Sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự là những vấn đề vô cùng nhạy cảm, phức tạp
Giai đoạn 2019-2021, cả nước đã sắp xếp 21 đơn vị cấp huyện và 1.056 đơn vị cấp xã Các bộ, ngành phải giảm 10% các đơn vị sự nghiệp công lập trước 30/6/2022 |
Chiều 30/3, Bộ Nội vụ tổ chức họp báo quý 1/2022, cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng chủ trì buổi họp báo.
Xây dựng Nghị định về hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính
Thông tin tại buổi họp báo, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cho biết, về công tác xây dựng thể chế, trong quý 1, Bộ Nội vụ đã gửi Hồ sơ đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định 4 dự thảo Nghị định: Nghị định quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ quản lý; Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng chủ trì buổi họp báo. |
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang tập trung xây dựng để trình Chính phủ 5 Nghị định gồm: Nghị định thay thế Nghị định số 93/2001/NĐ-CP ngày 12/12/2001 của Chính phủ về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho Thành phố Hồ Chí Minh; Nghị định về hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và cơ chế hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ đối với vị trí việc làm được xác định là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội.
Về cải cách tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế, Bộ Nội vụ đã tham mưu Chính phủ tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị và các Nghị quyết số 18, 19 của Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII tại các cơ quan, tổ chức hành chính và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập của các Bộ, ngành, địa phương.
Cung cấp trên 3.593 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4
Với vai trò cơ quan thường trực cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ, Bộ Nội vụ đã ban hành các văn bản hướng dẫn bộ, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ CCHC theo quy định của Chính phủ và đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai các nhiệm vụ đánh giá, xác định Chỉ số CCHC (Par Index) năm 2021 của các bộ, các tỉnh và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS) năm 2021.
Tính đến ngày 27/2/2022, cả nước có 6.704 thủ tục hành chính (TTHC) đang có hiệu lực thi hành. Trong đó, có 3.996 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ, ngành Trung ương; 1.450 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan Trung ương đóng tại địa phương; 1.642 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền địa phương. Đến nay đã có 66,20% TTHC được thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Cổng dịch vụ công quốc gia vận hành từ tháng 12/2019, đến nay đã kết nối, tích hợp với 150 hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu của các cơ quan, đơn vị; đã tích hợp, cung cấp trên 3.593 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4, chiếm 53,6% tổng số thủ tục hành chính.
Toàn cảnh buổi họp báo. |
Trả lời tại buổi họp báo các nội dung báo chí quan tâm về việc cải cách tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế, gắn với cải cách tiền lương, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, sau khi có Nghị quyết 18, Bộ đã tham mưu trình Chính phủ có văn bản chỉ đạo, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ khẩn trương rà soát, đánh giá và đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp thẩm định.
Trong quá trình rà soát, phải đảm bảo theo đúng nguyên tắc của Nghị quyết 18, các nghị định của Chính phủ để bảo đảm tính liên thông, hiệu lực, hiệu quả. “Tinh giản biên chế phải gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ và đánh giá xếp loại cán bộ công chức.
“Bộ Nội vụ rất cố gắng phấn đấu đạt tiến độ sớm nhất, nhưng qua quá trình rà soát cho thấy, sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự là những vấn đề vô cùng nhạy cảm, phức tạp, cần được dư luận xã hội chia sẻ, vì đòi hỏi vừa làm vừa đảm bảo tính ổn định và tính hiệu lực, hiệu quả của bộ máy”, Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng nói.
Nghiên cứu các nội dung cụ thể trong chế độ tiền lương mới
Liên quan đến việc sắp xếp của Bộ Nội vụ, Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng cho hay: Bộ Nội vụ rất tích cực rà soát sắp xếp lại bộ máy bên trong. Qua rà soát, tổng số các đầu mối bên trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ đã giảm được 18 đầu mối. Đồng thời, cơ bản không còn cấp phòng trong vụ thuộc Bộ và phòng trong vụ thuộc tổng cục.
Về định hướng sắp xếp, Bộ Nội vụ quán triệt nguyên tắc “một đơn vị, tổ chức có thể làm nhiều việc nhưng một việc chỉ giao một đơn vị làm đầu mối chủ trì”. Theo Thứ trưởng, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cũng có người chưa đáp ứng được, nhưng thực tế nhiều nơi khối lượng công việc rất nhiều, có nơi còn thiếu biên chế, do đó việc rà soát, đánh giá sẽ được tiến hành thận trọng, tăng cường tính liên thông, bảo đảm việc sử dụng đội ngũ thực sự hiệu quả.
Bộ Nội vụ rất nêu gương trong công tác sắp xếp này, sẽ tổng rà soát sắp xếp, đảm bảo các tiêu chí, điều kiện theo quy định và đang phấn đấu cùng Bộ Tư pháp thẩm định trình Chính phủ, trở thành một trong những bộ ban hành đầu tiên.
Nói về xây dựng bảng lương mới, Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, Hội nghị Trung ương 4 vừa qua đã có nghị quyết nêu rõ sẽ xem xét thực hiện cải cách tiền lương vào thời điểm phù hợp, về cả kinh tế xã hội và các tác động đến cải cách tiền lương.
Hiện, Bộ Nội vụ đang rất tích cực phối hợp các bộ soạn thảo nghiên cứu các nội dung cụ thể trong chế độ tiền lương mới, gồm bảng lương, phụ cấp, các thông tư hướng dẫn…; khi cấp có thẩm quyền yêu cầu thì Bộ sẽ có báo cáo, đồng thời sẽ cung cấp thông tin báo chí.
Thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ xây dựng Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030; xây dựng Nghị định về cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng người có tài năng trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập; xây dựng Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ, công chức trẻ cấp xã đến năm 2030"...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út
Tin mới 30/10/2024 10:49