Quyết liệt, thần tốc hơn nữa để có đủ vắc xin sớm nhất tiêm phòng cho nhân dân trên diện rộng

(LĐTĐ) Chủ trương nhất quán của Chính phủ là cần phải khẩn trương, thực hiện các giải pháp phù hợp để có đủ vắc xin sớm nhất có thể để tiêm phòng cho nhân dân trên diện rộng. Từ Chính phủ đến các bộ, ngành, địa phương, nhất là người đứng đầu đều phải triển khai mạnh mẽ, quyết liệt, thần tốc hơn nữa, hiệu quả hơn nữa chiến lược vắc xin phòng dịch Covid-19.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Australia ưu tiên cho Việt Nam tiếp cận sớm nhất nguồn vắc xin AstraZeneca Đề xuất bổ sung thêm đối tượng công nhân lao động vào danh sách ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 Mua vắc xin, thời điểm đã chín muồi

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 121/TB-VPCP ngày 25/5/2021 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19.

Quyết liệt, thần tốc hơn nữa để có đủ vắc xin sớm nhất tiêm phòng cho nhân dân trên diện rộng
Thủ tướng nhấn mạnh, dịch bệnh vẫn tiếp tục có diễn biến phức tạp, khó lường, khó kiểm soát, nhất là tại các khu công nghiệp. (Ảnh: VGP)

Toàn văn Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ như sau:

Chiều ngày 24/5/2021, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19. Tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, các Phó Thủ tướng: Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Vũ Hải Sản; đại diện lãnh đạo các bộ: Y tế, Công an, Ngoại giao, Giao thông vận tải, Công Thương, Tài chính.

Sau khi nghe báo cáo của Bộ Y tế về tình hình phòng, chống dịch Covid-19, ý kiến phát biểu của các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến chỉ đạo:

1. Trong tuần qua, biến chủng mới của vi rút SARS-CoV2 làm dịch bệnh bùng phát mạnh, nhanh trên diện rộng, khó kiểm soát hơn, nhất là đã xâm nhập sâu vào một số khu công nghiệp ở Bắc Giang, Bắc Ninh. Các bộ, ngành, địa phương đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia và của Bộ Y tế, các cấp, các ngành với quyết tâm cao nhằm đẩy lùi dịch bệnh, đồng thời phải phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và an sinh xã hội. Đến nay, cả nước vẫn cơ bản kiểm soát được dịch bệnh; nhưng dự báo nguy cơ bùng phát dịch trên phạm vi cả nước là rất cao; vì vậy chúng ta không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; đồng thời phải quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực lớn hơn nữa, hành động phải quyết liệt, khẩn trương, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, trong tình hình mới phải thần tốc và hiệu quả hơn; ngược lại cũng không quá hốt hoảng, hoang mang, lo sợ, mất bình tĩnh, thiếu kiên trì, thiếu bản lĩnh dẫn đến những quyết định không chính xác, không phù hợp với diễn biến tình hình thực tế dễ gây hậu quả; đặt mục tiêu chăm lo, bảo vệ sức khỏe và sinh mệnh của người dân lên trên hết để lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện mục tiêu kép.

Việc phòng, chống dịch có kết quả đã góp phần tổ chức thành công, an toàn cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, ngay cả ở các địa phương đang có dịch bệnh.

Thủ tướng Chính phủ biểu dương Ban Chỉ đạo Quốc gia, các bộ: Y tế, Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Giao thông vận tải, Tài chính, nhất là các lực lượng tuyến đầu như y tế, quân đội, công an đã nỗ lực, cố gắng thực hiện tốt, có hiệu quả công tác phòng, chống dịch, góp phần cho thành công của cuộc bầu cử; đặc biệt là biểu dương lãnh đạo các tỉnh, địa phương đang có dịch đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thể hiện tinh thần trách nhiệm rất cao, thực hiện phân cấp có hiệu quả, đúng hướng, áp dụng các biện pháp cơ bản phù hợp đểphòng, chống dịch bệnh. Đến nay đã có 6 tỉnh trong số 30 tỉnh có dịch sau 14 ngày không ghi nhận thêm các ca mắc mới trong cộng đồng.

2. Tuy nhiên, thực tiễn phòng, chống dịch vừa qua cho thấy vẫn còn một số khó khăn, hạn chế, bất cập cần được khắc phục ngay:

a) Có biểu hiện lúng túng, bị động trong phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp.

b) Việc quán triệt và chuẩn bị năng lực phòng chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ tại một số địa phương còn bất cập; còn để xảy ra thiếu thốn một số loại trang thiết bị cần thiết trong một số tình huống cụ thể.

c) Công tác quản lý cách ly, theo dõi sức khỏe sau cách ly vẫn còn sơ hở, thiếu chặt chẽ.

d) Một số văn bản quy định, hướng dẫn còn bất cập, chưa theo kịp và chưa phù hợp thực tiễn phòng, chống dịch, nhất là chưa có các giải pháp đặc thù phù hợp với yêu cầu “chống dịch như chống giặc”.

