Hà Nội: Nhiều khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công khu vực Đông Nam Bộ Quận Đống Đa xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số |
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp
Thông tin tại buổi họp báo của UBND thành phố Hà Nội mới đây về kết quả giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm, ông Lê Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cho biết: Lũy kế đến ngày 15/6, giải ngân đầu tư công đạt 17.175 tỷ đồng (đạt 21,2% kế hoạch).
Trong đó, Thành phố đã chi cho các nội dung liên quan đến hoàn trả vốn ứng thanh toán linh hoạt bổ sung ngân sách cho Ngân hàng chính sách Xã hội hỗ trợ địa phương bạn (1.597 tỷ đồng) đạt 18,5% kế hoạch; Vốn phân bổ thực hiện các dự án đầu tư công cấp Thành phố đạt 5.110 tỷ đồng (đạt 19,6% kế hoạch) và vốn ngân sách Thành phố thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ cho các huyện, thị xã đạt 1.864 tỷ đồng (đạt 16,6% kế hoạch); ngân sách cấp huyện giải ngân đạt 8.303 tỷ đồng (đạt 25,1% kế hoạch).
Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Trung Hiếu cho rằng, với các con số nêu trên theo đánh giá của UBND thành phố Hà Nội là tương đối thấp và có một số khó khăn vướng mắc, song tỷ lệ giải ngân vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội Lê Trung Hiếu thông tin về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công. |
Làm rõ thêm một số khó khăn vướng mắc, ông Hiếu cho hay đó là khó khăn trong thời gian rất dài nhưng đến nay các cơ chế chính sách cũng chưa có nhiều tiến triển. Đơn cử như khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, trọng tâm là việc xác định nguồn gốc đất, xác định giá thì người dân còn chưa đồng thuận với phương án bồi thường tái định cư, đây là một khó khăn nhiều năm song đến nay chưa được giải quyết triệt để.
“Tới đây căn cứ vào Luật Đất đai có hiệu lực, UBND thành phố Hà Nội sẽ nghiên cứu và đưa ra các cơ chế liên quan đến giải phóng mặt bằng làm sao để dung hòa giữa lợi ích của Nhà nước khi đầu tư các công trình đầu tư công cũng như đảm bảo lợi ích của người dân khi bị tác động bởi việc giải phóng mặt bằng và quan trọng nhất là câu chuyện nơi ở mới của người dân phải bằng hoặc tốt hơn nơi cũ”, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư nói.
Khó khăn nữa theo ông Hiếu là đối với các công trình trọng điểm sử dụng khối lượng nguyên vật liệu rất lớn. Trong năm 2024, rất nhiều dự án lớn Thành phố đang triển khai, như đường Vành đai 4, đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đại lộ Thăng Long nối từ Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình… Nội dung này Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức hội nghị để tháo gỡ khó khăn vướng mắc.
Tiếp theo là các dự án sử dụng vốn ODA gặp rất nhiều khó khăn (dự án tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo hiện đang tiếp tục thực hiện các thủ tục điều chỉnh chủ trương, điều chỉnh dự án vẫn chưa xong) và cũng ảnh hưởng đến giải ngân; nếu các dự án này vay được vốn thì giải ngân rất tốt.
Ngoài ra là các khó khăn liên quan đến thực hiện luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Ông Hiếu cho biết việc lập ổn định phê duyệt thiết kế sau thiết kế cơ sở tiểu dự án sử dụng vốn Nhà nước trong dự án PP cũng như thanh toán đối với các tiểu dự án vốn Nhà nước trong các dự án PP gặp các khó khăn vướng mắc, hay việc hoàn thiện thủ tục đầu tư đối với các dự án lĩnh vực di tích còn chậm do phải thực hiện các thủ tục… Có dự án phải chờ ý kiến của Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch.
5 giải pháp để thúc đẩy giải ngân đầu tư công
Về phía thành phố Hà Nội, xác định năm 2024 là năm có nhiều thách thức trong việc thực hiện đầu tư công, Hà Nội đã quán triệt các đơn vị tập trung ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2024.
Ảnh minh họa. |
Ngày 31/1, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch 42 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân, trong đó xác định được các khó khăn vướng mắc và đưa ra các nội dung để các đơn vị triển khai hiệu quả, đặc biệt là chủ đầu tư và các địa phương. Tiếp đến ngày 19/4, Thành phố ban hành văn bản 167 tiếp tục thực hiện Công điện số 24 của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các giải pháp cuối năm, Thành phố triển khai 5 giải pháp, đó là: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án, đặc biệt là các dự án chưa phê duyệt chủ trương đầu tư; tập trung tháp gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án; nâng cao kỷ luật, kỷ cương việc thực hiện kế hoạch và Thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện về việc thực hiện kế hoạch…
Thông tin thêm về nội dung này, ông Trương Việt Dũng, Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội cho biết, năm 2023 tổng vốn Thành phố giao và giải ngân, số tròn là 51.064 tỷ đồng (đạt 108% kế hoạch Trung ương giao và 95,5% vốn HĐND Thành phố giao).
Tuy vậy, năm 2024, Trung ương lại giao cao hơn cho Hà Nội, theo đó Hà Nội được giao 81.000 tỷ đồng (tăng khoảng 30.000 tỷ đồng), song số giải ngân là 21,2% cao hơn so với cùng kỳ, có nghĩa là ngoài việc cao hơn lũy kế cơ học thì phải chịu phần tăng 30.000 tỷ đồng.
Như vậy, không phải là Hà Nội giải ngân thấp và năm nay Thành phố đặt ra kế hoạch, đồng thời phấn đấu ít nhất như năm 2023 (trên 95%).
“Nói con số 21,2% nhưng mẫu số tăng cao thêm 30.000 tỷ đồng, đặc biệt trong 6 tháng đầu năm để đạt tỷ lệ này thật sự đáng khích lệ và cả Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, các đồng chí lãnh đạo Thành phố, hình thành 5 chuyên đề để tập trung giải ngân vốn đầu tư công và năm 2024 xác định là năm rất quan trọng để hoàn thành vốn đầu tư công này”, Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59