Phát triển nghề tẩm quất, tạo việc làm, thu nhập cho người khiếm thị

(LĐTĐ) Hội người mù các cấp thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai nhiều giải pháp để phát triển nghề tẩm quất xoa bóp nhằm tạo việc làm, thu nhập cho người khiếm thị, giúp họ cảm thấy tự tin hơn khi hòa nhập với cộng đồng xã hội.
Dừng công nghệ 2G, cơ hội để người dân tiếp cận dịch vụ số Chuyện về cô giáo 9x đảm đang, giỏi nghề Sôi nổi Hội thi tay nghề tẩm quất xoa bóp Hội người mù thành phố Hà Nội lần thứ I

Ông Nguyễn Huy Việt - Phó Chủ tịch Hội người mù thành phố Hà Nội cho biết, nghề tẩm quất xoa bóp được xác định là nghề mũi nhọn nên Hội người mù thành phố Hà Nội đã chủ động triển khai xây dựng cơ sở vật chất, phương thức quản lý, đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên.

Trong ba năm gần đây, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp Hội người mù Thành phố đã mở được 12 khóa đào tạo nghề tẩm quất cho 211 học viên và 12 học viên được học nghề tại Trung tâm đào tạo phục hồi chức năng của Trung ương Hội người mù Việt Nam. Số học viên khi tốt nghiệp đều có tay nghề kỹ thuật đảm bảo cho việc hành nghề. Sau đào tạo số lượng học viên có việc làm đạt tỷ lệ trên 90%.

Phát triển nghề tẩm quất, tạo việc làm, thu nhập cho người khiếm thị
Việc đào tạo nghề tẩm quất xoa bóp cho hội viên luôn được Hội người mù các cấp thành phố Hà Nội quan tâm triển khai.

Để đáp ứng ngày càng tốt hơn về chất lượng giảng dạy, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp Hội người mù Thành phố đã tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn cũng như công tác quản lý. Bên cạnh đó, Hội người mù Thành phố cũng đã tổ chức đi tham quan các đơn vị bạn để học tập về phương thức quản lý, cách bố trí phòng, cách thức tiếp thị, trang phục.

Song song với sự hỗ trợ của Hội người mù thành phố Hà Nội, ở các địa phương, Hội người mù cũng chú trọng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao vị thế nghề nghiệp và thu nhập cho kỹ thuật viên tại các cơ sở tẩm quất xoa bóp trên địa bàn. Ông Hoàng Văn Lý - Chủ tịch Hội người mù quận Hoàn Kiếm cho biết, Hội người mù quận đang quản lý, khai thác hiệu quả Cơ sở tẩm quất Toàn Phát tại 2 địa chỉ là số 95 Hàng Buồm và số 33 Bát Sứ, Hoàn Kiếm. Tổng diện tích của cơ sở là 66 m2 với 7 giường tẩm quất và 4 ghế massage chân.

Để khai thác hiệu quả Cơ sở tẩm quất Toàn Phát, Hội người mù quận đã chú trọng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ; đồng thời, thường xuyên mở các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng cho các kỹ thuật viên như: Khóa học xoa bóp bàn chân, khai thông cột sống, massage dầu và đá nóng; xây dựng quy trình đón tiếp, phục vụ và chăm sóc khách hàng bài bản, trong đó, chú trọng các kênh phản hồi của khách hàng qua Zalo và Facebook; chú trọng đến kỹ năng mềm của nhân viên như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng Google dịch trên điện thoại.

Cơ sở cũng đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nên các loại hình sản phẩm dịch vụ rất đa dạng mà đội ngũ nhân viên cũng như quản lý vẫn nắm bắt được quy trình hoạt động hằng ngày một cách rõ ràng, minh bạch. Bên cạnh đó, cơ sở chú trọng đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo thông qua Fanpage, trang web, Zalo và nâng cao độ nhận diện thông qua hệ thống biển quảng cáo, bảng giá và trang bị đồng phục cho nhân viên.

