Rà soát, xử lý các vấn đề liên quan đến học phí và sách giáo khoa
Lãi "khủng" và gánh nặng giá lên sách giáo khoa: Có nên áp trần lợi nhuận? Hà Nội: Đề nghị thống nhất một bộ sách giáo khoa dùng cho các cấp học |
Sau khi nghe báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ý kiến của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam thống nhất có ý kiến như sau:
Về việc đề xuất ban hành Nghị quyết của Chính phủ để điều chỉnh lộ trình và một số nội dung quy định liên quan về học phí: Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan khẩn trương rà soát để xử lý các vấn đề thuộc thẩm quyền của các cơ quan, địa phương đã được quy định và không đưa vào nội dung dự thảo Nghị quyết.
Đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động phối hợp với các Bộ, địa phương và cơ quan có liên quan để thống nhất và hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết, trình Chính phủ xem xét, quyết định; bảo đảm kịp thời, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và quy định của pháp luật.
Ảnh minh họa. |
Về phương án sử dụng ngân sách nhà nước mua sách giáo khoa phổ thông cho học sinh mượn sử dụng: Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, thống nhất trình Chính phủ kịp thời triển khai từ năm học 2022 – 2023, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6/2022, nói về vấn đề tăng học phí, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết, năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Thời điểm ban hành, dịch phức tạp nên Bộ đề xuất và được giữ nguyên học phí năm học 2021 - 2022 như năm 2020 - 2021.
Khung học phí đối với những năm tiếp theo, đối với giáo dục phổ thông, năm 2022 - 2023 đã được quy định cụ thể trong Nghị định 81/2021/NĐ-CP.
Theo ông Sơn, từ các năm sau, Hội đồng nhân dân các địa phương căn cứ tình hình cụ thể về điều kiện kinh tế - xã hội, mức độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng từng địa phương, khả năng đóng góp thực tế của người dân để quyết định khung học phí hoặc mức học phí áp dụng cho địa phương ở bậc mầm non, phổ thông nhưng không quá 7,5% trong 1 năm.
Lãnh đạo Bộ này cho biết, dự kiến đến năm 2025 mới tính đủ chi phí với giáo dục đại học. Với giáo dục mầm non và phổ thông đến năm 2030, lộ trình tính đủ chi phí này đã kéo dài so với chủ trương Nghị quyết 19 của Trung ương.
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31