Rước thêm bệnh vào người vì sử dụng thuốc quá “hồn nhiên”
Thuốc giảm đau Aspirin - con dao hai lưỡi trong phòng ngừa ung thư | |
Nhiều trẻ ngộ độc chì nặng phải cấp cứu do dùng thuốc cam |
Bác sĩ khám cho bà T - bệnh nhân suýt chết vì tự ý dùng thuốc cao huyết áp. Ảnh: K.Q |
Suýt hủy khớp vì uống thuốc theo đơn của… hàng xóm
Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Xuyên Á đã tiếp nhận điều trị cho bà N.T.T (60 tuổi, ở Bến Tre) trong tình trạng đau ngực, khó thở và suy kiệt nặng. Người nhà cho biết, trước đây, bà T có đi khám và biết mình bị tăng huyết áp nhưng không điều trị. Thay vào đó, bệnh nhân thường tự ý ra cửa hàng thuốc tây mua thuốc về uống. Trước khi nhập viện, bà T thường bị đau ngực. Tình trạng khó thở ngày càng tăng, thậm chí không thể nằm ngủ mà phải ngồi để thở suốt cả đêm.
Tại Bệnh viện đa khoa Xuyên Á, dựa trên thăm khám lâm sàng và kết quả hình ảnh, các bác sĩ kết luận bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, có biến chứng suy tim. Các bác sĩ đã tiến hành đặt hai stent mở thông động mạch vành làm cho máu nuôi tim được trở lại bình thường. Tuy được cứu sống, song, bà T và gia đình không khỏi một phen hú vía vì bác sĩ cho biết nếu không đến bệnh viện kịp, bệnh nhân có thể tử vong. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc điều trị huyết áp kéo dài dù không có chỉ định của bà T là nguyên nhân khiến bà suýt đột tử.
Các bác sĩ cho rằng, nhiều bệnh nhân hiện nay còn quá “hồn nhiên” trong việc sử dụng thuốc. Bên cạnh các trường hợp ngộ độc không cứu được, nhiều trường hợp chưa gây chết người nhưng việc phá hủy cơ thể, “tiền mất tật mang” vì thuốc không đúng chỉ định cũng không phải là ít.
BS Cao Thanh Ngọc, Trưởng Đơn vị Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cũng cho biết, các bác sĩ vừa tiếp nhận trường hợp một bệnh nhân lớn tuổi suýt bị hủy khớp vì uống thuốc không đúng chỉ định. Bệnh nhân là bà T.T.B (62 tuổi, ở Vĩnh Long). Cách đây 3 năm, bà bị viêm khớp dạng thấp với các biểu hiện sưng đau hai khớp gối khiến việc đi lại thường ngày gặp nhiều khó khăn. Do tâm lý e ngại dùng thuốc tây gây nóng, bà B quyết định mua một loại “thuốc Miên” về sử dụng qua lời giới thiệu của hàng xóm. Thời gian đầu, người bệnh giảm hẳn đau nhức. Tuy nhiên cách đây 1 năm, tình trạng sưng tấy, đau nhức hai đầu gối tái phát nặng hơn. Đặc biệt là vào ban đêm và có biến dạng khớp gối khiến người bệnh không thể đi lại bình thường, dù vẫn đang dùng thuốc. Lúc này, bà B phải đến bệnh viện khám và được chẩn đoán viêm khớp dạng thấp giai đoạn muộn.
Bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 TPHCM cũng cho biết đã phải cấp cứu không ít trường hợp trẻ bị ngộ độc vì ngộ độc naphazolin - thành phần chính trong một loại thuốc nhỏ mũi của người lớn. Hoạt chất naphazolin có tác dụng làm co mạch tại chỗ nhanh và kéo dài, giảm sưng và sung huyết niêm mạc. Các bác sĩ cho biết, naphazolin không được sử dụng liên tục quá 3 ngày. Tuy vậy, nhiều phụ huynh thấy dùng thuốc này “có vẻ bớt” bệnh nên đã lạm dụng khiến con bị ngộ độc vì quá liều. Nguy hiểm hơn, nhiều phụ huynh đã “mượn lọ thuốc” của con hàng xóm và đến hiệu thuốc mua loại giống y như vậy để điều trị cho con mình, không cần biết chỉ định ra sao. Việc dùng quá liều có thể gây ngộ độc - ức chế hệ thần kinh trung ương như hạ thân nhiệt, tim đập chậm, ra mồ hôi, buồn ngủ, co giật, hôn mê đặc biệt ở trẻ em.
Tự ý sử dụng thuốc: “Quá ẩu!”
Chia sẻ về thực trạng dùng thuốc, các bác sĩ cho biết, ngoài việc thuốc có thể bị lạm dụng, việc tự ý dùng thuốc còn có thể đưa đến những tác hại khó lường trước được như ngộ độc thuốc, dị ứng. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc cho dù đó là thuốc bổ hay thuốc chữa các bệnh thông thường như giảm đau, hạ sốt.
Nói về vấn đề người bệnh tự ý dùng thuốc để điều trị, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM cho rằng, trong y học, mỗi bệnh sẽ có một phác đồ điều trị riêng. Tuy nhiên, theo quan điểm trong y học tiên tiến bây giờ, bác sĩ phải cá thể hóa những bệnh nhất định. Có thể cùng mắc một bệnh nhưng phác đồ điều trị cho từng người khác nhau tùy vào cơ địa. Do đó, việc tự ý dùng thuốc là quá ẩu, quá nguy hiểm cho người bệnh, không những mang bệnh đến nặng hơn mà sẽ vô tình tước mất cơ hội được sống, được điều trị tốt tại Bệnh viện.
Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Xuyên Á khuyến cáo. Khi có các triệu chứng bất thường về sức khỏe, người bệnh không nên chủ quan tự ý dùng thuốc mà cần đến ngay các bệnh viện để thăm khám, tầm soát kịp thời. Nếu điều trị đúng và kịp thời thì khả năng cứu sống càng cao, và sau can thiệp tình trạng bệnh nhân sẽ cải thiện tốt hơn.
BS Hồ Văn Cưng khuyến cáo: Việc tự ý tiêm thuốc gây nguy hiểm hơn gấp nhiều lần so với tự ý uống thuốc; Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết và phải có sự hướng dẫn về cách dùng, liều lượng của bác sĩ; Không nên tự ý sử dụng các thuốc kháng sinh, các thuốc đặc trị; Không dùng thuốc kéo dài trong nhiều tháng; Nên nhớ rằng không bao giờ có khái niệm thuốc bổ mà chỉ có thuốc có tác dụng kích thích cơ thể; Khi mắc bệnh, nhất thiết phải đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn về việc điều trị; Đối với phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc. Đối với phụ nữ đang thời kỳ cho con bú, trẻ em nói chung, người cao tuổi, nhất thiết khi sử dụng thuốc tân dược phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. |
Theo Minh Phạm/laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Tin khác
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40