Rộn ràng làng miến Minh Khai
Rộn ràng phơi miến dong trên khắp cánh đồng xã Minh Khai | |
Cây “sáng kiến, sáng tạo” của công ty Thực phẩm Minh Dương |
Miến dong xã Minh Khai từ lâu đã trở thành một đặc sản có thương hiệu nổi tiếng khắp mọi miền. Cũng chính vì thế, nghề làm miến đã gắn bó với cuộc sống và đem lại nguồn thu ngập chính cho bà con nơi đây. Mỗi khi đến với xã Minh Khai, ai cũng không khỏi bất ngờ với không khí sản xuất, làm việc lúc nào cũng tấp nập, khẩn trương của bà con trên những cánh đồng miến.
Gia đình ông Đỗ Đăng Thưởng là một trong những hộ gắn bó lâu nhất với nghề sản xuất miến ở Minh Khai. |
Mỗi ngày, từ 4 giờ sáng, khi mặt trời còn chưa ló rạng, các lò chế biến miến trong làng đã hoạt động hết công suất, người dân nơi đây thức dậy tráng bánh, cắt miến, chuẩn bị cho ra những mẻ miến mới… Đi từ đầu làng không khó để thấy những ruộng phơi miến trắng trong vắt trên những giàn cao do người dân đem phơi cho kịp nắng. Tiếng cười nói rôm rả xen lẫn những giọt mồ hôi và mùi thơm đặc trưng của dong riềng tạo nên nét đẹp riêng có cho vùng quê nơi đây.
Nghề làm miến dong có từ lâu đời ở xã Minh Khai và nó đã trở thành nghề truyền thống của người dân nơi đây. Theo người dân trong xã, Minh Khai là nơi làm miến đầu tiên của nước ta, sau này mới xuất hiện làng miến ở Cự Đà, làng So (Quốc Oai)… trải qua những thăng trầm nhưng người dân nơi đây vẫn đã và đang giữ gìn làng nghề truyền thống của địa phương.
Kể về nghề miến dong của làng, ông Đỗ Đăng Thưởng (Phó Chủ tịch Hội miến dong xã Minh Khai) cho hay, xưa kia ở Minh Khai bạt ngàn những ruộng trồng cây dong riềng, đó cũng là cây cứu đói cho bao gia đình nông dân. Khi phát hiện ra củ dong riềng có nhiều bột, nấu chè ăn rất ngon, bà con nơi đây nghĩ ra cách chế biến thực phẩm từ củ dong riềng để cải thiện cuộc sống. Cũng từ đó nghề làm miến dong xuất hiện ở làng.
Trong ký ức của những người dân bám nghề, nghề miến xã Minh khai đã có giai đoạn đạt đến mức độ cực thịnh với hàng trăm hộ sản xuất. Ngoài nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương, bà con còn đi nhập dong riềng ở các vùng lân cận để chế biến. Tuy nhiên qua thời gian, dưới sự cạnh tranh của các làng nghề miến dong khác trên cả nước, đến nay ở xã Minh Khai số hộ làm nghề đã giảm so với trước, chỉ còn khoảng 40 hộ gắn bó với nghề này. Miến nơi đây sản xuất quanh năm và được đưa đi tiêu thụ ở nhiều địa phương trong tỉnh và cả một số tỉnh lân cận. Đặc biệt vào các dịp lễ Tết, miến dong Minh Khai thường “cháy” hàng, nhiều khi cung không đủ cầu. Nhịp sản xuất nơi đây lúc nào cũng hối hả, ai nấy đều cố gắng làm ra nhiều thành phẩm nhất để kịp các đơn hàng.
Những ngày này, có mặt ở Minh Khai, các hộ gia đình phơi miến khắp khu cánh đồng của làng. Những giàn phơi bằng sắt, tre, nứa… được người dân dựng lên vừa khít với khuôn các phên bánh, đảm bảo độ sạch, không bị ảnh hưởng bởi bụi bẩn trong quá trình phơi. Gia đình ông Đỗ Đăng Thưởng là một trong những hộ gắn bó lâu nhất với nghề sản xuất miến. Những năm qua, đều đặn mỗi ngày, vợ chồng ông vẫn duy trì làm ra những sợi miến. Mỗi ngày gia đình ông làm hơn 1 tấn bột, cho ra được 700 - 800kg miến, cung cấp ra thị trường.
