Quy chế quản lý hoạt động không gian phố đi bộ: Xây dựng không gian đi bộ văn minh

(LĐTĐ) Mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Quy chế quản lý hoạt động không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. Đáng chú ý, quy chế yêu cầu người đến phố đi bộ không mang vật nuôi; không sử dụng các thiết bị, dụng cụ như loa, đài, kèn, trống để phát tán âm thanh công suất lớn ra môi trường... Đây được xem là quyết định nhằm nâng cao công tác quản lý, tạo không gian văn minh cho du lịch và phát huy hơn nữa giá trị của điểm đến Hà Nội.
Mở rộng không gian đi bộ để phát huy tiềm năng Không được mang vật nuôi, gia súc, gia cầm vào trong không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận

Tạo không gian văn minh cho du lịch

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm là địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch, nhất là vào những dịp cuối tuần. Sau nhiều năm đưa vào hoạt động, phố đi bộ đã được coi là thương hiệu của Thủ đô. Bên cạnh là địa điểm gắn liền với nhiều di tích lịch sử, phố đi bộ cũng là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa thể thao quan trọng của Hà Nội và đất nước. Vào những ngày cao điểm, nơi đây có thể thu hút hàng vạn người dân và du khách tham quan. Tuy nhiên, trong những năm qua, hoạt động tại phố đi bộ vẫn còn tồn tại một số bất cập, gây bức xúc cho người dân và du khách.

Quy chế quản lý hoạt động không gian phố đi bộ: Xây dựng không gian đi bộ văn minh
Các tổ chức, cá nhân khi mang phương tiện, thiết bị âm thanh vào trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận để tổ chức hoạt động phải của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Ảnh: Kim Tiến.

Mới đây, sau một thời gian mở lại phố đi bộ, nhiều người dân khi tới đây có mang theo thú cưng và thả tự do không được rọ mõm, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho du khách đến tham quan. Vì vậy, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ra Quy chế quản lý hoạt động không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. Trong đó, yêu cầu người dân không mang vật nuôi, gia súc, gia cầm vào không gian phố đi bộ; không sử dụng các thiết bị, dụng cụ như loa, đài, kèn, trống để phát tán âm thanh công suất lớn ra môi trường. Các tổ chức, cá nhân khi mang phương tiện, dụng cụ, thiết bị âm thanh vào trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận để tổ chức hoạt động phải xuất trình văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức hoạt động.

Quy định mới này được người dân đồng tình. Chị Nguyễn Hồng Nhung (32 tuổi, nhân viên văn phòng tại Hà Nội) cho rằng, việc thả rông vật nuôi, không rọ mõm không chỉ khiến nhiều người hoảng sợ mà việc chó phóng uế bừa bãi cũng làm mất mỹ quan không gian đi bộ. Bên cạnh đó, vào những ngày cuối tuần, một số người sử dụng loa công suất lớn, hát karaoke, mở nhạc khiêu vũ… cũng ảnh hưởng không ít đến du khách. Do vậy, chị Nhung cho rằng quy định mới của Thành phố là hoàn toàn đúng đắn.

“Tôi được biết, trước đó, quận Hoàn Kiếm đã vào cuộc xử lý, tuyên truyền cho người dân nhưng tình trạng vi phạm vẫn còn tồn tại. Phố đi bộ là không gian vui chơi, giải trí, văn hóa, nghệ thuật. Chính vì vậy, việc có những quy định rõ ràng giúp cho cơ quan chức năng nâng cao công tác quản lý, giúp không gian du lịch trở nên văn minh hơn. Hi vọng rằng, sau khi có những quy định cụ thể thì người dân sẽ nghiêm túc chấp hành hơn”, chị Nhung bày tỏ.

Để phố đi bộ mang lại hiểu quả tích cực

Được biết, trước đó, hồi tháng 9/2020, UBND thành phố Hà Nội đã tiến hành lấy ý kiến nhân dân hoàn thiện Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực Hồ Gươm và phụ cận. Động thái này được Thành phố đưa ra nhằm nâng cao công tác quản lý, phát huy hơn nữa giá trị của điểm đến Hà Nội. Ngày 17/5, Hà Nội chính thức ban hành quy định này và sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/5. Ngoài việc yêu cầu người dân không mang vật nuôi, gia súc, gia cầm; không sử dụng các thiết bị, dụng cụ như loa, đài, kèn, trống để phát tán âm thanh công suất lớn ra môi trường thì Quy chế cũng có một số nội dung quan trọng nhằm nâng cao công tác quản lý, tạo không gian văn minh cho du lịch Hà Nội.

Cụ thể, quy chế nêu rõ, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong không gian đi bộ thực hiện nếp sống văn minh, quy tắc ứng xử nơi công cộng, có thái độ ứng xử văn hóa, có trang phục lịch sự; thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo đúng chỉ đạo của Trung ương và thành phố Hà Nội; không dừng, đỗ các phương tiện giao thông trước các điểm chốt ra vào của không gian đi bộ; không tuyên truyền các nội dung trái pháp luật. Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh, cần thực hiện các quy định về văn minh thương mại như: Giao tiếp với khách hàng lịch sự, hòa nhã; không tranh giành lôi kéo, ép giá đối với khách hàng; có bảng niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết; sử dụng biển hiệu đúng quy định.

