Phòng chống dịch Covid-19, đừng để mọi cố gắng trở thành vô nghĩa

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, những ngày qua cũng đã ghi nhận các ca mắc mới trong cộng đồng. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, việc thực hiện tốt các quy định về phòng chống dịch bệnh Covid-19 là cách để mỗi người tự bảo vệ mình và bảo vệ xã hội.
Hà Nam: Sẵn sàng lập bệnh viện dã chiến quy mô 300-500 giường Sáng 1/5, Việt Nam không có ca mắc Covid-19; thế giới hiện ghi nhận hơn 151,2 triệu ca mắc Tăng cường kiểm tra, giám sát các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại nơi làm việc

Bài học “xương máu” từ Ấn Độ

Hơn 1 tuần qua, thông tin về sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 tại nhiều quốc gia đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Nổi bật là hình ảnh các bệnh viện ở Ấn Độ, Campuchia, Philippines... chật kín bệnh nhân Covid-19.

Bên cạnh sự nguy hiểm và tốc độ lây lan nhanh chóng của các biến thể vi rút mới thì không thể không kể đến tâm lý chủ quan của người dân các quốc gia nói trên. Điển hình là tại Ấn Độ, làn sóng dịch Covid-19 thứ hai tại Ấn Độ gần đây đang được so sánh như một trận “sóng thần” với sức hủy diệt dữ dội.

Phòng chống dịch Covid-19, đừng để mọi cố gắng trở thành vô nghĩa
Những ngày qua, Đoàn công tác của Bộ Y tế tập trung kiểm tra tại các khu cách ly để bảo đảm an toàn phòng chống dịch

Theo các chuyên gia phân tích, nguyên nhân chính được cho là do tình trạng tập trung đông người đã không được kiểm soát liên quan đến các nghi lễ tôn giáo của người dân địa phương. Cụ thể, lễ hội tôn giáo Kumbh Mela bên bờ sông Hằng ở thành phố cổ Haridwar với sự tham gia của hàng nghìn người vẫn được tổ chức bất chấp nguy cơ bùng phát dịch bệnh Covid-19.

Thêm vào đó, trong 2 tháng đầu năm nay, khi chương trình tiêm phòng Covid-19 được triển khai và số ca nhiễm sụt giảm thì người dân Ấn Độ ở một số nơi đã bắt đầu lơ là các quy tắc chống dịch. Hậu quả tất yếu là, dịch bệnh Covid-19 đã tái bùng phát trên toàn Ấn Độ, nhiều bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải.

Tại Việt Nam, 2 ngày qua liên tục ghi nhận các ca mắc mới Covid-19 trong cộng đồng tại Hà Nam, Hà Nội, Hưng Yên. Trong khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, việc người dân vẫn chủ quan, lơ là khiến công tác phòng chống dịch trong nước trở nên khó khăn. Điển hình như mấy ngày hôm nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội xuất hiện dày đặc hình ảnh người dân ùn ùn kéo nhau đi du lịch, nhất là tại các bãi biển như: Cô Tô (Quảng Ninh); Sầm Sơn (Thanh Hóa); Cửa Lò (Nghệ An); Vũng Tàu…

Bên cạnh những du khách tự giác chấp hành tốt các quy định về phòng dịch thì vẫn còn khá nhiều người cố tình vi phạm như không đeo khẩu trang, thực hiện khai báo y tế không trung thực... Dư luận đã thực sự lo lắng nếu một trong số những du khách nói trên dương tính với Covid-19 thì việc khoanh vùng dập dịch sẽ trở nên vô cùng khó khăn và có thể sẽ là vô nghĩa.

Cần tự giác, thực hiện nghiêm thông điệp 5K

Thời gian gần đây, các cấp chính quyền từ Trung ương đến cơ sở đều đã có nhiều biện pháp nỗ lực nhằm ngăn chặn dịch Covid-19. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện 541/CĐ-TTg ngày 23/4/2021 về tăng cường thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã chỉ đạo, các tỉnh, thành xem xét hạn chế các sự kiện, hoạt động tập trung đông người không cần thiết. Trường hợp tổ chức, thì phải thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch theo đúng quy định.

Phòng chống dịch Covid-19, đừng để mọi cố gắng trở thành vô nghĩa
Người dân cần nghiêm túc thực hiện việc đeo khẩu trang nơi công cộng (Ảnh: Lê Thắm)

Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã quyết định dừng bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 - 01/5 để tránh tập trung đông người. Tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; Yên Bái, Hà Nam, Hưng Yên... đã có những biện pháp quyết liệt để ngăn chăn dịch. Điều này đã thể hiện rõ tinh thần quyết tâm phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương.

