Sau ngày 21/9, Hà Nội dự kiến nới lỏng từng bước, nhưng phải đảm bảo an toàn ở mức cao nhất

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn, định hướng chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố, dự kiến sau 21/9 sẽ không chia 3 phân vùng trong phòng, chống dịch như hiện tại mà sẽ đề ra phương án phòng, chống dịch theo hướng nới lỏng từng bước nhưng vẫn đảm bảo an toàn ở mức cao nhất. Đề nghị các quận, huyện, thị xã chủ động các phương án phòng, chống dịch, trong đó cần chú trọng triển khai việc quét mã QR.
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội: Xác định cụ thể điểm phong tỏa để tiếp tục nới lỏng một số hoạt động Huyện Thanh Oai cần chuẩn bị tốt để hoàn thiện "hộ chiếu vắc xin" Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội: Có vắc xin đến đâu, tiêm đến đấy

Chiều 19/9, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn, Phó Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 Thành phố chủ trì giao ban trực tuyến với các sở, ngành, quận, huyện, thị xã để triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

Báo cáo sơ bộ diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19 trong ngày, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cho biết, tính đến 14h, toàn Thành phố có 14 ca mắc mới, trong đó có 12 ca tại khu vực cách ly, 2 trường hợp ở khu phong tỏa.

undefined
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: NC)

Cũng theo đại diện Sở Y tế Hà Nội, toàn Thành phố hiện còn 44 điểm phong tỏa. Trong ngày 19/9, các đơn vị đã lấy 4.711 mẫu xét nghiệm, kết quả 14 mẫu dương tính, 4.535 mẫu âm tính. Về tiêm chủng, đến nay, Hà Nội đã tiêm mũi 1 vắc xin phòng Covid-19 cho 5.671.487 người dân trên 18 tuổi, đạt tỷ lệ 94,2%.

Về các biện pháp triển khai trong những ngày tới, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội đề nghị các quận, huyện, thị xã tiếp tục tăng cường kiểm tra việc chấp hành quy định phòng, chống dịch ở các cơ sở kinh doanh; đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin, đặc biệt là trả mũi 2; tiếp tục xét nghiệm, nhất là đối với những người có triệu chứng ho, sốt, khó thở…; khẩn trương xây dựng Trạm Y tế lưu động.

Thông tin tình hình liên quan đến ổ dịch tại tổ 4 của phường Việt Hưng, đại diện quận Long Biên cho biết, từ ngày 18/9 đến nay ghi nhận tổng số 12 trường hợp F0. Quận đã cho rà soát lại toàn bộ các khu vực có các trường hợp liên quan đến F0, đồng thời tiến hành khoanh vùng, phun khử khuẩn, cũng như lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc cho khoảng hơn 4.000 người tại khu vực này và dự kiến ngày 20/9 sẽ có kết quả.

Về tình hình ổ dịch tại ngõ 328, 330 đường Nguyễn Trãi, đại diện quận Thanh Xuân khẳng định, đến nay đã cơ bản được kiểm soát. Hiện nay, tại khu vực này chỉ còn khoảng 100 người, chủ yếu là người già và mắc bệnh không thể di chuyển đi cách ly tập trung được. Vì thế, quận đã tiến hành phun khử khuẩn toàn bộ hai ngõ này 2-3 ngày/lần để bảo đảm phòng, chống dịch. Quận Thanh Xuân cũng đang xây dựng kế hoạch để dự kiến từ ngày 28/9 tới sẽ đón toàn bộ người dân đang cách ly tập trung ở Ký túc xá Trường Đại học FPT (Khu công nghệ cao Hòa Lạc, huyện Thạch Thất) trở về.

undefined
Hà Nội đã tiêm mũi 1 vắc xin phòng Covid-19 cho 5.671.487 người dân trên 18 tuổi, đạt tỷ lệ 94,2%. (Ảnh: Bình Minh)

Đại diện Sở Công Thương khẳng định, việc cung ứng hàng hóa trên địa bàn Thành phố tính đến ngày 19/9 ổn định. Các quận, huyện chủ động đảm bảo đầy đủ hàng hoá thiết yếu cho các khu vực phong tỏa, cách ly y tế. Nguồn hàng tại các hệ thống phân phối, siêu thị dồi dào, không có hiện tượng tăng giá đột biến. Hiện nay có 70.120 nhân khẩu bị cách ly tại nơi cư trú và đều được các địa phương cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm.

