Phát huy vai trò của Công đoàn trong phòng ngừa sai phạm
Hướng dẫn được ban hành nhằm phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn, đoàn viên công đoàn, người lao động trong giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên; phát hiện, phòng ngừa các sai phạm đồng thời tuyên truyền, phổ biến những nhân tố mới, những mặt tích cực góp phần xây dựng Đảng, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong sạch, vững mạnh, phát triển bền vững.
Theo đó, đối tượng giám sát là người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan của tổ chức chính trị, chính trị- xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, đảng viên ở doanh nghiệp có tổ chức công đoàn; tập trung giám sát cán bộ lãnh đạo công đoàn các cấp, cán bộ lãnh đạo quản lý đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp của tổ chức Công đoàn.
Chủ thể giám sát là Công đoàn các cấp từ Thành phố đến cơ sở; đoàn viên Công đoàn, người lao động giám sát thông qua Công đoàn cơ sở; thông qua phản ảnh, kiến nghị đến cấp ủy đảng, tổ chức đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn các cấp và cơ quan có thẩm quyền về những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
Ảnh minh họa |
Nội dung giám sát tập trung vào những biểu hiện về suy thoái đạo đức, lối sống được quy định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức công vụ và đạo đức nghề nghiệp. Cụ thể, giám sát việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức công vụ và đạo đức nghề nghiệp của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt trong việc: ban hành tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, quy trình, quy chế công tác; phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội; việc thực hiện công tác vận động quần chúng; việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng văn hóa công sở; việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; giám sát việc chấp hành và thực hiện các quy định của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, tập trung vào các nội dung: cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện nghĩa vụ đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân, nghĩa vụ trong thi hành công vụ, nghĩa vụ là người đứng đầu; thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ và không được trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật; tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước…
Có hai hình thức giám sát gồm giám sát thường xuyên thông qua việc quan sát, tìm hiểu, giao tiếp với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên; thông qua tiếp nhận thông tin báo cáo, phản ảnh của công đoàn cấp dưới, đoàn viên Công đoàn, người lao động; dư luận xã hội, cơ quan truyền thông đại chúng; thông qua thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, ban thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước; thông qua đối thoại giữa tổ chức công đoàn với đối tượng được giám sát; thông qua nội dung và kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của tổ chức, đoàn viên, người lao động. Trường hợp đặc biệt, có thể thành lập đoàn giám sát theo quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước. Hình thức thứ hai là giám sát theo đề nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Về tổ chức thực hiện, LĐLĐ thành phố Hà Nôi sẽ tiếp nhận phản ảnh, kết quả giám sát của Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở để báo cáo, phản ảnh với cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền theo quy định đồng thời kiểm tra Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở việc tổ chức thực hiện Hướng dẫn này.
LĐLĐ Thành phố giao LĐLĐ các quận, huyện, thị xã, Công đoàn ngành, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hướng dẫn và chỉ các Công đoàn cơ sở trực thuộc triển khai, thực hiện nội dung giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý; Hướng dẫn và kiểm tra Công đoàn cơ sở thực hiện giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên đồng thời tiếp nhận phản ảnh, kết quả giám sát của Công đoàn cơ sở để báo cáo cấp ủy, tổ chức đảng cùng cấp theo quy định.
LĐLĐ Thành phố nhấn mạnh, việc giám sát phải bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, tổ chức đảng; phù hợp với Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Công tác giám sát phải có sự phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, tổ chức có liên quan trên địa bàn Thành phố; không làm cản trở hoặc ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của tổ chức, cá nhân, gia đình người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Đặc biệt, việc giám sát phải dựa trên trên tinh thần xây dựng, bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan, minh bạch; tránh nể nang, né tránh hoặc để bị lợi dụng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Tổ chức thành công hoạt động đối thoại điểm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ
Liên đoàn Lao động TP 16/09/2024 18:23
Công đoàn hai Thủ đô Hà Nội và Viêng Chăn (Lào): Thặt chặt quan hệ hữu nghị - hợp tác
Liên đoàn Lao động TP 12/09/2024 12:35
Công đoàn Thủ đô làm theo lời Bác
Liên đoàn Lao động TP 02/09/2024 07:51
Công đoàn Thủ đô luôn quan tâm công tác gia đình và trẻ em
Liên đoàn Lao động TP 21/08/2024 06:01
Triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ
Liên đoàn Lao động TP 15/08/2024 09:39
Xây dựng Tổ chức mạnh bắt đầu từ cơ sở
Liên đoàn Lao động TP 29/07/2024 08:53
Tổ chức Công đoàn khắc ghi lời dạy của Bác Hồ
Liên đoàn Lao động TP 28/07/2024 06:00
Công đoàn Thủ đô viết tiếp trang sử vàng
Liên đoàn Lao động TP 28/07/2024 05:50
Công đoàn Thủ đô: Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền
Liên đoàn Lao động TP 24/07/2024 12:53
Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam
Liên đoàn Lao động TP 19/07/2024 08:26