Tuy nhiên, để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 sẽ là không đủ nếu chỉ dừng lại ở quyết tâm của Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương. Bởi ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 là trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng và của mỗi người dân.

Bài học về sự bùng phát của Covid-19 ở Ấn Độ và các nước Đông Nam Á cho thấy, mọi tâm lý chủ quan, lơ là trước dịch bệnh đều sẽ phải trả giá rất đắt. Đó không chỉ số kinh phí rất lớn để chi cho các dịch vụ y tế, là sự khủng hoảng của các lĩnh vực sản xuất mà còn là sinh mạng của hàng chục vạn người dân vô tội.

Do vậy, để tránh nguy cơ dịch tái bùng phát, rất cần thái độ kiên quyết của các cấp, ngành cùng tinh thần tự giác tuân thủ các quy định, luôn đề cao cảnh giác với dịch bệnh của mỗi người dân. Mỗi người cần thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế.

Đặc biệt, mỗi người dân phải đề cao cảnh giác, chủ động phòng dịch cho bản thân, gia đình và cộng đồng theo các khuyến cáo của Bộ Y tế. Tuyệt đối không tổ chức, không tiếp tay, không bao che cho hành vi nhập cảnh trái phép vào địa bàn tỉnh. Nếu phát hiện các trường hợp nghi mắc bệnh, đi về từ vùng dịch hoặc nhập cảnh trái phép cần thông báo ngay cho chính quyền địa phương, cơ quan y tế và cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Tiếp tục thực hiện tốt các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 vừa là cách để mỗi người tự bảo vệ mình, bảo vệ xã hội; đồng thời cũng thể hiện sự trân trọng, nâng niu thành quả phòng, chống Covid-19 của cả nước trong hơn 1 năm vừa qua.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, hưởng ứng lời kêu gọi của Bộ Y tế, những ngày gần đây, người dân Việt Nam đã đồng loạt thay hình đại trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Lotus... với chủ đề “Đồng lòng quyết tâm giữ vững thành quả chống dịch Covid-19” để thể hiện tinh thần quyết tâm của dân tộc trong cuộc chiến đẩy lùi đại dịch. Đây cũng là hành động thể hiện sự đồng lòng nêu cao tinh thần yêu nước và thực hiện các khuyến cáo phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế.
K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Cả nước có 2 điểm 10 môn Ngữ văn

Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Cả nước có 2 điểm 10 môn Ngữ văn

(LĐTĐ) Cùng với việc công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024, sáng 17/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố kết quả phân tích phổ điểm đối với 9 môn thi của kỳ thi. Giáo dục công dân tiếp tục là môn thi có số lượng thí sinh được điểm 10 nhiều nhất với 3.661 thí sinh. Là môn thi tự luận duy nhất trong kỳ thi, môn Ngữ văn có 2 thí sinh đạt điểm 10.
Chi tiết phổ điểm 5 tổ hợp môn phổ biến dùng để xét tuyển đại học năm 2024

Chi tiết phổ điểm 5 tổ hợp môn phổ biến dùng để xét tuyển đại học năm 2024

(LĐTĐ) Ngay sau khi công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024 cùng kết quả phân tích phổ điểm đối với 9 môn thi của kỳ thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố kết quả phân tích phổ điểm của 5 tổ hợp môn phổ biến nhất dùng để xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2024.
Tiếp tục nỗ lực vì Thủ đô "Xanh - sạch - đẹp"

Tiếp tục nỗ lực vì Thủ đô "Xanh - sạch - đẹp"

(LĐTĐ) Ban Chỉ đạo 197 các cấp cần phải tăng cường xử lý, xử phạt nghiêm khắc các trường hợp vi phạm, tái phạm…
TP.HCM miễn học phí cho trẻ em mầm non 5 tuổi

TP.HCM miễn học phí cho trẻ em mầm non 5 tuổi

(LĐTĐ) Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP.HCM vừa thông qua tờ trình của UBND TP.HCM về việc ban hành nghị quyết quy định mức học phí và các khoản thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập từ năm học 2024 - 2025.
Du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động