Trước đây miến nơi đây được làm thủ công, sản xuất với số lượng ít, hầu hết là các hộ gia đình làm nhỏ lẻ. Ngày nay, với số lượng sản xuất nhiều, các hộ gia đình áp dụng máy móc để đáp ứng đủ sản lượng cung cấp ra thị trường. Để có được sợi miến ngon, chất lượng bột rất quan trọng đòi hỏi người thợ phải ngâm, lọc bột thật kỹ để cho ra những sợi miến trong suốt. Công đoạn tráng bánh phải đảm bảo sao cho độ dày đều, bánh chín tới thì phải đưa ra giàn phơi ngay. Vất vả và công phu nhất là công đoạn phơi bánh bởi tùy theo nhiệt độ, nắng, gió mà người làm nghề căn, chỉnh khoảng thời gian phơi để bánh đủ độ khô, không quá giòn. Theo người dân nơi đây, cách làm khô miến truyền thống, để miến được phơi khô tự nhiên chính là một phần bí quyết giúp cho sợi miến của làng được dai, giòn và thơm hơn.
Chia sẻ rõ hơn về những công đoạn để cho ra lò mẻ miến dong chất lượng, ông Thưởng cho hay: “Nguyên liệu làm miến là bột củ rong riềng nguyên chất. Để làm được một mẻ miến, người làm nghề phải trải qua rất nhiều công đoạn như củ rong riềng đem xay, lọc lấy bột sau đó khuấy thành hồ, đem tráng ra bánh, phơi bánh, thu về thái miến đến đủ độ khô… Nghề làm miến vất vả , người dân phải dậy từ 4 giờ sáng để kịp cho ra lò những mẻ miến, tranh thủ nắng để phơi, phơi trong vài giờ là được một mẻ miến mới”.
Sau khi phơi đủ nắng, miến được người dân thu hoạch về nhà, đóng gói thành phẩm |
Cứ như vậy trải qua quy trình sản xuất, kết tinh trong đó là sự chịu khó, công phu cùng cái tâm của những người làm nghề nên miến dong của Minh Khai trở nên thơm ngon, chất lượng hơn. Bởi vậy người ta vẫn thường gọi nghề làm miến dong là nghề chắt lọc tinh túy của đất và trời để cho ra một loại thực phẩm rất đặc biệt. Củ dong riềng hút dinh dưỡng của đất, sợi miến dong được phơi dưới trời nắng hấp thụ ánh nắng, gió của trời mà giòn, dai, thơm.
Mặc dù luôn nhiệt huyết, gắn bó với nghề tuy nhiên người dân nơi đây vẫn đang gặp khó khăn trong việc gìn giữ nghề truyền thống. Hiện nay thị trường tiêu thụ miến của các hộ sản xuất đa số do họ tự tìm đầu ra, còn gặp nhiều bấp bênh, giá cả chênh lệch, lợi nhuận thu về thấp. Do đó những người làm nghề nơi đây mong muốn chính quyền các cấp tạo điều kiện xây dựng một chuỗi sản xuất khép kín, từ sản xuất đến đưa sản phẩm ra tiêu thụ ngoài thị trường, để đầu ra sản phẩm được đảm bảo hơn.
Bày tỏ về những mong muốn phát triển làng nghề trong thời gian tới, ông Đỗ Đăng Thưởng cho biết: “Người dân làng nghề Minh Khai đủ kỹ thuật để làm ra những sản phẩm miến dong ngon nhưng thị trường tiêu thụ còn khó khăn, ảnh hưởng lớn sức sản xuất của các hộ. Chúng tôi đã thành lập Hội miến dong của xã, hàng tháng, hàng quý Hội đều tổ chức họp rút kinh nghiệm, khi có công nghệ, cải tiến mới Hội sẽ phổ biến, chia sẻ cho mọi người, các hội viên tham gia các lớp học đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Chúng tôi mong muốn kết hợp nghề truyền thống với phát triển du lịch làng nghề, tạo ra các mô hình trải nghiệm, thu hút khách du lịch”.
N. Hoa – P. Ngân
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01