Sắp diễn ra Kỷ niệm 200 năm Thành cổ Sơn Tây (1822 - 2022)
Phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa Sơn Tây Vẻ đẹp bình yên nơi Thành cổ Sơn Tây Đánh thức tiềm năng di tích thành cổ 200 năm tuổi |
Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây thông tin, hướng tới Kỷ niệm 200 năm Thành cổ Sơn Tây (1822 - 2022), Thị ủy, UBND thị xã đã và đang triển khai nhiều hoạt động nhằm tôn vinh, khẳng định, giới thiệu, quảng bá những giá trị nổi bật về kiến trúc và nghệ thuật của di tích lịch sử Thành cổ.
Đặc biệt, ngày 12/11, tại Di tích Thành cổ Sơn Tây sẽ diễn ra Kỷ niệm 200 năm Thành cổ Sơn Tây với sự tham gia của nhiều đại biểu, khách mời và các ca sĩ, nghệ sĩ tên tuổi.
Thành cổ Sơn Tây sắp kỷ niệm 200 năm tuổi. Đây là một trong những di tích, điểm tham quan không thể thiếu khi ghé thăm Sơn Tây. |
Trước ngày diễn ra lễ kỷ niệm, thị xã sẽ tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch như: Tổ chức trưng bày tranh ảnh, hiện vật giới thiệu về di tích Thành cổ Sơn Tây; trưng bày sinh vật cảnh, cổ vật trong Thành cổ, thư pháp, diễn xướng hát văn… Phối hợp với Sở Du lịch Hà Nội, Trung tâm xúc tiến đầu tư du lịch Thành phố tổ chức các hoạt động quảng bá du lịch trên địa bàn thị xã; tổ chức cho học sinh học tập và tham quan tại di tích Thành cổ Sơn Tây nhằm giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ; tổ chức chương trình mời các nhạc sĩ viết về Thành cổ, thị xã Sơn Tây; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tại khu vực không gian tuyến phố đi bộ; phối hợp đơn vị liên quan tổ chức lễ hội khinh khí cầu quốc tế tại trung tâm thị xã.
Theo ông Lê Đại Thăng - Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây, thông qua Lễ Kỷ niệm 200 năm Thành cổ Sơn Tây nhằm thể hiện nhận thức, trách nhiệm sâu sắc của thế hệ hôm nay đối với di sản văn hóa của cha ông để lại; tôn vinh, giới thiệu và quảng bá những giá trị văn hóa tiểu biểu, độc đáo của di tích Thành cổ và những tiềm năng của thị xã Sơn Tây đối với bạn bè trong nước và quốc tế; thu hút du khách thập phương về với vùng đất “địa linh nhân kiệt”, góp phần đầu tư, xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của Thị xã.
Được biết, Thành cổ Sơn Tây, một trong “Tứ trấn thành” bảo vệ kinh thành Thăng Long xưa, là tòa thành đá ong duy nhất ở Việt Nam được xây dựng vào năm 1822 triều vua Minh Mạng. Trải qua 200 năm, đến nay Thành cổ Sơn Tây vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, quân sự, khoa học… của một di tích cấp Quốc gia. Bảo tồn, phát huy hiệu quả di tích Thành cổ sẽ góp phần khẳng định vị trí, vai trò, giá trị tiêu biểu của công trình này trong lịch sử, đồng thời khơi dậy tiềm năng phát triển du lịch văn hóa Thăng Long - Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Tin khác
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Đoàn đại biểu Mặt trận thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn
Thủ đô 18/11/2024 12:46
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ dân vận ở Tổ dân phố
Nhịp sống Thủ đô 18/11/2024 11:33
Chú trọng xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 22:56