Quốc hội thảo luận về dự án thu hồi đất, tái định cư sân bay Long Thành
Đồng tình với chủ trương cần thiết phải điều chỉnh một số chỉ tiêu của dự án, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đoàn tỉnh Đồng Tháp) cho rằng, việc đề xuất Quốc hội cho phép điều chỉnh một số chỉ tiêu của dự án là cơ sở pháp lý để có thể tiếp tục triển khai hoàn thành dự án.
Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV |
Chia sẻ với Chính phủ cũng như tỉnh Đồng Nai vì dự án sân bay Long Thành là một công trình trọng điểm quốc gia có vai trò vô cùng quan trọng, bà Hoa nhìn nhận, bất cứ dư án đầu tư nào, quá trình thực hiện sẽ khó khớp với kế hoạch ban đầu.
Đại biểu Mai Hoa ghi nhận trong thời gian triển khai thực hiện dự án, tỉnh Đồng Nai cũng đã chủ động đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có cả việc tạm ứng ngân sách địa phương để tiếp tục chi trả kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư để hoàn thành công tác thu hồi đất cho dự án và bàn giao toàn bộ mặt bằng giai đoạn một. “Điều này cho thấy quyết tâm chính trị rất lớn và là một giải pháp hợp lý của tỉnh Đồng Nai”, bà Hoa nói.
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa cũng cho rằng, còn có nhiều nguyên nhân và Chính phủ cũng như tỉnh Đồng Nai cần phải có những phân tích để có thêm những bài học kinh nghiệm để triển khai những dự án tương tự. “Thực tế tiến độ triển khai dự án rất chậm, cũng có lý do là thời điểm thực hiện dự án xảy ra dịch Covid-19. Song, đây không phải nguyên nhân chính vì quyết tâm của tỉnh Đồng Nai và Chính phủ khi trình Quốc hội khóa XIV là sẽ bàn giao mặt bằng vào năm 2020, mà đại dịch diễn ra tại Đồng Nai vào giữa 2021”, bà Hoa phân tích.
Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu ý kiến |
Về yêu cầu việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đang được đề nghị kéo dài đến hết năm 2024, tức là sẽ chậm tới 3 năm, đại biểu Hoa đặt vấn đề: Cần có một sự cam kết thật rõ từ phía Chính phủ. Nếu chậm ở giai đoạn đầu như vậy sẽ tổng lực đẩy nhanh tiến độ ở giai đoạn cuối thì cần đảm bảo chất lượng công trình. “Điều này là một sự cố gắng, nỗ lực và sự đồng hành của Quốc hội đối với Chính phủ để thực hiện một dự án lớn và chúng tôi hy vọng là tiến độ hoàn thành giai đoạn một vào năm 2025 sẽ được bảo đảm và không có thêm một lần trình lùi hoãn thời gian nào nữa”, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa nêu rõ.
Tuy nhiên, bà Hoa vẫn băn khoăn về đề xuất kéo dài thời hạn giải ngân đối với nguồn vốn đã giao đến hết 2021 sang năm 2024 có phù hợp với Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước không? Điều này Chính phủ cần làm rõ cho Quốc hội.
Đại biểu Trần Văn Tiến phát biểu ý kiến |
Đồng quan điểm, đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn tỉnh Vĩnh Phúc) lý giải, thời hạn thực hiện dự án đã hết nhưng công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) chưa xong; nếu không gia hạn về thời gian thực hiện sẽ không có mặt bằng để xây dựng CHKQT Long Thành. Mặt khác, thời gian giải ngân vốn cũng đã hết trong khi nhiều dự thành phần chưa hoàn thành, nếu không kéo dài thời gian giải ngân thì nhiều công trình đầu tư xây dựng sẽ dở dang.
Ông Trần Văn Tiến cũng đồng tình với đề xuất điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến hết năm 2024, vì năm 2023 sắp kết thúc và công tác GPMB càng về sau càng khó khăn nên phải có nhiều cố gắng thì cuối năm 2024 mới hoàn thành.
Cũng đồng ý với chủ trương điều chỉnh nội dung Nghị quyết 53/2017/QH14 của Quốc hội, nhưng đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn tỉnh Hải Dương) đề nghị đánh giá sát hơn về nguyên nhân dự án chậm tiến độ, đặc biệt là nguyên nhân chủ quan. Từ đó, có biện pháp khắc phục hiệu quả, tránh việc đã gia hạn rồi nhưng vẫn tiếp tục chậm trễ trong thời gian tới.
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV |
Theo bà Nga, việc nêu lý do dịch Covid-19 là chưa thuyết phục vì dự án triển khai từ năm 2017 và công tác chuẩn bị đã phải tính hết các phương án, cách thức tổ chức nên không thể nói do dự án lớn cần nhiều bước triển khai kỹ lưỡng.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, đề án đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tổ chức lại cuộc sống của người dân cũng triển khai quá chậm. Đến nay, đã quá thời hạn hoàn thành đề án gần hai năm mà mới chỉ dừng ở việc khảo sát nhu cầu, tổ chức hội nghị, tuyên truyền tư vấn đào tạo nghề.
Đối với dự án thành phần 2 có 11 công trình là các trường học, trung tâm văn hóa, trụ sở Ủy ban nhân dân xã nhưng đến nay mới có ba công trình hoàn thành, bà Nga đề nghị cần triển khai khẩn trương để ổn định cuộc sống của người dân.
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu ý kiến |
Đại biểu Nga cũng đề nghị cân nhắc kỹ việc quy hoạch bốn lớp chung cư cao tầng dự kiến làm nhà ở xã hội tại khu tái định cư thành các lô nền trong khi đang có chủ trương tập trung nguồn lực nhà ở xã hội, nhất là khu công nghiệp, và cụm công nghiệp.
Góp ý về việc bổ sung vốn cho dự án, đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đoàn tỉnh Đắk Nông) cho rằng, theo điều 68 của Luật Đầu tư công, số vốn kế hoạch giai đoạn 2016-2020 phải được giải ngân chậm nhất đến hết 31/1/2021; số vốn kế hoạch của năm 2021 phải được giải ngân chậm chất đến hết 31/1/2022 và có thể kéo dài đến 31/12/2022 theo quyết định của Thủ tướng.
Đại biểu Nguyễn Trường Giang phát biểu ý kiến |
Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, hết thời hạn và dự toán mà chưa thực hiện hoặc chưa chi hết thì phải huỷ bỏ. Trên thực tế, số vốn này đã bị huỷ dự toán và không còn kết dư. “Tôi tán thành bổ sung vốn để tiếp tục triển khai dự án theo tiến độ được điều chỉnh. Nhưng đề xuất kéo dài thời gian thực hiện giải ngân số vốn như Chính phủ trình chưa thực sự phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước; thiếu cơ sở pháp lý để Quốc hội xem xét quyết định nội dung này”, đại biểu Giang nói.
Ông Nguyễn Trường Giang đề nghị bổ sung số vốn còn thiếu của dự án vào Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024 chuẩn bị trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp này, trên cơ sở cân đối nguồn lực trong dự toán.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31