“Với việc chú trọng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và không ngừng nâng cao kỹ năng tay nghề, kỹ năng mềm cho các kỹ thuật viên, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, marketing, thương hiệu của Cơ sở tẩm quất Toàn Phát ngày càng được lan tỏa và lượng khách đến sử dụng dịch vụ ngày càng đông. Số lượng khách trung bình hằng tháng đạt từ 550 - 600 khách. Mức thu nhập bình quân của người lao động tại cơ sở đạt 7 triệu đồng/người/tháng”, ông Hoàng Văn Lý nhấn mạnh.

Phát triển nghề tẩm quất, tạo việc làm, thu nhập cho người khiếm thị
Hội người mù thành phố Hà Nội tổ chức Hội thi tay nghề tẩm quất xoa bóp nhằm tạo điều kiện cho các hội viên làm nghề có cơ hội giao lưu, học hỏi, ôn lại lý thuyết, rèn luyện, nâng cao kỹ năng thực hành nghề.

Thực tế cho thấy, nghề tẩm quất xoa bóp đang có sự phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng; tay nghề của kỹ thuật viên từng bước được nâng lên; nhiều người khiếm thị có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định và tổ chức Hội có thêm nguồn thu để đẩy mạnh các phong trào hoạt động và chăm sóc hội viên.

Theo số liệu thống kê của Hội người mù thành phố Hà Nội, hiện nay, toàn Thành hội có khoảng 235 cơ sở tẩm quất xoa bóp của người khiếm thị, trong đó, có 15 cơ sở do Hội quản lý, 220 cơ sở do hội viên đứng ra đầu tư. Hầu hết các cơ sở hoạt động khá hiệu quả, giải quyết việc làm cho gần 2.000 lao động là người khiếm thị với mức lương hằng tháng đạt từ 5 - 8 triệu đồng/người/tháng, đặc biệt, có cơ sở mức lương bình quân đạt trên 10 triệu đồng/người/tháng. Các cơ sở tư nhân hoạt động theo nhiều phương thức khác nhau như: Cổ phần, khoán sản phẩm, có cơ sở trả lương cứng, có cơ sở vừa khoán sản phẩm, vừa trả lương cứng… Tổng doanh thu của các cơ sở mỗi năm ước đạt gần 300 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch Hội người mù thành phố Hà Nội Nguyễn Huy Việt chia sẻ, khi chưa có nghề tẩm quất nhiều người mù sống phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình người thân đời sống hết sức khó khăn. Tuy nhiên, khi đã có nghề tẩm quất, hội viên Hội người mù đã từng bước vươn lên làm chủ cuộc sống. Nhiều hội viên đã trở thành lao động chính và là trụ cột về kinh tế của gia đình. Có việc làm và thu nhập giúp người mù cảm thấy tự tin hơn khi hòa nhập với cộng đồng xã hội. Điều này thêm một lần nữa khẳng định giá trị lời dạy của Bác Hồ: “Tàn nhưng không phế”, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tại các địa phương.

Mạnh Quân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Tổng thu 63.602 tỷ đồng từ khách du lịch trong 7 tháng năm 2024

Hà Nội: Tổng thu 63.602 tỷ đồng từ khách du lịch trong 7 tháng năm 2024

(LĐTĐ) Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong 7 tháng năm 2024, lượng khách du lịch tăng cao kéo theo tổng thu từ khách du lịch đạt 63.602 tỷ đồng, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2023. Chỉ riêng tháng 7/2024, ngành du lịch Thủ đô đã đón 2,52 triệu lượt khách, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Biểu dương điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Biểu dương điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

(LĐTĐ) Trong những năm qua, Công an Thành phố đã chủ động phối hợp với Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân thành phố Hà Nội tập trung triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Công đoàn tỉnh Quảng Nam dành hàng chục tỷ đồng chăm lo cho người lao động

Công đoàn tỉnh Quảng Nam dành hàng chục tỷ đồng chăm lo cho người lao động

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm, Công đoàn tỉnh Quảng Nam đã tập trung nguồn lực để tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực chăm lo cho người lao động
Nghệ An: Thành phố Vinh tuyển sinh đầu cấp hơn 15.000 học sinh

Nghệ An: Thành phố Vinh tuyển sinh đầu cấp hơn 15.000 học sinh

(LĐTĐ) Từ ngày 1/8 đến hết ngày 4/8, thành phố Vinh bắt đầu tuyển sinh đầu cấp với học sinh mầm non, lớp 1 - bậc tiểu học và lớp 6 với bậc THCS.
Lịch nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

