Phát triển mạng lưới xe buýt xứng tầm
Hà Nội xây dựng, lắp mới 600 nhà chờ xe buýt đạt tiêu chuẩn Châu Âu | |
Kỳ cuối: Quan trọng nhất là phát triển đồng bộ hạ tầng |
Xe buýt dần thay đổi
Nghị quyết số 04/2017/NQ – HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về việc thực hiện đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020 tầm nhìn đến năm 2030” đã được Hội đồng nhân dân thành phố thông qua gần 3 năm.
Để phát huy tính hiệu quả của Nghị quyết, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển các phương thức vận tải hành khách công cộng coi đây là giải pháp hữu hiệu để hạn chế ùn tắc và tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường. Trong đó, xe buýt nhờ tính linh hoạt, chi phí đầu tư hợp lý, hiệu quả kinh tế - xã hội cao, được lựa chọn là loại hình vận tải hành khách công cộng chủ lực, tập trung đầu tư phát triển và đã có những bước tiến đáng ghi nhận.
Vận tải hành khách tiếp tục có sự tăng trưởng; tổng sản lượng vận chuyển hành khách công cộng trên toàn thành phố năm 2019 ước đạt 948,5 triệu lượt hành khách. Trong đó, xe buýt đạt 510,5 triệu lượt hành khách, đáp ứng khoảng 12% nhu cầu đi lại của người dân, góp phần hạn chế đáng kể phương tiện giao thông cá nhân, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố.
Tính đến nay, mạng lưới xe buýt tại Hà Nội có 127 tuyến, trong đó có 103 tuyến trợ giá; đoàn phương tiện gồm 1.958 xe với chủng loại phong phú với xe buýt nhanh BRT; xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch CNG; xe buýt đạt chuẩn khí thải EURO IV, V; xe City Tour….
Mặt khác, xe buýt hiện nay đã có rất nhiều tiện ích như: Wifi miễn phí; hệ thống thông báo, cảnh báo bằng âm thanh; sàn thấp, bán thấp phục vụ người khuyết tật, người già… Giám đốc Trung tâm Quản lý & điều hành giao thông đô thị Hà Nội Nguyễn Hoàng Hải chia sẻ: “Không chỉ hướng đến nhiệm vụ vận chuyển hành khách, mà xe buýt còn hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển du lịch, góp phần xây dựng văn hóa, văn minh đô thị Hà Nội”.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, do chịu áp lực chung của hạ tầng đô thị, tốc độ trung bình xe buýt Hà Nội chỉ còn dưới 20 km/giờ trong khi năm 2010, tốc độ này khoảng 23 km/h và mỗi năm có khoảng 180.000 lượt bỏ chuyến, quay đầu, hủy cung cấp dịch vụ. Đặc biệt, 6 tháng đầu năm 2019, tăng trưởng hành khách của xe buýt ở Hà Nội không cao, chưa đến 1% so với năm 2018, do tỷ lệ chậm chuyến của xe buýt từ 10 – 20 phút/lượt vẫn còn chiếm tới 50 – 60%/tổng số chuyến, dẫn đến biểu đồ chạy xe bị phá vỡ, thời gian chuyến đi kéo dài, khiến sự hấp dẫn bị giảm đi rõ rệt. Thực tế này cho thấy, nếu không có một bước đi phù hợp, chắc chắn thì hệ thống xe buýt rơi vào tình trạng số chuyến giảm kéo theo người dân cảm thấy bất tiện do phải chờ đợi lâu.
Hướng đến mục tiêu xa hơn
Cần hiểu rằng, để có được sự thay đổi cho hạ tầng xe buýt như hiện nay, trước hết là nhờ những chính sách ưu tiên đặc biệt mà chính quyền thành phố dành cho xe buýt. Ngân sách trợ giá cho xe buýt hiện đã đạt đến hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Giá vé rẻ, phương tiện được đầu tư mới, hạ tầng điểm đỗ được nâng cấp đã tạo nên sức bật, gia tăng sản lượng khách cho xe buýt.
