Sắc hồng màu xanh

Trong những ngày cả nước tưng bừng kỷ niệm 72 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, nhớ lại đoàn nhà báo Hà Nội đã có chuyến thăm một số đồn biên phòng  của hai tỉnh Đắc Lắc và Kon Tum, điều ai cũng nhận thấy, đó là  không chỉ làm tròn nhiệm vụ chính trị được giao, giữ gìn cột mốc biên giới, tham gia chống buôn lậu, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) còn xây dựng nhiều chương trình giúp đỡ người dân sống trên địa bàn giáp ranh, với những việc làm mang đậm tính nhân văn, được nhân dân  tin yêu.
sac hong mau xanh 59220 Yêu anh bộ đội biên phòng
sac hong mau xanh 59220 Đẩy mạnh công tác xây dựng thế trận biên phòng trong lòng dân

"Dân vận khéo", nghĩa tình quân dân

Trên đường từ Đắc Lắc đến Kon Tum, chúng tôi đã được thỏa sức ngắm nhìn cảnh hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên. Hai bên đường sắc hoa Dã quỳ vàng rực đã níu kéo chúng tôi không thể không dừng chân bên Biển Hồ, được ví là “đôi mắt Pleiku” của tỉnh Gia Lai, dẫu biết rằng, phía trước theo kế hoạch của Bộ Tư lệnh Biên phòng, chúng tôi còn có chuyến thực tế với BĐBP vùng biên Kon Tum.

Giọng hat hay Minh Hằng của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, không giấu được cảm xúc khẽ hát bài “Đôi mắt Pleiku”, với giai điệu tha thiết: “Em đẹp thế Pleiku ơi, trái tim tôi muốn vỡ tan rồi/ Không dám nhìn vào đôi mắt ấy, đôi mắt Pleiku-Biển Hồ đầy…” Cảm ơn thiên nhiên Tây Nguyên, cảm ơn những rung động của người nhạc sĩ tài hoa, đã cho chúng tôi dâng trào một tình yêu với Tây Nguyên, chưa bao giờ mãnh liệt như thế. Và chúng tôi hiểu, với những gì chúng tôi đã và sẽ biết về những việc làm của BĐBP Tây Nguyên, chúng tôi sẽ yêu và tự hào về Tây Nguyên hơn.

sac hong mau xanh 59220
Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Hà Nội Nguyễn Viêm Hoàng và tác giả cùng cán bộ chiến sĩ đồn biên phòng Sê San.

Chúng tôi đến Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Kon Tum đúng vào ngày Bộ chỉ huy có buổi họp đánh giá và tiếp tục triển khai tinh thần Nghị quyết của Đảng ủy Bộ tư lệnh, đưa cán bộ đảng viên của các đồn biên phòng về sinh hoạt Đảng cùng chi bộ các thôn xóm, nơi đồn quản lý.

Thượng tá Nguyễn Bá Hưng, Phó chính trị Bộ chỉ huy, vui vẻ thông báo: “Các nhà báo gặp may rồi, hôm nay tất cả cán bộ chủ chốt của 16 đồn biên phòng thuộc Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh, đều có mặt ở đây để quán triệt Nghị quyết. Các nhà báo tha hồ hỏi nhé”. Nói vậy, song thượng tá Hưng cũng tranh thủ ít phút giải lao để thông báo vắn tắt những việc làm của BĐBP Kon Tum.

Trong đó đặc biệt là phong trào “dân vận khéo” đã được BĐBP Kon Tum triển khai, cụ thể hóa vào công tác vận động quần chúng, đem lại hiệu quả thiết thực đối với đồng bào các xã vùng biên giới. Các đơn vị đã tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ các đội công tác vận động quần chúng bám cơ sở, thực hiện “4 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng địa phương) với nhân dân; học tập từ lời ăn, tiếng nói đến phong tục tập quán để hiểu dân, từ đó có phương pháp vận động cho dân hiểu, dân tin, dân yêu.

Việc đưa đảng viên đồn biên phòng tham gia sinh hoạt cùng chi bộ thôn, bản đã tạo ra khí thế mới trong những cuộc họp chi bộ. Bản thân đảng viên được giới thiệu về chi bộ thôn tích cực nắm bắt kịp thời tình hình địa bàn, tham mưu đề xuất với cấp ủy, chi bộ đưa vào nghị quyết lãnh đạo những nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên những vấn đề có liên quan đến đời sống nhân dân, thảo luận, tìm biện pháp tháo gỡ, giải quyết những vướng mắc trong nhân dân.

Có thể khẳng định, phong trào thi đua “Dân vận khéo” của BĐBP tỉnh Kon Tum đã trở thành một phong trào rộng khắp, là cầu nối nghĩa tình giữa quân và dân, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc.

