Sau 8 năm thực hiện vẫn còn nhiều bất cập!
Phòng chống báo lực gia đình: Xin đừng vô cảm |
GS. Lê Thị Quý. |
Vì sao chúng ta đã có luật và các cơ quan chức năng cũng vào cuộc quyết liệt, nhưng BLGĐ vẫn tồn tại, thậm chí có dấu hiệu gia tăng? Câu hỏi này theo GS. Lê Thị Quý - Viện trưởng Viện nghiên cứu Giới và Phát triển chính là do Luật PCBLGĐ hầu như chỉ có nhiệm vụ răn đe và giáo dục và trên thực tế, cả 2 nhiệm vụ trên hiện đều chưa tốt.
Cũng theo GS Quý, việc vận dụng và đưa luật vào cuộc sống nhiều khi còn cảm tính. Ví dụ, một người đàn ông uống rượu về sau đó đánh đập vợ, khi bị đưa ra xem xét lại nói rằng, vì say rượu nên đã không làm chủ được mình dẫn đến hành vi bạo hành. Không những thế, có thực tế đáng báo động là nhiều cán bộ thực thi pháp luật về PCBLGĐ, nhưng hiểu luật rất “lơ mơ”. Cũng vì không hiểu luật nên không thấy được tầm quan trọng của luật dẫn đến việc thực thi luật không đến nơi đến chốn.
Theo đó, cần có những cán bộ chuyên trách, chuyên về PCBLGĐ, có cơ chế rõ ràng, không thể là cán bộ kiêm nhiệm như hiện nay được. Có như vậy, việc PCBLGĐ mới hiệu quả. “Khi một bộ luật, thông tư, nghị định… ra đời, chúng ta cũng tổ chức tuyên truyền, phổ biến. Thế nhưng, phổ biến thì không đến nơi đến chốn. Luật phải đi vào cuộc sống, nhưng nhiều khi chỉ cán bộ được phổ biến, mà cán bộ cũng chỉ được phổ biến qua loa, trong khi người dân có biết gì đâu” - GS Quý nói.
Tranh minh họa. |
Nhìn dưới góc độ pháp lý, Luật sư Ngọc Anh (Đoàn luật sư TP Hà Nội), cho rằng: BLGĐ là vấn đề nhạy cảm, phức tạp, gắn liền với truyền thống, văn hoá, phong tục, tập quán của mỗi địa phương và nhận thức, suy nghĩ của người dân. Do đó, công tác PCBLGĐ không chỉ bao gồm việc áp dụng và thực thi pháp luật mà còn phải gắn với việc thực hiện bình đẳng giới và công tác xây dựng gia đình văn hoá, hạnh phúc.
Theo thống kê của TAND Tối cao, trung bình một năm trên cả nước có tới 8.000 vụ ly hôn mà nguyên nhân do bạo lực gia đình. Cũng theo số liệu thống kê của bệnh viện, các trung tâm, phòng cấp cứu lớn của cả nước, có hơn 27% số phụ nữ bị ngược đãi nhập viện, hơn 10% điều trị y khoa nghiêm trọng hằng năm do nguyên nhân bạo lực gia đình. Tòa án ở một số địa phương thống kê, số vụ ly hôn xuất phát từ nguyên nhân bạo lực gia đình hằng năm chiếm trên 60%. Ngoài ra, còn có những vụ án người trong cuộc không khai thật những chuyện bạo lực mà họ phải gánh chịu trong gia đình. |
Theo luật sư Ngọc Anh: Để Luật PCBLGĐ đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng trong cộng đồng, cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó cần tập trung vào các giải pháp như: Tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền về Luật Phòng, chống BLGĐ, Luật Bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức, tiến tới chuyển đổi hành vi của các tầng lớp nhân dân về BLGĐ; làm tốt công tác hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình và bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân của BLGĐ; trang bị cho nạn nhân BLGĐ kiến thức để tự bảo vệ mình như: Nghề nghiệp độc lập về tài chính, trình độ học vấn, cách ứng xử trong gia đình…; đẩy mạnh phong trào “Xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”; xử lý nghiêm người có hành vi BLGĐ theo đúng quy định của Nghị định số 110/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống BLGĐ; thực hiện việc lồng ghép chương trình phòng, chống BLGĐ, bình đẳng giới trong chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, ngành; tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong thực hiện Luật PCBLGĐ và bình đẳng giới…
Được biết, ngày 17.5.2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 21/2016/QĐ-TTg ban hành Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình. Quy chế này quy định về nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan ở Trung ương và địa phương về phòng, chống bạo lực gia đình. Các chuyên gia cho rằng, với việc ban hành Quyết định này sẽ góp phần đẩy lùi vấn nạn bạo lực gia đình đáng báo động như hiện nay.
Hà Thanh – Bình Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25