Quyết liệt và mạnh mẽ hơn nữa trong triển khai các dự án đầu tư công
Hà Nội: Nhiều khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công Năm 2025, vốn đầu tư công của Hà Nội dự kiến là 81.392 tỷ đồng |
Thực hiện chương trình Kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND Thành phố thảo luận tổ đại biểu về lĩnh vực kinh tế - xã hội. Theo đó, các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đánh giá cao những nỗ lực vượt khó của Thành phố để đạt được những kết quả cao trong việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội.
Đáng chú ý, các đại biểu đã cho ý kiến về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công cấp Thành phố năm 2024 và định hướng Kế hoạch đầu tư công năm 2025 của thành phố Hà Nội; cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 cấp Thành phố.
Thảo luận tại tổ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Anh Quân cho rằng để tiếp tục duy trì tăng trưởng của Thành phố thì vấn đề rất quan trọng là đầu tư công. Năm 2024 vốn đầu tư công cao hơn năm trước 72%; tỷ lệ chung về giải ngân cao nhưng thấp hơn bình quân chung của cả nước. Cùng với đó hiện còn 180 dự án từ năm 2021 đến nay đã phê duyệt nhưng chưa phê duyệt dự án, số vốn đọng rất lớn... Vì vậy, giải pháp để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là gắn trách nhiệm không chỉ của quận, huyện, chủ đầu tư mà còn gắn với trách nhiệm của các sở chuyên ngành ở những nội dung công việc liên quan.
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Anh Quân tại buổi thảo luận tổ. |
Trên cơ sở đó, các đại biểu đề nghị UBND Thành phố, tập trung chỉ đạo quyết liệt và mạnh mẽ hơn nữa trong triển khai các dự án đầu tư công. Cần có những chỉ đạo, định hướng lớn trong việc tháo gỡ các điểm nghẽn trong thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng giải quyết đồng bộ cho toàn Thành phố chứ không phải chỉ riêng lẻ từng khu vực.
Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Việt (tổ đại biểu huyện Mỹ Đức) cho rằng, trong 2 nhiệm kỳ gần đây, Thành phố quan tâm đầu tư các dự án trọng điểm nhằm giúp Thành phố đột phá phục vụ phát triển, nhưng các dự án lại chậm triển khai. Đại biểu đề nghị Thành phố tập trung vào dự án trọng điểm, rà soát dự án, nếu dự án nào khả thi thì điều chuyển vốn cho dự án khác.
Bên cạnh đó, các đại biểu đề nghị UBND Thành phố đôn đốc triển khai các công trình trọng điểm của Thành phố và tiến độ chung các dự án trên địa bàn các quận, huyện, thị xã; nâng cao khả năng giải ngân của các dự án trong 6 tháng cuối năm 2024.
Tiếp tục cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 (việc lập danh mục dự án, bố trí vốn trong trung hạn, triển khai các dự án chuyển tiếp, điều chỉnh nguồn vốn trong năm 2024…); khả năng đáp ứng nguồn lực để đảm bảo đủ nguồn dự kiến của Kế hoạch đầu tư công trung hạn như hiện nay.
Rà soát, xây dựng Kế hoạch đầu tư công năm 2025, tập trung đánh giá về nhu cầu nguồn vốn, khả năng dự báo nguồn thu của năm 2025 so với yêu cầu của Trung ương và Thành phố; đánh giá khả năng đối ứng của các huyện, thị xã được hỗ trợ để đảm bảo không để tình trạng dự án kéo dài, nợ đọng xây dựng cơ bản.
Ảnh minh họa. |
Rà soát các dự án không thể triển khai được, đưa vào danh mục dừng triển khai dự án để có phương án điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công trong kỳ cuối năm để đảm bảo tổng mức đầu tư của các chương trình, dự án phải thực hiện trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau không vượt quá 20% tổng vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước theo đúng quy định của khoản 2 Điều 89 Luật Đầu tư công.
Đối với các dự án thời gian thực hiện giai đoạn 2026 - 2030 chưa đảm bảo điều kiện để bố trí vốn. Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo hoàn thành thủ tục trình HĐND Thành phố thông qua sau khi có Chỉ thị của Thủ tướng để đảm bảo đúng quy trình, quy định của Luật Đầu tư công.
“Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo, giao cơ quan chuyên môn đánh giá các vướng mắc, khó khăn đề xuất, kiến nghị với Thành phố, Trung ương để ban hành các cơ chế chính sách đặc biệt tháo gỡ khó khăn. Quan tâm, tháo gỡ trình tự, thủ tục thực hiện Dự án nhiều ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện; trong đó có việc đánh giá tác động môi trường khi phê duyệt dự án”, các đại biểu nêu.
Trước đó, trình bày Tờ trình điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công cấp Thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Lê Anh Quân cho biết về phương án điều chỉnh Kế hoạch năm 2024, đối với nguồn vốn ODA, UBND thành phố Hà Nội đề xuất điều hòa 6,03 tỷ đồng nguồn ODA cấp phát và 2,97 tỷ đồng nguồn ODA vay lại của dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội (Dự án tuyến 3.1) để bổ sung cho dự án tăng cường giao thông đô thị bền vững cho dự án Đường sắt đô thị số 3 Hà Nội.
Đối với nguồn ngân sách Trung ương trong nước, Thành phố điều hòa kế hoạch vốn giữa các đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng dự án thành phần 1.1 xây dựng Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Cụ thể, điều chỉnh giảm 100 tỷ đồng giao huyện Thanh Oai; 10 tỷ đồng của huyện Sóc Sơn và điều chỉnh tăng 110 tỷ đồng cho quận Hà Đông.
Nguồn vốn đầu tư công năm 2025 dự kiến là 81.392,083 tỷ đồng, tăng 358,903 tỷ đồng so với năm 2024. Phương án dự kiến phân bổ Kế hoạch đầu tư công năm 2025 cấp Thành phố (63.742,083 tỷ đồng): Bố trí vốn thu hồi ứng trước, hoàn trả Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố, vốn giải ngân theo cơ chế thanh toán linh hoạt, hỗ trợ địa phương bạn là 3.299,14 tỷ đồng; vốn phân bổ thực hiện dự án đầu tư công Thành phố là 48.602,007 tỷ đồng; vốn bố trí thực hiện dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia là 1.431,51 tỷ đồng; ngân sách Thành phố hỗ trợ mục tiêu cấp huyện là 10.409,426 tỷ đồng.
Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 cấp Thành phố đến nay đã phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án là 248.034,036 tỷ đồng, còn 6.281,69 tỷ đồng chưa phân bổ chi tiết. Kế hoạch đầu tư công trung hạn cấp Thành phố đến nay đã bố trí hằng năm giai đoạn 2021 - 2024 là 144.878 tỷ đồng chiếm 57% kế hoạch, còn lại phải bố trí là 109.437 tỷ đồng, chiếm 43% kế hoạch.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59