Huyền thoại YALY

Từ trụ sở Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Kon Tum, Đại úy Dương Văn Năm, Chính trị viên phó Đồn biên phòng Sê San (BĐBP Kon Tum) đưa chúng tôi về thăm “cơ ngơi” của Đồn. Dọc đường trên 100km, với bạt ngàn rừng cà phê, chúng tôi cảm nhận được từng ánh mắt, từng nụ cười của bà con, trước tín hiệu của một mùa bội thu. Trước khi thực hiện chuyến công tác này, tôi đã được anh bạn ở Bộ NN và PTNN cho biết, năm nay cà phê được mùa và được cả giá nữa.

Cũng bởi vậy mà khi đến với xứ sở của cà phê, chúng tôi đã thực sự vui với niềm vui của bà con. Dòng sông Sê San hiền hòa, uốn lượn đã đem lại cho nơi đây một khung cảnh thật đẹp, không khác gì một bức tranh thủy mạc.

sac hong mau xanh 59220
Đại úy Lý Cao Cường khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền biên giới.

Thấy chúng tôi trầm trồ trước phong cảnh hữu tình, Đại úy Dương Văn Năm xin phép được làm hướng dẫn viên du lịch: Với tổng chiều dài gần 300km, diện tích lưu vực 11.450km2, Sê San là con sông có tiềm năng thủy điện lớn thứ 3 trong cả nước, sau sông Đà và sông Đồng Nai. Sê San còn cung cấp, điều hòa lượng nước tưới quý giá cho những cánh đồng lúa, cà phê… bạt ngàn của người dân 2 tỉnh Gia Lai, Kon Tum. Không những thế, nhờ có những công trình thủy điện, Sê San mặc nhiên mang trong mình tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch - ngành “công nghiệp không khói”.

Sông Sê San cùng với sông Sê Rê Pốk là những dòng sông chảy ngược ở Việt Nam, chảy từ Đông sang Tây thay vì từ Tây sang Đông như bao con sông khác. Trên dòng chảy cuồn cuộn của những con sông này (đổ từ vùng cao Tây nguyên sang Campuchia hòa cùng sông Mêkông tại Biển Hồ Tonlé Sap) có những dòng thác hùng vĩ đẹp đến nao lòng, như thác Draysap ở Đắk Nông, thác Yaly ở Gia Lai. Yaly (hay Ialy) là con thác lớn bậc nhất Việt Nam. Theo tiếng bản địa Ya là nước mắt, Ly là tên người con gái. Dòng thác được ví như dòng nước mắt của nàng Ly.

Tự hào là "chiến sĩ quân hàm xanh"

Đồn biên phòng Sê San được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ 9,5 km đường biên giới tiếp giáp với làng Két, xã Nhang, huyện Đun Mia, Cam-pu-chia, với 2 cột mốc 24 và 25; có 8 thôn thuộc xã Ia Tơi, huyện Ia H’Drai, Kon Tum với 78 hộ/285 khẩu, gồm 3 dân tộc chính là Kinh, Thái và Mường. Địa bàn nội biên vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ các thế lực thù địch và phản động lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo hoạt động chống phá cách mạng, móc nối, lôi kéo người dân tộc thiểu số vượt biên trái phép sang Cam-pu-chia.

Chính vì vậy, theo Đại úy Dương Văn Năm, công tác chính trị tư tưởng rất được đồn quan tâm, nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường bản lĩnh chính trị, ý thức cảnh giác cách mạng cho CBCS; kịp thời phát hiện và đấu tranh có hiệu quả mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; chủ động phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh gắn với thực hiện có nề nếp, làm nòng cốt trong các cuộc vận động thi đua.

Theo Đại úy Lý Cao Cường, Đồn phó nghiệp vụ Đồn biên phòng Sê San: Cũng như ở tất cả các đồn biên phòng khác, cán bộ chiến sĩ đồn biên phòng Sê San, ngoài nhiệm vụ chính trị giữ vững chủ quyền lãnh thổ, còn rất chú trọng đến công tác vận động quần chúng.

Phong trào “dân vận khéo” đã được BĐBP Kon Tum triển khai, cụ thể hóa vào công tác vận động quần chúng, đem lại hiệu quả thiết thực đối với đồng bào các xã vùng biên giới. Các đơn vị đã tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ các đội công tác vận động quần chúng bám cơ sở, thực hiện “4 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng địa phương) với nhân dân; học tập từ lời ăn, tiếng nói đến phong tục tập quán để hiểu dân, từ đó có phương pháp vận động cho dân hiểu, dân tin, dân yêu.

