Siết chặt, kiểm soát chặt hơn nữa giấy đi đường
Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp
Từ cuối tháng 3/2021, thế giới ghi nhận làn sóng dịch bùng phát mạnh tại nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới, đặc biệt tại các quốc gia châu Á; xuất hiện biến chủng vi rút mới có khả năng lây lan mạnh, gây tử vong cao và có khả năng kháng vắc xin Covid-19 (biến thể Delta). Biến thể Delta là biến chủng vi rút đang lưu hành chủ yếu tại nhiều quốc gia trên thế giới gồm cả Việt Nam.
Các quận, huyện lập thêm các chốt kiểm soát, phòng, chống dịch. Ảnh: L.T |
Với số ca mắc tăng nhanh trong thời gian ngắn, biến thế này đang khiến nhiều quốc gia lao đao. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá biến thể Delta là một biến chủng mới đáng quan ngại bởi tốc độ lây lan nhanh chóng. Nếu như biến thể Alpha có khả năng lây nhiễm cao hơn 70% so với các biến thể cũ, thì biến thể Delta còn có khả năng lây lan nhiều hơn gấp 1,5 lần so với biến thể Alpha và làm gia tăng gấp đôi nguy cơ nhập viện của bệnh nhân so với các biến chủng khác.
Bằng chứng là ghi nhận ca F0, F1 gia tăng mỗi ngày tại khu vực phía Nam và chu kỳ lây nhiễm chỉ khoảng 2-3 ngày. Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến cho tốc độ lây lan của biến thể Delta diễn ra nhanh chính là do nồng độ vi rút trong hầu họng rất nhiều và khả năng bám dính của vi rút vào tế bào cơ thể rất nhạy nên chỉ cần tiếp xúc ở cự ly dưới 2m trong thời gian rất ngắn đã có thể nhiễm bệnh. Vì vậy, có rất nhiều người chỉ ra đường, tiếp xúc trong thời gian ngắn hay đi chợ, đi siêu thị cũng đã mắc bệnh.
Phải siết chặt hơn giấy đi đường
Có thể thấy, với mức độ nguy hiểm của chủng vi rút mới, một trong những giải pháp hàng đầu là người dân phải thực hiện nghiêm 5k, đặc biệt là hạn chế tập trung đông người. Tình trạng lượng người đổ ra đường ngày càng đông đang đe dọa phá vỡ thành quả chống dịch của Thành phố và nhân dân suốt thời gian qua.
Trước tình trạng này, chiều ngày 21/8, UBND thành phố Hà Nội đã ra công điện chính thức yêu cầu tiếp tục thực hiện giãn cách toàn xã hội đến 6h giờ ngày 6/9 trên phạm vi toàn Thành phố và tăng cường kiểm soát việc cấp và sử dụng giấy đi đường. UBND Thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị của Trung ương và Thành phố; các tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn chấp hành nghiêm quy định giãn cách xã hội.
Siết chặt việc cấp và quản lý giấy đi đường cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động của đơn vị, đảm bảo đúng đối tượng và quy định của Thành phố, đồng thời, chịu trách nhiệm trước chính quyền, Thành phố và pháp luật trong trường hợp vi phạm quy định nêu trên gây lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
Được biết, từ 11h ngày 21/8 đến 11h ngày 22/8, 6 Tổ công tác theo Kế hoạch số 502/KH-CAHN-PV01 của Công an thành phố Hà Nội qua triển khai tại 12 quận khu vực nội thành đã kiểm soát 3.073 trường hợp, trong đó phát hiện, xử lý 38 trường hợp ra đường không có lý do chính đáng. Đồng thời, Công an thành phố Hà Nội đã phát hiện, lập hồ sơ tham mưu chính quyền các cấp của Thành phố xử phạt 805 trường hợp vi phạm. Trong đó, 37 trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng, 4 cơ sở vi phạm và 764 hành vi không thực hiện biện pháp cách ly, tập trung đông người, ra khỏi nhà khi không cần thiết, đeo khẩu trang không đúng quy cách… |
Theo ghi nhận của phóng viên trong ngày 22/3, mặc dù là cuối tuần nhưng lực lượng trực chốt cũng như các Tổ tuần tra liên ngành đều làm việc nghiêm túc, không ngơi nghỉ. Tại khu vực dọc đường Hoàng Cầu (Đống Đa), Tổ công tác thuộc Đội Cảnh sát giao thông số 3, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã tiến hành dừng nhiều phương tiện để kiểm tra việc sử dụng giấy đi đường của người tham gia giao thông.
Đại úy Trần Ngọc Lực, Tổ trưởng Tổ liên ngành, cho biết, đây là ngày thứ 7, Tổ công tác đặc biệt kiểm tra người trong nội đô Hà Nội đi vào hoạt động, kiểm tra các giấy tờ của người dân đi đường trong thời điểm Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng và Chỉ thị 17 của Chủ tịch UBND Thành phố.
Ngoài việc kiểm tra giấy đi đường, Tổ công tác cũng kiểm soát nghiêm việc sử dụng giấy đi đường của cơ quan, doanh nghiệp cấp xem có đúng đối tượng, đối tượng ra đường có đúng mục đích không để từ đó kịp thời xử lý nghiêm và kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý đơn vị cấp giấy, tránh tình trạng lợi dụng việc cấp giấy ra đường không rõ lý do.