Quy chế quản lý hoạt động không gian phố đi bộ: Xây dựng không gian đi bộ văn minh
Ảnh: Kim Tiến

Các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong thời gian hoạt động của không gian đi bộ phải kê khai, đăng ký kinh doanh, chỉ được phép kinh doanh các mặt hàng phù hợp với quy hoạch theo phương án tổ chức hoạt động dịch vụ, thương mại, du lịch được thành phố Hà Nội phê duyệt; kinh doanh đúng giờ; không bày hàng hóa, vật dụng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; bảo đảm an toàn khi sử dụng điện, an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; an toàn thực phẩm…

Nói về việc UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, PGS.TS Đặng Văn Bài - nguyên Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, cho biết, Quy chế được ban hành có thể giải quyết được nhiều vấn đề đang tồn tại trong không gian phố đi bộ như các hành vi thiếu ý thức, để vật nuôi gây nguy hiểm cho người khác hay việc sử dụng các thiết bị âm thanh lớn ảnh hưởng tiêu cực đến không gian phố đi bộ nói chung và cuộc sống của người dân xung quanh nói riêng. Tuy nhiên, để Quy chế đi vào thực tiễn và mang lại nhiều hiệu quả tích cực phụ thuộc phần lớn vào ý thức cộng đồng của người dân. Vì vậy, mỗi người cần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và các quy định chung khi tham gia các hoạt động công cộng góp phần xây dựng khu phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, khu vực lân cận văn minh, cũng như thể hiện nét đẹp Thủ đô./.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc tập trung tổ chức hiệu quả các hoạt động chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình cũng chú trọng triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS).
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đồng Nai, trong tổng số các ca mắc bệnh phần lớn chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng chống sởi.
Kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội

Kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Đoàn kiểm tra, giám sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công và việc thực hiện chính sách pháp luật đối với lao động nữ tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội và Công đoàn Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số

Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số

(LĐTĐ) Thương mại điện tử được dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành “sân chơi tỷ đô” giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để tận dụng được những cơ hội này, buộc các doanh nghiệp phải bắt tay vào thực hiện chuyển đổi số…
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt.

Tin khác

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

(LĐTĐ) Để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thủ đô phát triển bền vững và đi vào cuộc sống, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thành phố Hà Nội mong muốn huyện Mê Linh quan tâm đẩy mạnh kết nối cung - cầu; thiết lập các kênh phân phối mới như thương mại điện tử; có giải pháp chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; quan tâm tổ chức du lịch kết hợp với quảng bá sản phẩm địa phương…
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 18/11, Uỷ ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024), 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024.
Đoàn đại biểu Mặt trận thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn

Đoàn đại biểu Mặt trận thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam - Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), sáng nay (18/11), tại khuôn viên Công viên Thống Nhất, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội trang trọng tổ chức Đoàn đại biểu dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ dân vận ở Tổ dân phố

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ dân vận ở Tổ dân phố

(LĐTĐ) Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Tổ dân vận ở Tổ dân phố luôn thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Chính vì vậy, công tác dân vận từ cơ sở luôn được cấp ủy chi bộ quan tâm với trọng tâm là lấy người dân làm trung tâm.
Chú trọng xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc

Chú trọng xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đề nghị chính quyền quận Long Biên, phường Long Biên phát huy tinh thần, vai trò làm chủ của nhân dân; triển khai hiệu quả, chất lượng nhất Nghị quyết Đại hội Mặt trận các cấp, trong đó chú trọng xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc.
Tuyên dương Tổng phụ trách Đội xuất sắc tiêu biểu Thủ đô

Tuyên dương Tổng phụ trách Đội xuất sắc tiêu biểu Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 17/11, Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội và Trường Lê Duẩn kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương hiệu trưởng có nhiều đóng góp cho công tác Đội và phong trào thiếu nhi Thủ đô; tuyên dương giáo viên làm tổng phụ trách Đội tiêu biểu Thủ đô năm 2024.
Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật trong người dân

Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật trong người dân

(LĐTĐ) Thời gian qua, quận Bắc Từ Liêm đã tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức và mang lại hiệu quả thiết thực, qua đó nâng cao nhận thức của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh ở địa phương.
Văn phòng UBND TP. Hà Nội giành giải Nhất cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính

Văn phòng UBND TP. Hà Nội giành giải Nhất cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính

(LĐTĐ) Sáng 16/11, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Lễ ra mắt giao diện chuyên trang cải cách hành chính (CCHC) và Vòng Chung khảo cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC thành phố Hà Nội năm 2024. Tại đây, với tiểu phẩm “Phố trong làng - iHanoi”, Văn phòng UBND Thành phố xuất sắc đạt giải Nhất.
“Về miền di sản” - hành trình khám phá và tôn vinh vẻ đẹp di sản Việt Nam qua tà áo dài

“Về miền di sản” - hành trình khám phá và tôn vinh vẻ đẹp di sản Việt Nam qua tà áo dài

(LĐTĐ) Ngày 15/11, tại khu di tích lịch sử Văn Miếu Sơn Tây, UBND thị xã Sơn Tây phối hợp với Công ty TNHH Truyền thông Q-talent thực hiện show diễn “Về miền di sản”, nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hoá, di sản, thúc đẩy Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài. Show diễn nằm trong khuôn khổ các hoạt động của vòng sơ khảo Cuộc thi Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam năm 2024.
Quận Bắc Từ Liêm phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024

Quận Bắc Từ Liêm phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 15/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 với chủ đề “Bảo đảm an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”.
Xem thêm
Phiên bản di động