Du lịch xanh bền vững, chuyển hướng từ nhận thức đến hành động

(LĐTĐ) Các chuyên gia cho rằng, với những lợi ích đa dạng và toàn diện, du lịch xanh trở thành một hướng phát triển quan trọng cho ngành Du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, để phát triển du lịch bền vững, vấn đề an toàn thực phẩm cần phải được giải quyết triệt để.
Bắt tạm giam nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng

Bắt tạm giam nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng

(LĐTĐ) Liên quan đến sai phạm tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Bộ Công an vừa bắt tạm giam đối với 4 bị can trong đó có bà Nguyễn Thị Hồng, nguyên Phó trưởng Ban Chỉ đạo 09, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

(LĐTĐ) Mới đây, Thường vụ Huyện đoàn Mỹ Đức phối hợp với Cụm thi đua số 4 Thành đoàn Hà Nội tổ chức trao tặng công trình thanh niên “Sân chơi thiếu nhi” xã Thượng Lâm.

Tin khác

Viện Vệ sinh Dịch tễ TW thông tin về việc thiếu vắc xin Moderna tiêm cho trẻ em

Viện Vệ sinh Dịch tễ TW thông tin về việc thiếu vắc xin Moderna tiêm cho trẻ em

(LĐTĐ) Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã tổ chức điều chuyển vắc xin giữa các địa phương và nỗ lực phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) để có thể sớm tiếp nhận vắc xin Moderna tiêm cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi.
Việt Nam ghi nhận thêm 3.195 ca Covid-19 trong 24 giờ

Việt Nam ghi nhận thêm 3.195 ca Covid-19 trong 24 giờ

(LĐTĐ) Chiều 26/8, theo tin từ Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 3.195 ca mắc Covid-19 (giảm 151 ca so với ngày trước đó). Ngoài ra, trong 24 giờ qua, số bệnh nhân nặng, phải thở ô xy tăng lên 162 ca (tăng 23 ca so với ngày trước đó) và không ghi nhận ca tử vong.
Công an Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Công an Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19

(LĐTĐ) Mới đây, Bộ Công an tổ chức hội nghị về nhiệm vụ, giải pháp công tác phòng, chống dịch bệnh và đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong Công an nhân dân. Thiếu tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Bộ Công an, chủ trì hội nghị.
Tăng cường triển khai tiêm vắc vin phòng Covid-19

Tăng cường triển khai tiêm vắc vin phòng Covid-19

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam có những diễn biến mới phức tạp, gia tăng số ca mắc bệnh với sự xuất hiện của nhiều ca mắc biến chủng mới BA.04, BA.05… Việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 là biện pháp hiệu quả và có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống dịch bệnh.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương, quyết liệt hơn nữa việc đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi.
Infographic: Hà Nội triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4)

Infographic: Hà Nội triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4)

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội mới đây đã ban hành Kế hoạch số 154/KH-UBND về việc triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19, liều nhắc lại lần 2 (mũi 4).
Bố trí hướng đi riêng cho người bị ho, sốt, đau rát họng tại các bệnh viện

Bố trí hướng đi riêng cho người bị ho, sốt, đau rát họng tại các bệnh viện

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Quyết định số 1226/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn điều chỉnh một số quy định về sàng lọc, phân luồng, xét nghiệm người nghi nhiễm SARS-CoV-2 và thu dung điều trị người mắc Covid-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Việt Nam chính thức dừng khai báo y tế khi di chuyển trong nội địa

Việt Nam chính thức dừng khai báo y tế khi di chuyển trong nội địa

(LĐTĐ) Mới đây, Bộ Y tế cho biết đã có công văn đề nghị các tỉnh, thành phố tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế nội địa (di chuyển nội địa, nơi công cộng, nhà hàng...) trong phòng, chống dịch Covid-19.
Không gây khó khăn, trục lợi khi cấp "Hộ chiếu vắc xin" cho người dân

Không gây khó khăn, trục lợi khi cấp "Hộ chiếu vắc xin" cho người dân

(LĐTĐ) Theo Bộ Y tế, các cán bộ, nhân viên có liên quan đến công tác cấp "Hộ chiếu vắc xin" Covid-19, nếu để xảy ra các biểu hiện tiêu cực thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Chuẩn bị tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 cho người trên 18 tuổi

Chuẩn bị tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 cho người trên 18 tuổi

Dự kiến, đối tượng tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 là người từ 50 tuổi trở lên, người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng, thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid-19, cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân các khu công nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động