Đối với công tác quản lý, Sở Giao thông vận tải Hà Nội và các sở, ngành liên quan đã không ngừng có những điều chỉnh, hợp lý hóa mạng lưới luồng tuyến, đem xe buýt đến hầu khắp mọi tuyến đường, ngõ ngách, từ đô thị đến nông thôn, ngoại thành, phục vụ người dân đi lại thuận tiện, dễ dàng.
Ngoài ra, các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe buýt cũng đã có sự chuyển biến mạnh mẽ từ trong tư duy, ý thức, cho đến nền nếp, chất lượng phục vụ. Hình ảnh xe buýt Hà Nội hiện nay đã rất gần gũi với người dân bởi không chỉ chú trọng vào nghiệp vụ, các doanh nghiệp còn đặt ra yêu cầu rất cao đối với người lao động trong giao tiếp, ứng xử với hành khách, đặt nền móng vững chắc và ngày càng củng cố văn hóa xe buýt.
Tuy nhiên, nếu chỉ như vậy vẫn là chưa đủ để đáp ứng hết yêu cầu trong xu thế hiện nay. Theo Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) Nguyễn Công Nhật, 3 khó khăn lớn nhất đối với xe buýt Hà Nội gồm: Thiếu làn đường riêng; thiếu quỹ đất dành cho hạ tầng, điểm đầu - cuối; hành lang và các điều kiện để người dân tiếp cận với xe buýt chưa thuận tiện.
Hiện nay, mạng lưới xe buýt đã tiếp cận toàn bộ 30 quận, huyện, thị xã, có 438/584 xã, phường, thị trấn, 62/71 bệnh viện; 190/283 trường trung học cơ sở, trung học phổ thông; 100% các khu công nghiệp và các khu đô thị… có mạng lưới xe buýt tiếp cận. Việc làm này đã đáp ứng một phần nhu cầu đi lại của người dân, giảm bớt lưu lượng phương tiện cá nhân di chuyển vào nội đô. |
Bên cạnh đó, hạ tầng điểm dừng đỗ, đầu - cuối của xe buýt cũng đang rất thiếu và yếu. Hầu hết các quy hoạch không gian và giao thông đô thị đều chưa tính đến hạ tầng dành riêng cho xe buýt, dẫn đến nhiều bất cập. Nói như vậy để thấy, nếu yêu cầu của hệ thống vận tải hành khách công cộng số lượng lớn phải đảm bảo tính kết nối, liên thông với các khu đô thị, khu dân cư và với phương tiện khác của người dân...
Thực tế ở Hà Nội hiện nay, hệ thống giao thông, bến bãi không đồng bộ, quy hoạch xây dựng không tuân thủ quy chuẩn và có xu hướng phát triển khó kiểm soát; phương tiện giao thông cá nhân phát triển quá nhanh... Giải quyết tình trạng mâu thuẫn trên như thế nào để đảm bảo sự kết nối như mục tiêu đề ra là không hề đơn giản.
Ngoài ra, một trong những tồn tại được nhắc đến nhiều trong thời gian qua, đó là mạng lưới tuyến của xe buýt chưa thực sự hợp lý. Nhiều tuyến xe buýt thưa vắng khách, không đảm bảo hiệu quả khai thác nhưng vẫn buộc phải duy trì. Trong khi đó, khu vực đông dân cư nhất là 12 quận nội thành Hà Nội lại đang rất thiếu các loại hình xe buýt nhỏ, phù hợp với giao thông ngõ phố, khiến nhiều người dân không tiếp cận được với vận tải hành khách công cộng.
Thực tế này cho thấy sự phân bổ nguồn lực cho xe buýt và hợp lý hóa mạng lưới tuyến đang còn nhiều bất cập, cần được sớm điều chỉnh. Và quan trọng nhất, thành phố cần một chiến lược phát triển xe buýt rõ ràng, mạch lạc, bền vững hơn trong bối cảnh ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay.
Tuấn Trần
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới
Nhịp sống Thủ đô 03/11/2024 07:16
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 23:19
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 06:20