Phim điện ảnh Pháp, cảm xúc ngọt ngào tháng Sáu

(LĐTĐ) Trót say lòng với nghệ thuật thứ bảy chắc hẳn khán giả Hà Nội sẽ không thể nào bỏ qua những thước phim điện ảnh của nước Pháp. Không thể phủ nhận rằng, những tác phẩm điện ảnh Pháp luôn có thể tỏa sáng dù luôn có những thành trì vững chãi nhất của điện ảnh thế giới như Mỹ, Hàn tại các rạp chiếu và chinh phục khán giả bởi nét đặc biệt, nhẹ nhàng và sâu sắc. Trong tháng Sáu, sau thời gian cách ly xã hội, Viện Pháp tại Hà Nội lại tiếp tục mang đến cho khán giả thủ đô những tác phẩm điện ảnh khó quên.
phim dien anh phap cam xuc ngot ngao thang sau Giải trí với 12 bộ phim đặc sắc của nền điện ảnh Pháp miễn phí trong thời gian cách ly xã hội
phim dien anh phap cam xuc ngot ngao thang sau Bầu trời đỏ - Phim Pháp quay tại Việt Nam ra mắt khán giả Hà Nội

Trót say lòng với nghệ thuật thứ bảy chắc hẳn khán giả Hà Nội sẽ không thể nào bỏ qua những thước phim điện ảnh của nước Pháp. Không thể phủ nhận rằng, những tác phẩm điện ảnh Pháp luôn có thể tỏa sáng dù luôn có những thành trì vững chãi nhất của điện ảnh thế giới như Mỹ, Hàn tại các rạp chiếu và chinh phục khán giả bởi nét đặc biệt, nhẹ nhàng và sâu sắc. Trong tháng Sáu, sau thời gian cách ly xã hội, Viện Pháp tại Hà Nội lại tiếp tục mang đến cho khán giả thủ đô những tác phẩm điện ảnh khó quên.

phim dien anh phap cam xuc ngot ngao thang sau
Một cảnh trong phim “Khu vườn của ông nội”

Với những thước phim và hình ảnh đẹp mắt, mỗi bộ phim là một câu chuyện thi vị, hấp dẫn về nhiều đề tài khác nhau, đó là “Bầu trời đỏ”, “Con trai”, “Không gia đình”, “Vũ điệu trái tim”, “Nỗi đau”, “Tamara”, “Khu vườn của ông nội”…

Hơn hai thập kỷ từ sau Người tình, Điện Biên Phủ, Đông Dương…, các nhà làm phim Pháp mới trở lại Việt Nam để tiếp tục cho ra đời một tác phẩm xúc động về tình yêu thời chiến mang tên “Bầu trời đỏ”. Bộ phim hấp dẫn về chiến tranh và tình yêu của đạo diễn Olivier Lorelle với sự tham gia diễn xuất của các diễn viên Cyril Descours, Audrey Giacomini.

Bộ phim lấy bối cảnh cuộc chiến Đông Dương năm 1946. Chuyện phim xoay quanh tình yêu của một chàng lính Pháp có tên Phillipe và một cô gái Việt Minh tên Thi. Phillipe sang Việt Nam làm nhiệm vụ và anh bị sốc khi bị buộc phải tra tấn Thi. Bị cảm hóa bởi lòng kiên cường của cô gái, Phillipe đã cùng cô bỏ trốn, băng rừng vượt suối để đi tìm nơi chỉ có hai người giữa khung cảnh hoang vu. Phim được thực hiện bởi đạo diễn Olivier Lorelle, người từng được biết đến với vai trò là nhà biên kịch của 32 tác phẩm lớn nhỏ của điện ảnh Pháp, trong đó có nhiều bộ phim đáng chú ý như Indigènes (2006), Home (2008), Omar m’a tuer (2011)…

Tiếp theo “Bầu trời đỏ” là tác phẩm điện ảnh “Con trai”, một bộ phim hài sắc sảo và tràn đầy cảm xúc, vừa vui vẻ, vừa u sầu, được xây dựng nên không chỉ với dàn nhân vật đặc sắc, mà còn với một kịch bản vô cùng chau chuốt của đạo diễn Félix Moati với sự tham gia diễn xuất của Vincent Lacoste, Benoît Poelvoorde, Mathieu Capella

Joseph có một gia đình nhỏ vô cùng gắn bó và thân thiết cùng hai cậu con trai Joachim và Ivan. Thế nhưng con trai út Ivan, một học sinh cấp hai đặc biệt, đang rơi vào một cuộc khủng hoảng kì lạ. Ivan trở nên cáu gắt với cha và anh trai khi hình tượng tuyệt vời của hai người đang dần sụp đổ trong lòng cậu. Anh trai Joachim cứ mãi dằn vặt về cuộc chia tay với bạn gái, làm ảnh hưởng đến việc nghiên cứu tâm thần học ở trường. Còn người cha Josheph thì đã quyết định đánh đổi sự nghiệp và danh tiếng của một bác sĩ thành công để trở thành một gã nhà văn “ăn hại”. Tuy vậy, ba cha con luôn luôn dõi theo, che chở và yêu thương nhau, dù có chút vụng về, ngờ nghệch…