Theo Sở Công Thương Hà Nội, các cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố vẫn đang sản xuất theo hướng đảm bảo an toàn đến đâu tổ chức sản xuất đến đó. Sở cũng đã trình Thành phố phương án về thực hiện kế hoạch phục hồi, thúc đẩy kinh tế đảm bảo an toàn trong lĩnh vực công thương sau 21/9; đồng thời đang góp ý với Công an Thành phố xây dựng phương án kiểm soát việc phương tiện ra vào Thành phố.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn nêu rõ, từ 24/7, trong đợt đầu Hà Nội giãn cách xã hội để phòng dịch, trung bình ghi nhận 71 ca mắc mới/ngày, đến đợt giãn cách thứ 4 chỉ còn trung bình 25-27 ca/ngày; đến ngày 19/9, dự kiến cũng khoảng dưới 15 ca. Chiến dịch thần tốc vừa qua, Hà Nội đã xét nghiệm diện rộng trên 4 triệu người để bóc tách F0 khỏi cộng đồng và tỷ lệ ca mắc ngoài cộng đồng đã giảm từ 50% xuống còn 10%. Sau đó, Thành phố đã điều chỉnh xét nghiệm theo hướng có trọng điểm, đúng đối tượng, khu vực nguy cơ.

Ông Tuấn cho biết, từ các mốc thời gian của từng loại vắc xin, Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai, đảm bảo sẽ tiêm vắc xin mũi 2 cho người dân từ 18 tuổi trở lên hoàn thành dự kiến trong tháng 11/2021. Đây là điều kiện quan trọng để tiếp tục thực hiện mục tiêu kép.

undefined
Hà Nội sẽ nới lỏng từng bước để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. (Ảnh: Hữu Duyên)

Theo ông Dương Đức Tuấn, Ban Thường vụ Thành ủy đã nghe Ban Cán sự đảng UBND Thành phố báo cáo và xem xét kỹ các đề xuất đến ngày 20/9 để có các chỉ đạo cụ thể, hiệu quả nhất. Theo định hướng chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố, dự kiến sau 21/9 sẽ không chia 3 phân vùng phòng, chống dịch như hiện tại nữa. Nơi nguy cơ rất cao, có ca F0 sẽ trở thành điểm đỏ. Điểm đỏ thì phải áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng. Khu vực xuất hiện F0 và các gia đình lân cận thì phải phong tỏa, cách ly y tế. Khu vực lân cận là vùng vàng, còn lại là xanh. "Việc thực hiện theo tinh thần không có đỏ là tốt nhất, có thì phải thu hẹp tối đa", ông Tuấn nói.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn nêu rõ, kinh nghiệm thực tế cho thấy việc nới lỏng phải đi kèm với phải kiểm soát chặt chẽ. Thành phố sẽ tiếp tục duy trì 23 chốt kiểm soát cửa ngõ. Hà Nội cũng báo cáo Thủ tướng Chính phủ để làm việc với các tỉnh thành lân cận để phối hợp quản lý người ra vào Thủ đô.

Sau ngày 21/9, Hà Nội dự kiến phương án phòng, chống dịch theo hướng nới lỏng từng bước nhưng vẫn đảm bảo toàn ở mức cao nhất. Phó Chủ tịch UBND Thành phố cũng đề nghị các quận, huyện, thị xã chủ động các phương án phòng, chống dịch sau ngày 21/9. Trong đó, các địa phương cần chú trọng triển khai việc quét mã QR. Đặc biệt, cần chú trọng các phương án bảo đảm phòng, chống dịch cho các phương tiện đường bộ, đường hàng không về Thành phố; việc đảm bảo các điều kiện cần thiết để các trường học mà trước đây các quận mượn làm nơi cách ly phục vụ cho việc chuẩn bị sẽ đón học sinh, sinh viên trở lại học tập.

Theo ông Tuấn, sau ngày 21/9, Hà Nội cũng dự kiến sẽ cơ bản cho các công trình xây dựng hoạt động trở lại với các điều kiện cụ thể để đảm bảo an toàn, vì thế việc chủ động các phương án phòng, chống dịch cần được triển khai. Các khu vực điểm đỏ không được xây dựng, hoặc đang triển khai xây dựng mà có F0 thì cũng phải dừng.

Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Thiết thực chăm lo đời sống người lao động

Thiết thực chăm lo đời sống người lao động

Các cấp Công đoàn quận Cầu Giấy đã làm tốt chức năng chăm lo, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).
HAGL "vùi dập" Bình Dương với chiến thắng 4-0 trên sân Pleiku

HAGL "vùi dập" Bình Dương với chiến thắng 4-0 trên sân Pleiku

Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã có màn trình diễn bùng nổ trên sân nhà khi dễ dàng đánh bại Bình Dương với tỷ số đậm 4-0 trong khuôn khổ vòng 17 V-League 2025. Sức mạnh tấn công của đội bóng phố Núi được thể hiện rõ nét khi họ ghi liền 3 bàn thắng chỉ trong hiệp đấu đầu tiên.
Bước đi then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa Thủ đô

Bước đi then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa Thủ đô

Với mục tiêu hướng tới trở thành trung tâm sáng tạo và giao thoa văn hóa khu vực, dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8, Điều 21 Luật Thủ đô 2024) đang lấy ý kiến nhân dân, được xem là một bước đi then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa của Thành phố.
Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, giá vé máy bay tiếp tục tăng nóng

Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, giá vé máy bay tiếp tục tăng nóng

Càng gần đến dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, giá vé máy bay tiếp tục tăng nóng, một số chặng hết vé dù các hãng hàng không đã tăng chuyến phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Xác định hoa hậu Thùy Tiên có liên quan đến vụ án Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục

Xác định hoa hậu Thùy Tiên có liên quan đến vụ án Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục

Liên quan đến vụ án Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục quảng bá, giới thiệu kẹo rau củ Kera sai sự thật. Tài liệu điều tra đến nay xác định, hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên có liên quan đến vụ án. Cơ quan Công an sẽ tích cực điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định.
Rộn ràng khai hội bơi Đăm

Rộn ràng khai hội bơi Đăm

Chiều 6/4, tại đình Đăm, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm đã khai mạc Lễ hội truyền thống bơi Đăm - Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
LĐLĐ quận Long Biên: Triển khai 19 nhiệm vụ trọng tâm trong quý II

LĐLĐ quận Long Biên: Triển khai 19 nhiệm vụ trọng tâm trong quý II

Bám sát chủ đề công tác năm 2025 là “Tận tâm chăm lo, vững vàng bảo vệ, phát huy sức mạnh đoàn kết và phát triển tổ chức Công đoàn”, quý II/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên sẽ triển khai 19 nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động công đoàn.

Tin khác

Bước đi then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa Thủ đô

Bước đi then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa Thủ đô

Với mục tiêu hướng tới trở thành trung tâm sáng tạo và giao thoa văn hóa khu vực, dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8, Điều 21 Luật Thủ đô 2024) đang lấy ý kiến nhân dân, được xem là một bước đi then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa của Thành phố.
Rộn ràng khai hội bơi Đăm

Rộn ràng khai hội bơi Đăm

Chiều 6/4, tại đình Đăm, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm đã khai mạc Lễ hội truyền thống bơi Đăm - Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Mở ra cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô

Mở ra cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa đã chứng minh thành công ở nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... Theo đó bày tỏ ý kiến góp ý vào Dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa, nhiều người dân cho rằng, đây là điều cần thiết trong bối cảnh hiện nay, sẽ đem đến cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Thủ đô Hà Nội đang chuẩn bị xây dựng phát triển hệ sinh thái sáng tạo khi dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa đang được lấy ý kiến rộng rãi của người dân và cộng đồng.
Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố về khu phát triển thương mại và văn hóa, (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô).
Hà Nội: Dự kiến khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm

Hà Nội: Dự kiến khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm

Nhiều công trình giao thông trọng điểm được Thành phố dự kiến khởi công xây dựng trong tháng 5/2025 như cầu Tứ Liên, cầu Ngọc Hồi, cầu Trần Hưng Đạo. Ngoài ra, Hà Nội dự kiến khởi công dự án thành phần 3 thuộc Vành đai 4 - Vùng Thủ đô khởi công trong quý II/2025.
Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết Trung tâm Văn hóa Phật giáo Thủ đô

Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết Trung tâm Văn hóa Phật giáo Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Trung tâm Văn hóa Phật giáo Thủ đô. Địa điểm tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Giữ gìn nét đẹp lễ hội chùa Tây Phương

Giữ gìn nét đẹp lễ hội chùa Tây Phương

Những năm qua, lễ hội chùa Tây Phương diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn, góp phần phát triển du lịch, văn hóa, lịch sử Thủ đô.
Lan tỏa cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5

Lan tỏa cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5

Huyện ủy Thanh Trì vừa tổ chức Hội nghị triển khai Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5, năm 2025.
Quận Tây Hồ thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị

Quận Tây Hồ thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị

Ngày 4/4, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Tây Hồ tổ chức hội nghị lần thứ 26, khóa VI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhằm thảo luận, cho ý kiến vào các nội dung quan trọng như: Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo,...
Xem thêm
Phiên bản di động