Lịch nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

(LĐTĐ) Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ được nghỉ Lễ Quốc khánh năm 2024 trong 4 ngày - từ thứ Bảy ngày 31/8 đến hết thứ Ba ngày 3/9 Dương lịch.
Phát triển nghề tẩm quất, tạo việc làm, thu nhập cho người khiếm thị

Phát triển nghề tẩm quất, tạo việc làm, thu nhập cho người khiếm thị

(LĐTĐ) Hội người mù các cấp thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai nhiều giải pháp để phát triển nghề tẩm quất xoa bóp nhằm tạo việc làm, thu nhập cho người khiếm thị, giúp họ cảm thấy tự tin hơn khi hòa nhập với cộng đồng xã hội.
Rà soát, đánh giá việc thực hiện Luật Giáo dục

Rà soát, đánh giá việc thực hiện Luật Giáo dục

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá việc thực hiện Luật Giáo dục giai đoạn 2020 - 2024.

Tin khác

Chất lượng nguồn lao động đang dần được nâng cao

Chất lượng nguồn lao động đang dần được nâng cao

(LĐTĐ) 6 tháng năm 2024, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước là 52,5 triệu người, tăng 196,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 68,5%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ là 28%, tăng 1,4 điểm phần trăm, điều này cho thấy chất lượng nguồn lao động đang dần được nâng cao.
Đào tạo nghề cho lao động phi chính thức đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số

Đào tạo nghề cho lao động phi chính thức đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số

(LĐTĐ) Sáng 30/7, Báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp tổ chức tọa đàm “Đào tạo nghề cho lao động phi chính thức trong nền kinh tế số: Thực trạng và các cơ hội”.
Nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp tham gia thị trường lao động

Nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp tham gia thị trường lao động

(LĐTĐ) Từ khi đi vào hoạt động, Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Long Biên đã thực hiện tốt vai trò kết nối cung - cầu lao động giữa doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn, cũng như các vùng lân cận, qua đó góp phần giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn quận Long Biên nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung.
Tận dụng công nghệ, kết nối hơn 41.000 việc làm cho lao động tại 6 tỉnh, thành phố

Tận dụng công nghệ, kết nối hơn 41.000 việc làm cho lao động tại 6 tỉnh, thành phố

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc đã diễn ra hôm nay (25/7), thu hút sự tham gia của 117 đơn vị, doanh nghiệp, với nhu cầu tuyển dụng hơn 41 nghìn chỉ tiêu đa dạng các vị trí ngành nghề.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển nhanh

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển nhanh

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội luôn chú trọng nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển.
Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã gửi hồ sơ dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sang Bộ Tư pháp thẩm định, để tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Chính phủ. Đáng chú ý, ở lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung thêm nhiều đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

(LĐTĐ) Là một mô hình đào tạo song song giữa học nghề và học văn hóa phổ thông dành cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), chương trình học nghề hệ 9+ (Chương trình 9+) hiện đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thành phố Hà Nội thật sự là cơ hội quý cho các em học sinh vừa có thể tiếp tục học tập theo chương trình phổ thông, vừa được đào tạo kỹ năng nghề để có thể lập nghiệp từ sớm.
Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

(LĐTĐ) Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội ổn định đã tạo thời cơ tốt cho các doanh nghiệp trên địa bàn nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh, tích cực tuyển dụng lao động đem lại những tín hiệu khả quan cho thị trường lao động Hà Nội.
Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Tại buổi họp Chính phủ thường kỳ chiều 6/7, báo chí quan tâm tới việc tăng lương cơ sở và đặt câu hỏi đến Bộ Nội vụ là trong kỳ nhận lương tháng 7 này, mức lương mới của cán bộ, công chức, viên chức đã được lĩnh ngay hay chưa?
Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, trong bối cảnh nền kinh tế thành phố Hà Nội xuất hiện nhiều điểm sáng, thị trường lao động của thành phố Hà Nội cũng tiếp tục đà phục hồi, phát triển. Điều này thể hiện ở việc trong 6 tháng đầu năm, tỉ lệ giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố tăng, số lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp của Thành phố giảm.
Xem thêm
Phiên bản di động