAT-1 do hãng Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất và được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Ariane-5 (Pháp). VINASAT-1 có vị trí quỹ đạo là 1320E (132 độ đông).
Nâng cao vai trò đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội

Nâng cao vai trò đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Sáng 19/4, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024.
Nắm bắt cơ hội phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Nắm bắt cơ hội phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

(LĐTĐ) Tại Việt Nam, ngành công nghiệp bán dẫn được các chuyên gia đánh giá có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển.
Sắp diễn ra Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024

Sắp diễn ra Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/4, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024.
Phát triển AI, đưa Việt Nam thành điểm sáng về công nghệ

Phát triển AI, đưa Việt Nam thành điểm sáng về công nghệ

(LĐTĐ) Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang, với AI, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc chơi nhưng phải đảm bảo hai yếu tố. Một mặt, Việt Nam phải xây dựng hành lang pháp lý thông thoáng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; mặt khác, triển khai theo hướng có quy định về đạo đức, trách nhiệm.
Thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Ngày 10/4, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Họp báo thường kỳ quý I năm 2024, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang chủ trì Hội nghị.
9 biện pháp giúp tổ chức, doanh nghiệp phòng chống tấn công ransomware

9 biện pháp giúp tổ chức, doanh nghiệp phòng chống tấn công ransomware

(LĐTĐ) Trong quý I/2024, qua hệ thống của Trung tâm Giám sát không gian mạng quốc gia - NCSC, Cục An toàn thông tin đã ghi nhận hơn 13.000 sự kiện an toàn thông tin liên quan đến ransomware trên các hệ thống thông tin. Trước thực trạng này, Cục An toàn thông tin đã xây dựng cẩm nang hướng dẫn cụ thể 9 biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công ransomware cho các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp, hướng đến mục tiêu chung bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.
Xem thêm
Phiên bản di động