Phạt tiền hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự với các vi phạm trong kinh doanh dược phẩm
Sẽ yêu cầu đóng cửa cơ sở khám chữa bệnh, kinh doanh dược phẩm vi phạm phòng chống Covid-19 Tăng cường quản lý các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm |
Ngày 7/12, Cục Quản lý Dược đã có công văn gửi Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh về việc tăng cường kiểm tra, xác minh tình trạng mua bán thuốc điều trị Covid-19 đang thử nghiệm lâm sàng, thuốc chưa được cấp phép lưu hành trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến.
Cụ thể, lợi dụng tâm lý lo lắng và nhu cầu dự trữ thuốc điều trị Covid-19 và tình trạng thiếu hụt "túi thuốc C" (gói thuốc cấp cho F0 có thuốc Molnupiravir), một số đối tượng đã rao bán trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến các loại thuốc điều trị Covid-19 có dược chất Molnupiravir hoặc thuốc nước ngoài chứa dược chất Molnupiravir, Favipiravir chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
Trước đó, đầu tháng 12/2021, Cục Quản lý Dược cũng có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành cho biết, qua công tác hậu kiểm, cơ quan này đã phát hiện một số cơ sở kinh doanh dược có vi phạm về việc “bán buôn thuốc thành phẩm cho cơ sở không có chức năng kinh doanh thuốc” trong đó có các thuốc có hạn dùng còn lại ngắn, đã tạo điều kiện cho một số đối tượng có hành vi tẩy xóa, thay đổi hạn dùng của thuốc để đưa ra lưu hành trên thị trường.
![]() |
Ảnh minh họa |
Các vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh dược phẩm nói trên khiến người dân rất lo ngại, bởi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng, nhất là trong điều kiện dịch bệnh phức tạp như hiện nay.
Dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Minh Long - Giám đốc Công ty Luật TNHH Dragon (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng, việc mua, bán sử dụng các thuốc điều trị Covid-19 đang thử nghiệm lâm sàng, thuốc chưa được cấp phép lưu hành trên thị trường và tẩy xóa, thay đổi hạn dùng của thuốc đều đã vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật Dược 2016.
Cụ thể, theo Điều 6, Luật Dược 2016 đã nghiêm cấm kinh doanh dược thuộc một trong các trường hợp sau đây: Thuốc thử lâm sàng; thuốc, nguyên liệu làm thuốc chưa được phép lưu hành; thay đổi, sửa chữa hạn dùng của thuốc, trừ trường hợp thay đổi hạn dùng của thuốc quy định tại Khoản 3 Điều 61 của Luật này.
Các hành vi vi phạm nêu trên, tùy mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế theo Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Thứ nhất, về mua bán thuốc điều trị Covid-19 đang thử nghiệm lâm sàng theo quy định tại khoản 4, 9 Điều 59 Luật Dược, sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng. Đồng thời, người có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm, buộc tiêu hủy toàn bộ số thuốc, dược liệu.
Thứ hai, với hành vi mua bán thuốc chưa được cấp phép lưu hành theo Khoản 6, 8, 9 Điều 59 Luật Dược, mức phạt tiền đối với hành vi mua, bán thuốc, dược liệu không có giấy đăng ký lưu hành (trừ trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc không phải đăng ký trước khi lưu hành) là từ từ 1-50 triệu đồng, áp dụng tùy theo giá trị của hàng hóa vi phạm.
Bên cạnh đó, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược trong thời hạn từ 3-6 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 5 và khoản 6 Điều 59 Luật Dược. Đồng thời, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm và buộc tiêu hủy toàn bộ số thuốc, dược liệu này.
Thứ ba, với hành vi tẩy xóa, thay đổi hạn dùng của thuốc theo khoản 3, 4, 5 Điều 64 Luật Dược, luật sư Long cho hay, Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm về bao bì, nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc là từ 20-30 triệu đồng đối với một trong các hành vi thay đổi, sửa chữa hạn dùng của thuốc ghi trên nhãn.
Hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 1-3 tháng và buộc thu hồi để khắc phục hoặc tiêu hủy toàn bộ thuốc, nguyên liệu làm thuốc không bảo đảm chất lượng.
Các mức phạt tiền trên được áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Đáng quan tâm, theo luật sư Long, trong trường hợp không may xảy ra sự cố chết người hoặc gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của người khác, người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về khám chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác theo Điều 315 Bộ luật Hình sự, với khung hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

"Bình dân học vụ số": Xây dựng xã hội giàu sức mạnh công nghệ, sẵn sàng hội nhập, phát triển

Công bố thủ tục hành chính nội bộ trong lĩnh vực chính sách đối với nhà giáo

Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tới người hưởng trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Gần 1.700 chỉ tiêu tại Ngày hội tư vấn và giao dịch việc làm quận Hoàn Kiếm năm 2025

Hà Nội: Hơn 94.000 đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT

Quận Bắc Từ Liêm thông qua Nghị quyết về phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Trên 1 triệu thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Tin khác

Phạt tù 12 năm đối với tội xả chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường
Tư vấn luật 23/04/2025 12:30

Đề xuất tăng mức hình phạt tù liên quan đến tội phạm ma túy
Tư vấn luật 22/04/2025 07:33

Đối tượng làm sản phẩm giả tự tin đăng ký sở hữu trí tuệ tại cơ quan quản lý
Tư vấn luật 16/04/2025 20:44

Người mẹ ở Quảng Nam sát hại con để trục lợi bảo hiểm đối mặt án phạt nào?
Tư vấn luật 07/04/2025 10:10

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội
Tư vấn luật 02/04/2025 22:19

Vai trò của Công an cấp xã trong tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm
Tư vấn luật 28/03/2025 06:26

Không còn công an cấp huyện, người dân đến đâu để nộp "phạt nguội"?
Tư vấn luật 06/03/2025 08:57

Quy định mức phạt nếu dạy thêm mà không đăng ký kinh doanh
Tư vấn luật 02/03/2025 17:11

Hướng dẫn đổi giấy phép lái xe trên cổng dịch vụ công cấp độ 4
Tư vấn luật 27/02/2025 10:46

Dự thảo mới của Bộ Công an: Sử dụng điện thoại tại cây xăng sẽ bị phạt đến 5 triệu đồng
Tư vấn luật 26/02/2025 14:10