đ) Một số bộ, ngành, địa phương vẫn còn có biểu biện chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng, bị động, chưa tích cực, thiếu chủ động, chưa phát huy tinh thần linh hoạt, sáng tạo, tỉnh táo trong triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch tích cực, hiệu quả.

3. Dự báo trong các ngày tới, dịch bệnh vẫn tiếp tục có diễn biến phức tạp, khó lường, khó kiểm soát, nhất là tại các khu công nghiệp, ảnh hưởng đến nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là tại trung tâm kinh tế lớn của đất nước. Tình hình này đòi hỏi các cấp, các ngành cần tiếp tục tập trung phòng, chống dịch tích cực, hiệu quả hơn nữa; cần phát huy tốt các thành quả đã đạt được, đúc rút kinh nghiệm, điều chỉnh để nhanh chóng thích ứng với diễn biến mới của dịch bệnh bằng các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, hiệu quả; phải hết sức bình tĩnh, sáng suốt, bản lĩnh, linh hoạt, sáng tạo để xử lý và xem khó khăn, thách thức là động lực để vươn lên, để vượt qua và để trưởng thành; trong đó tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:

a) Các Bộ: Y tế, Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công Thương khẩn trương rà soát, sơ kết công tác phòng, chống dịch thời gian qua, đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn, kịp thời hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, hướng dẫn cần thiết nhằm thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch, bảo vệ tốt nhất sức khỏe nhân dân và cộng đồng, quyết tâm vừa chống dịch thành công vừa phát triển kinh tế - xã hội toàn diện; trong đó chú ý thực hiện việc phân cấp, cụ thể hóa, cá thể hóa trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hiệu quả hơn nữa và tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi quản lý.

b) Chủ trương nhất quán của Chính phủ là cần phải khẩn trương, thực hiện các giải pháp phù hợp để có đủ vắc xin sớm nhất có thể để tiêm phòng cho nhân dân trên diện rộng. Từ Chính phủ đến các bộ, ngành, địa phương, nhất là người đứng đầu đều phải triển khai mạnh mẽ, quyết liệt, thần tốc hơn nữa, hiệu quả hơn nữa chiến lược vắc xin phòng dịch Covid-19, trong đó:

- Bộ Y tế chủ trì, chịu trách nhiệm toàn diện về việc mua vắc xin phòng dịch. Bộ cần đẩy nhanh hơn nữa việc tiếp cận, đàm phán nhanh chóng mua các loại vắc xin từ nhiều nguồn khác nhau, bảo đảm có vắc xin sớm nhất, nhiều nhất có thể; có lộ trình, kế hoạch cho từng tháng, quý còn lại của năm 2021 và thời gian tiếp theo thật cụ thể, chi tiết trong từng khâu, từng công đoạn (giao nhận, vận chuyển, bảo quản... kể cả về các yếu tố tài chính, kinh phí cho cả quy trình), theo tinh thần thần tốc hơn nữa, nỗ lực hơn nữa, hành động quyết liệt và hiệu quả hơn nữa.

- Có chính sách, cơ chế khuyến khích, ưu đãi để huy động lực lượng khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước; chủ động, tích cực tìm kiếm, nhận chuyển giao công nghệ để sản xuất vắc xin trong nước.

- Có kế hoạch, lộ trình tiêm vắc xin bài bản, khoa học, hiệu quả, trong đó ưu tiên tiêm cho lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp; tuyệt đối không để lãng phí nguồn vắc xin có được. Rà soát để điều chỉnh, bổ sung danh mục đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin cho phù hợp với yêu cầu thực tế, chú ý cơ sở sản xuất lớn, khu dịch vụ có đông công nhân, người lao động.

- Bộ Y tế khẩn trương phối hợp với Bộ Tài chính để nhanh chóng thành lập Quỹ vắc xin phòng dịch Covid-19 nhằm kêu gọi các nguồn đóng góp của các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và nhân dân theo tinh thần huy động sức mạnh toàn dân và công khai, minh bạch, khách quan trong quản lý, sử dụng Quỹ.

c) Tình hình mới, điều kiện mới, yêu cầu mới về phòng, chống dịch đặt ra yêu cầu phải tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy trình, thủ tục, hướng dẫn về phòng, chống dịch, nhất là các quy định để tăng cường quản lý chặt chẽ hơn các hoạt động nhập cảnh, cách ly, khai báo y tế, an toàn phòng chống dịch trong các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất có đông công nhân... Trường hợp cần thiết có thể thực hiện thí điểm một số mô hình phù hợp, hiệu quả để nhân rộng khi đủ điều kiện.

d) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ: Giao thông vận tải, Y tế, các bộ và các địa phương có liên quan để khẩn trương hoàn thiện quy trình vận chuyển, lưu thông, tiêu thụ hàng hóa, nguyên liệu sản xuất, nông sản giữa các vùng có dịch và các địa phương khác bảo đảm an toàn phòng, chống dịch và không làm đình trệ, ách tắc hoạt động sản xuất kinh doanh.