“Không gia đình” là cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ thiếu nhi, câu chuyện về cậu bé mồ côi Remi với hành trình phiêu lưu đầy hào hứng của cậu đã nuôi dưỡng ước mơ được đi xa và sự kiên cường để vượt qua những thử thách, nỗi buồn trong cuộc đời. Cuốn sách dù đã xuất bản và ra mắt từ năm 1878 vẫn để lại những tình cảm đặc biệt, nhất là với những thế hệ mà sách là người bạn sẻ chia duy nhất.

Sau khi buộc phải rời xa người mẹ nuôi tốt bụng, Remi gia nhập gánh xiếc nhỏ của người nghệ sĩ bí ẩn Vitalis. Người thầy mới dạy cho cậu biết đọc, biết viết, biết hát ca, biết yêu thương cuộc sống và những người xung quanh. Trong chuyến du hành dọc nước Pháp cùng người thầy và chú chó Capi trung thành, khỉ Joli-Coeur bướng bỉnh, Remi học được nhiều điều mà cậu chưa từng biết tới, và hơn cả, cậu còn tìm thấy gia đình thực sự của mình.

Vẫn mang tinh thần của cuốn tiểu thuyết, tuy nhiên, phiên bản điện ảnh của Không gia đình mang đến cái nhìn mới mẻ và hiện đại hơn rất nhiều so với bản gốc. Hành trình của cậu bé Remi trong bộ phim lần này được gói gọn lại trong vòng 1 năm thay vì cuộc phiêu lưu dài kì như trong truyện gốc.

Những thước phim đẹp, mang đậm đồng quê châu Âu chính là điểm thu hút ngoài cốt truyện hấp dẫn của Không gia đình dưới bàn tay phù thủy của đạo diễn Antoine Blossier và các diễn viên Daniel Auteuil, Maleaume Paquin, Virginie Ledoyen

phim dien anh phap cam xuc ngot ngao thang sau
Cảnh trong phim “Không gia đình”

Khác với cảnh đồng quê ở “Không gia đình”, “Vũ điệu trái tim” của đạo diễn Marc Fouchard với sự tham gia diễn xuất của các diễn viên Sabrina Ouazani, Kevin Mischel, Hassam Ghancy là một câu chuyện đẹp mang sắc thái lãng mạn và hiện đại. Sau một vụ tai nạn nghiêm trọng, Lucie lo sợ phải chứng kiến giấc mơ trở thành vũ công của mình bị huỷ hoại. Cô rời bỏ khu phố xinh đẹp nơi mình sống và đến vùng ngoại ô để tìm kiếm nguời cha mà cô chưa từng gặp mặt. Cô gái trẻ gặp Vincent, một cựu vũ công đã từ bỏ niềm đam mê của mình. Đuợc Malik, nguời bạn lâu năm thúc giục, Vincent đã đồng ý huấn luyện cho Lucie và giúp cô khám phá ra một kiểu nhảy mới, breakdance. Với hai xuất thân hoàn toàn khác biệt, Lucie và Vincent sẽ cùng kết hợp lại thành một bộ đôi vũ công đầy đam mê và xúc cảm.

Tiếp nối những thước phim đầy cảm xúc trong tháng 6, phim “Nỗi đau” của đạo diễn Emmanuel Finkiel cùng dàn diễn viên Mélanie Thierry, Benoît Magimel, Benjamin Biolaya là một câu chuyện thời chiến đầy xúc động.

Câu chuyện xảy ra vào tháng 7 năm 1944, khi nước Pháp vẫn đang chịu sự chiếm đóng của chính phủ quân sự Đức. Nhà văn, nhà cộng sản Robert Antelme, một trong những nhân vật quan trọng của quân kháng chiến Pháp đã bị bắt và bị lưu đày. Cô vợ trẻ của Robert, Marguerite Duras, cũng là một nhà văn phục vụ cho phe kháng chiến rơi vào cảnh bị giằng xé giữa nỗi lo sợ không thể liên lạc được với chồng và mối quan hệ bí mật với người đồng chí của chồng mình là Dyonis. Cô đã đến gặp Pierre Rabier, một viên chức người Pháp ở Gestapo và sẵn sàng làm mọi cách để đưa Robert trở về. Cô bắt đầu một mối quan hệ mập mờ với người đàn ông mờ ám này, người duy nhất có thể giúp cô tìm được chồng mình. Khi chiến tranh đi đến hồi kết, khi những người lính trở về từ những trại tập trung, Marguerite bắt đầu cảm nhận được một nỗi niềm mong ngóng giằng xé, và cả một điều gì đó đang dần dần lụi tàn trong lặng im giữa ngày Paris giải phóng.

