Số ca nhiễm Covid-19 ở thành phố Hồ Chí Minh đang có xu hướng giảm
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh, tình hình dịch bệnh tại thành phố Hồ Chí Minh đã có những chuyển biến tích cực, số ca bệnh đã có dấu hiệu giảm. Cụ thể, tính đến 6h ngày 2/8, có 97.076 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại thành phố Hồ Chí Minh được Bộ Y tế công bố (bao gồm 1.997 ca đã được công bố vào lúc 6h ngày 2/8).
Trong ngày 1/8, có thêm 3.207 bệnh nhân xuất viện, tổng số ca điều trị khỏi tính từ khi dịch bệnh bắt đầu là 37.846. Thành phố Hồ Chí Minh đang điều trị 34.438 bệnh nhân dương tính (bao gồm bệnh nhân có kết quả xét nghiệm PCR xét nghiệm nhanh dương tính), trong đó có 924 bệnh nhân nặng đang thở máy và 8 bệnh nhân can thiệp ECMO.
Cũng theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, trong 2 ngày qua, thành phố Hồ Chí Minh không phát sinh ổ dịch mới. Toàn thành phố hiện còn 29 ổ dịch diễn tiến, ngành y tế đang tiếp tục truy vết, khoanh vùng và khống chế sự lây nhiễm.
Thành phố đang triển khai chiến dịch tiêm đợt 5 với 930.000 liều vắc xin. Trong 2 tuần tới, ngành y tế sẽ tiếp tục tiêm vắc xin theo các đối tượng ưu tiên theo kế hoạch do Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành.
Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu mở rộng vùng xanh. |
Để tiếp tục kéo giảm số ca mắc, mở rộng vùng xanh, người dân hãy tiếp tục thực hiện tốt các quy định phòng chống dịch, khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, hạn chế tối đa tiếp xúc giữa người với người. Bên cạnh đó, ngành y tế tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng để nhanh chóng bao phủ vắc xin toàn thành phố.
Trước tình trạng dịch bệnh kéo dài, kinh tế bị tác động, thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai hỗ trợ người lao động chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 theo Nghị quyết 09 của Hội đồng nhân dân thành phố và Nghị quyết 68 của Chính phủ. Tính đến ngày 1/8, hơn 365.000 người lao động, hộ kinh doanh, thương nhân ở các chợ truyền thống thành phố đã thụ hưởng gói hỗ trợ này. Đồng thời, thành phố tiếp tục thống kê số lao động tự do bị ảnh hưởng nằm ngoài 6 nhóm hỗ trợ đã nêu trong Nghị quyết 09 của Hội đồng nhân dân thành phố để hỗ trợ.
Bên cạnh việc chăm lo cho người dân, nguồn lực y tế cũng cần được bảo vệ để chiến đấu lâu dài, không chỉ riêng với dịch Covid-19 mà còn nhiều bệnh khác. Ngành y tế khẩn trương triển khai các chính sách, chế độ đối với cán bộ, nhân viên y tế; đẩy nhanh mua sắm các trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch. Đồng thời kêu gọi các bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân chung tay, chung sức, chung lòng gánh vác cùng thành phố công tác phòng, chống dịch, đặc biệt trong điều trị, chăm sóc sức khỏe người bệnh để thành phố sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Tân Nguyên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình
Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại
Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động
Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm
Tin khác
Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại
Văn hóa 26/11/2024 10:00
Gia tăng nguy cơ bệnh nặng và tử vong vì kháng thuốc
Y tế 26/11/2024 08:01
Khói bếp chiều đông
Văn hóa 26/11/2024 08:01
Cẩn trọng chiêu trò lừa đảo khi mua sắm trực tuyến trong đợt giảm giá Black Friday
Xã hội 25/11/2024 22:05
Trải nghiệm độc đáo với robot nấu phở tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024
Văn hóa 25/11/2024 16:52
Hà Nội triển khai mô hình tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn
Xã hội 25/11/2024 14:34
Hà Nội tăng cường các hoạt động nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 25/11/2024 14:23
Hà Nội ghi nhận thêm 28 ca mắc sởi
Y tế 25/11/2024 14:17
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Xã hội 24/11/2024 13:32
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Văn hóa 24/11/2024 08:32