Những ngày đầu ra quân, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tổ công tác gặp phải nhiều trường hợp ra đường không có lý do chính đáng. Một số trường hợp không có giấy đi đường, hoặc không có lý do chính đáng khi thấy lực lượng chức năng đã quay đầu bỏ chạy, thậm chí có trường hợp còn lao thẳng xe vào tổ công tác khi bị yêu cầu dừng xe.
Theo Đại úy Lực, dù việc tuần tra kiểm soát của các tổ tuần tra được thực hiện quyết liệt nhưng số lượng người ra đường vào những ngày trong tuần vẫn khá đông do các công ty, đơn vị... cấp giấy phép cho nhân viên, người dân ra đường không theo quy định.
“Ngày cuối tuần, các cơ quan, công ty không làm việc nên lượng người ra đường khá ít. Chủ yếu là người dân đi chợ và chở hàng hóa, thực phẩm thiết yếu và đều mang theo giấy ra đường. Theo thống kê của các Tổ công tác, sau 1 tuần ra quân, số lượng người ra đường có giảm sút nhưng không nhiều. Lý do là vì có quá nhiều người được cơ quan, đơn vị cấp giấy phép. Với những trường hợp không có lý do chính đáng, giấy đi đường không hợp lệ, chúng tôi đều đã đã xử phạt. Còn với những trường hợp có dấu hiệu nghi vấn, chúng tôi sẽ chụp hình lại và tiến hành điều tra, xác minh”, Đại úy Trần Ngọc Lực chia sẻ.
Cương quyết xử lý vi phạm
Theo Đại tá Trần Ngọc Dương, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, hiện tỷ lệ người dân ra đường không có giấy phép chiếm khoảng 10%. Trong 90% số công dân sở hữu giấy đi đường thì có tới 90% giấy phép do doanh nghiệp cung cấp cho nhân viên. Để bảo đảm hiệu quả của công tác phòng, chống dịch bệnh, Công an thành phố Hà Nội sẽ cương quyết xử lý nghiêm đối với mọi vi phạm trong quá trình giãn cách xã hội, từ nay đến ngày 6/9.
Tổ công tác liên ngành kiểm tra, xử phạt người đi đường không đúng quy định. Ảnh: L.T |
Theo đó, các Tổ kiểm tra liên ngành sẽ hoạt động mạnh hơn, ngăn chặn các trường hợp ra đường không cần thiết và răn đe các hành vi, thủ đoạn vi phạm trong thời gian giãn cách xã hội. Đối với các trường hợp lưu thông trên đường có Giấy đi đường của các cơ quan, doanh nghiệp, Công an Thành phố sẽ đề xuất quản lý bằng tin nhắn của các đơn vị cấp phép. Với các doanh nghiệp được phê duyệt phương án lao động sản xuất đã được xã, phường phê duyệt, Công an Thành phố kiến nghị xã, phường cấp phù hiệu cho những lao động này.
Tại các quận huyện, sau khi phát hiện ra nhiều bất cập trong việc cấp giấy đi đường, nhiều nơi đã quyết liệt tiến hành rà soát và xem xét lại việc cấp giấy phép của các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn. Cụ thể như, UBND quận Hoàn Kiếm đã có văn bản thông tin về việc cấp, sử dụng giấy đi đường trong thời gian giãn cách xã hội.
Nội dung thông báo nêu rõ, thời gian vừa qua, một số cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn quận đã thực hiện việc cấp giấy đi đường cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chưa có sự thống nhất. Đặc biệt, Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 phường Chương Dương đã cấp giấy cho người dân chưa đúng quy định, hướng dẫn của Thành phố và quận Hoàn Kiếm.
Qua rà soát, tiếp thu ý kiến của người dân, UBND quận Hoàn Kiếm đã chỉ đạo phường Chương Dương dừng việc cấp giấy này, đồng thời tiếp tục tuyên truyền cho người dân và hướng dẫn lực lượng làm nhiệm vụ thực hiện đúng quy định đã ban hành.
Cùng với đó, lực lượng chức năng tại các quận, huyện, thị xã cũng đang tập trung kiểm tra, xử lý tình trạng người dân ra đường không có lý do chính đáng. Tại khu vực nội đô, Phó Chủ tịch UBND phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy) Nguyễn Hải chia sẻ, vừa qua, UBND phường đã lập 4 chốt phòng dịch và 1 tổ công tác tuần tra lưu động. Các lực lượng trực ở chốt trực kiên quyết xử lý các trường hợp ra đường không có lý do cấp thiết...
Hiện nay, mặc dù các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đang ngày đêm thực hiện nghiêm việc giám sát, xử lý vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid-19 nhưng vẫn còn một số người dân cố tình tìm cách “lách luật” để ra đường. Chính vì vậy, bên cạnh việc tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành các quy định phòng, chống dịch, lực lượng chức năng cần kiểm tra chặt chẽ hơn nữa, kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm nhằm góp phần ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan
Xã hội 03/11/2024 22:29
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46