Thông qua các việc làm cụ thể, như: Giúp đỡ bà con nuôi, trồng phát triển kinh tế, chọn những mô hình, việc làm giúp dân, như hỗ trợ về giống bò, dê, hướng dẫn bà con làm ruộng nước, trồng cây; tổ chức dạy chữ, dạy văn hóa cho con em và đồng bào mù chữ hoặc tái mù chữ; “nâng bước em đến trường”; thăm hỏi, động viên các gia đình nghèo; làm các công trình nước sạch, đào giếng…Những việc làm này, tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn, góp phần vào xây dựng lòng tin, gắn bó đoàn kết của bà con với BĐBP.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, để phong trào “Dân vận khéo” đạt hiệu quả cao, đồn biên phòng Sê San đã có nhiều sáng kiến hay, như: Tìm “Địa chỉ đỏ”, đối với các gia đình đặc biệt khó khăn để hỗ trợ; “Hũ gạo tình quân dân”, trích từ khẩu phần ăn mỗi ngày của CBCS để góp thêm cho chương trình “Nâng bước em đến trường”…

Nhân nói đến chương trình “Nâng bước em đến trường”, một chương trình đầy tính nhân văn của lực lượng biên phòng, đã được triển khai, phát động nhiều năm nay, Đại úy Dương Văn Năm chia sẻ: Cũng giống như “Nâng bước em đến trường”, các chương trình, như “Cặp lá yêu thương”, “Trái tim cho em”… được tuyên truyền rất sâu rộng, được toàn xã hội hưởng ứng. Giá như “Nâng bước em đến trường” cũng được tuyên truyền sâu rộng, vượt ra khỏi phạm vi lực lượng biên phòng, như vậy sẽ mang lại hiệu ứng xã hội cao. Tiếp nhận những chia sẻ của Đại úy Năm, chúng tôi hiểu với tấm lòng người chiến sĩ, các anh còn muốn giúp đỡ nhiều hơn nữa trong “Nâng bước em đến trường”.

Vĩ Thanh

Những cánh hoa đã đua nhau khoe sắc khắp các bản làng, báo hiệu mùa Xuân đã đến. Lại một cái Tết nữa các anh xa nhà cho sự bình yên của Tổ quốc. Xa nhà, nhưng chúng tôi hiểu, với những việc làm nghĩa tình đậm chất nhân văn, bên các anh luôn có sự yêu thương, đùm bọc của nhân dân địa phương, và một khi tình quân dân đã hòa quyện thì mùa xuân luôn nở sắc hồng, đó là niềm vui, là sức mạnh giúp các anh vượt qua mọi khó khăn vất vả hoàn thành sứ mệnh “Anh bộ đội cụ Hồ” mà Tổ quốc giao phó.

Sau mỗi chuyến tác nghiệp tại các đồn biên phòng, khi chia tay các anh, chúng tôi đều không thể giấu nổi cảm xúc tự hào, với những cái bắt tay thật chặt, chúng tôi như được truyền thêm sức mạnh từ các anh để vững vàng với ngòi bút của mình trên từng trang viết, cùng nhau góp phần xây đựng quê hương, đất nước hòa bình, giàu đẹp.

Chúng tôi cùng vui chung niềm tự hào với các anh khi đến đâu cũng thấy khẩu hiệu lớn “Tự hào là người chiến sĩ quân hàm xanh”. Để có niềm tự hào này là cả một sự nỗ lực phấn đấu và tu dưỡng không ngừng với tình yêu Tổ quốc, yêu nhân dân luôn thường trực trong các anh.

N.M.N

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt

Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra khoảng 2h30 ngày 4/11, tại nhà số 3H1, ngõ 20 phố trần Kim Xuyến, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Nhận thấy có 2 người mắc kẹt trong đám cháy, lực lượng chức năng đã nhanh chóng tiếp cận các hướng để tìm kiếm cứu nạn và đã đưa nạn nhân ra ngoài an toàn.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào

(LĐTĐ) Dự báo ngày 4/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, sáng sớm có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió Đông Bắc cấp 2 - 3.
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ

Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ

(LĐTĐ) Khoảng gần sáng 4/11, đợt không khí lạnh mạnh tăng cường xuống miền Bắc; từ đêm Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội trời ít mây, đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024

TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024

(LĐTĐ) Các lỗi vi phạm chủ yếu như không chú ý quan sát, chuyển hướng không đúng quy định, đi không đúng phần đường, làn đường, vượt xe không đúng quy định. Phòng cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã ra quyết định khởi tố 51 vụ án với 40 bị can.
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý

Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý

(LĐTĐ) Lực lượng Cảnh sát giao thông triển khai nhiều tổ công tác tuần tra kiểm soát trên khắp các tuyến đường xuyên tâm, hướng từ các huyện ngoại thành vào trung tâm Hà Nội. Khi bị lực lượng chức năng kiểm tra, nhiều "yêng hùng" ngổ ngáo đầu trần điều khiển xe máy với tốc độ cao vượt đèn, bấm còi rú ga... tất cả đều lí nhí xin lỗi, cúi đầu xấu hổ.
Xem thêm
Phiên bản di động