Đã từ lâu, khán giả Hà Nội yêu mến nền điện ảnh Pháp đã quen thuộc với địa chỉ 24 Tràng Tiền. Đây là nơi gặp gỡ và giao lưu văn hoá Pháp và Pháp ngữ, một trung tâm đào tạo tiếng Pháp, đồng thời cũng là một trong những nhân tố chính của đời sống văn hoá nghệ thuật Hà Nội.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm

Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm

(LĐTĐ) Vụ hỏa hoạn tại nhà dân ở số 43, tổ 12 Thạch Bàn, quận Long Biên. Xác định có 2 nạn nhân mắc tại vị trí tầng 2 và tầng 3 của ngôi nhà, lực lượng chức năng đã nhanh chóng triển khai phương án cứu nạn; trong thời gian ngắn 2 nạn nhân đã được đưa đến nơi an toàn.
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

(LĐTĐ) Đêm 21/11, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải, cơi nới thành thùng, xe tải chở theo vật liệu xây dựng có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng...
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Kế hoạch, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Công an, UBND Thành phố về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nói chung và công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) nói riêng... nhằm kiềm chế tai nạn giao thông.
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

(LĐTĐ) Hà Nội và Hà Giang, hai địa phương với những tiềm năng phát triển riêng biệt, đang thực hiện một bước tiến mạnh mẽ khi bắt tay vào hợp tác phát triển nông thôn mới. Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Giang giai đoạn 2024 - 2028 không chỉ hứa hẹn mang lại nhiều giá trị cho cả hai bên mà còn mở ra một hành trình hợp tác đầy triển vọng.

Tin khác

Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

(LĐTĐ) Tối 20/11, bộ phim truyền hình “Độc đạo” phát sóng tập 36, cũng là tập cuối, với nhiều diễn biến hấp dẫn xoay quanh nhân vật Hồng (Doãn Quốc Đam).
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?

Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?

(LĐTĐ) Tối nay (20/11), Độc đạo sẽ kết thúc phát sóng ở tập 36 và cũng là tập cuối cùng.
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây

Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây

(LĐTĐ) Độc Đạo tập 34 là hành trình đi tìm công bằng cho gia đình của Hồng, Hồng là một đứa trẻ bất hạnh khi cùng lúc mất đi cả bố lẫn mẹ và lạc mất đứa em trai...
Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán

Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán

(LĐTĐ) Như vậy, còn 3 tập nữa phim Độc đạo sẽ kết thúc. Diễn biến từ tập 34 đến tập 36, được dự đoán sẽ có nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán ở mỗi tập phim, tạo sự kịch tính, hấp dẫn cho người xem.
Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

(LĐTĐ) Hình ảnh người lính vẫn luôn có sức hút đặc biệt đối với các nhà làm phim. Tuy nhiên, từ lâu nay, trên sóng truyền hình, phim về đề tài người lính không nhiều, phim được đầu tư quy mô, chất lượng cũng ít. Thế nên bộ phim "Không thời gian" - một dự án hợp tác đặc biệt được Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam sản xuất sẽ rất đáng chờ đợi.
Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt

Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt

(LĐTĐ) Có thể thấy, xu thế sáng tác của điện ảnh quốc tế và Việt Nam luôn xem các tác phẩm văn học như một “mảnh đất màu mỡ” để khai thác.
Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ

Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ

(LĐTĐ) Bộ phim Độc Đạo dần hé lộ những chi tiết ở tập cuối, điều khiến khán bất ngờ nhất chính là tương lai của Hồng và Khương.
Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

(LĐTĐ) Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII đã chính thức khép lại sau 5 ngày tổ chức sôi nổi (từ ngày 7-11/11/2024). Với chuỗi chương trình phong phú và nhiều hoạt động hấp dẫn, sự kiện đã tạo nên một bầu không khí nghệ thuật nồng nhiệt cho khán giả Thủ đô, đồng thời để lại dấu ấn đậm nét với các nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam và quốc tế, thổi bùng khát vọng sáng tạo trong cộng đồng điện ảnh.
Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh

Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh

(LĐTĐ) Ngày 7/11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, 87 Láng Hạ, đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII.
"Ngày xưa có một chuyện tình" mở màn ấn tượng tại HANIFF VII

"Ngày xưa có một chuyện tình" mở màn ấn tượng tại HANIFF VII

(LĐTĐ) Chiều 7/11, buổi chiếu phim khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần VII (HANIFF VII) đã diễn ra với bộ phim "Ngày xưa có một chuyện tình" của Đạo diễn trẻ tài năng Trịnh Đình Lê Minh.
Xem thêm
Phiên bản di động