đ) Các Bộ: Công an, Quốc phòng, Ngoại giao chính quyền các địa phương tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép, cư trú bất hợp pháp.

Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia đã có nhiều chỉ đạo về việc quản lý, tổ chức cho người Việt Nam ở nước ngoài về nước, chuyên gia, nhà đầu tư, lao động kỹ thuật cao người nước ngoài nhập cảnh. Giao Ban Chỉ đạo Quốc gia chủ trì cùng các cơ quan liên quan thực hiện đúng thẩm quyền, an toàn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch và nhu cầu nguyện vọng thực tế chính đáng của nhân dân, doanh nghiệp. Giao Bộ Ngoại giao khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ phân cấp quyết định và giám sát, kiểm tra chặt chẽ, đúng luật pháp việc cho chuyên gia, nhà đầu tư, lao động kỹ thuật cao và thân nhân nhập cảnh làm việc tại Việt Nam.

e) Giao Bộ Tài chính hướng dẫn ngay việc tiết kiệm chi thường xuyên, trước mắt trong năm tài chính 2021-2022 để có nguồn bổ sung cho hoạt động phòng, chống dịch, mua vắc xin và các yêu cầu khẩn cấp khác

g) Giao Bộ Nội vụ chủ trì, khẩn trương có hướng dẫn việc rút gọn quy trình, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ khen thưởng, kỷ luật trong bối cảnh phòng, chống dịch bảo đảm kịp thời, công khai, đúng người, đúng việc.

Trước mắt, giao Ban Chỉ đạo Quốc gia xem xét, đề xuất Thủ tướng Chính phủ và các cấp có thẩm quyền khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống dịch.

h) Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí tiếp tục thông tin, tuyên truyền kịp thời, chính xác, hiệu quả về công tác phòng, chống dịch bệnh, lưu ý tránh đưa tin thụ động, một chiều, phải có phân tích, so sánh, đánh giá khách quan, trung thực, để nhân dân hiểu được, biết được về tình hình dịch bệnh, các biện pháp, trách nhiệm phòng, chống dịch; truyền cảm hứng để nhân dân thêm tin tưởng, ủng hộ và tích cực hợp tác, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; tinh thần chung truyền thông là để “dân hiểu, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát và dân thụ hưởng thành quả”.

4. Giao Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 tập trung chỉ đạo, quyết liệt, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các bộ, ngành, địa phương; kịp thời động viên, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích; nhắc nhở, phê bình, đề xuất xử lý kỷ luật đối với tổ chức, cá nhân lơ là, thực hiện chưa tốt, vi phạm quy định phòng, chống dịch.

Ban Chỉ đạo Quốc gia tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả về phòng, chống dịch và bảo đảm sản xuất, kinh doanh, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

5. Các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, căn cứ tình hình, diễn biến dịch bệnh, phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo, quyết liệt, quyết đoán để quyết định áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, hiệu quả với tinh thần “chống dịch như chống giặc” với quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực lớn hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội; khi thấy cần thiết thì nhanh chóng thực hiện các biện pháp cách ly, phong tỏa, dập dịch theo Chỉ thị số 15/CT-TTg và số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Phúc Chương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.

Tin khác

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

(LĐTĐ) Chiều nay (21/11), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024, diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc, Hà Nội).
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

(LĐTĐ) Từ năm 2019 đến tháng 10/2024, tỉnh Hưng Yên thu hút được 222 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2.394 triệu USD. Trong đó, đến hết tháng 10/2024, tổng số dự án còn liệu lực trên địa bàn tỉnh là 2.320 dự án (gồm 1.728 dự án trong nước, 592 dự án nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 345.323 tỷ đồng và 7,73 tỷ USD).
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chiều 20/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đang thăm chính thức Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt.
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

(LĐTĐ) Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội là danh hiệu tặng thưởng cho các cá nhân người nước ngoài có đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô hoặc mở rộng, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, quan hệ hợp tác quốc tế của Thủ đô vì mục tiêu hòa bình, tiến bộ xã hội...
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khẩn trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khẩn trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

(LĐTĐ) Theo Nghị quyết 1256/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa 15 (Nghị quyết số 1256) có hiệu lực từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có 7 đơn vị hành chính cấp huyện (4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố), 77 đơn vị hành chính cấp xã (42 xã, 28 phường và 7 thị trấn).
Xem thêm
Phiên bản di động