Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh
Theo báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong các cấp Công đoàn Thủ đô, thời gian qua, Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố đã tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp Công đoàn Thủ đô nêu cao vai trò trách nhiệm của tổ chức Công đoàn tham gia cùng với các cấp chính quyền, người sử dụng lao động và cả hệ thống chính trị thực hiện hiệu quả các giải pháp ứng phó với dịch bệnh Covid-19.
Đồng thời, chỉ đạo các cấp Công đoàn Thủ đô tiếp tục rà soát, nắm chắc tình hình quan hệ lao động, thu nhập, việc làm của người lao động trong các doanh nghiệp để hỗ trợ khẩn cấp, kịp thời và tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các các mô hình “Siêu thị 0 đồng”, “Xe buýt siêu thị 0 đồng” và các “Tổ cứu trợ khẩn cấp công nhân” tại các địa phương và trong các khu công nghiệp và chế xuất (KCN&CX) trên địa bàn Thành phố.
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường chủ trì cuộc họp. |
Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 LĐLĐ Thành phố thường xuyên quan tâm chỉ đạo 5 Tổ công tác và “Tổ Ứng phó khẩn cấp hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 LĐLĐ Thành phố” phối hợp chặt chẽ với Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở để tiếp tục rà soát, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động “Tổ An toàn Covid-19”, hướng dẫn các “Tổ An toàn Covid-19” làm tốt công tác chăm lo cho đoàn viên, người lao động, ổn định quan hệ lao động, tham gia xây dựng mô hình “Vùng xanh doanh nghiệp”. Đến nay, đã có 615 điểm “Vùng xanh doanh nghiệp” được chính quyền địa phương phê duyệt phương án hoạt động.
Về công tác chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động, từ ngày 27/4/2021 đến nay, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chi trên 65,7 tỷ đồng và vận động xã hội hóa với số tiền trên 104 tỷ đồng để chăm lo, hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thăm hỏi các lực lượng tuyến đầu và ủng hộ “Quỹ vắc xin”, “Quỹ phòng, chống dịch Covid-19” Thành phố… Ngoài ra, các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã hỗ trợ đoàn viên, người lao động bằng nhiều hình thức khác như: hỗ trợ khẩu trang, thiết bị đo thân nhiệt, nước rửa tay sát khuẩn, tấm chắn giọt bắn, bộ quần áo bảo hộ và các nhu yếu phẩm khác...
Báo cáo của LĐLĐ Thành phố cũng cho thấy, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, sản xuất cầm chừng; trên 80.000 người lao động bị mất hoặc thiếu việc làm, thu nhập giảm sút, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người lao động, đặc biệt là lao động đang thuê trọ trong các khu nhà trọ, lao động trong các doanh nghiệp có quy mô sản xuất vừa và nhỏ, lao động trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch, dịch vụ, vận tải, cơ sở giáo dục ngoài công lập...
Trước thực trạng đó, các cấp Công đoàn Thủ đô đã kịp thời có những hoạt động chăm lo, hỗ trợ khẩn cấp đối với người lao động thông qua các chương trình hỗ trợ “Xe buýt siêu thị 0 đồng”, “Siêu thị 0 đồng”, “Túi an sinh Công đoàn”. Ngoài ra, các cấp Công đoàn Thủ đô đã phối hợp với các sở, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tăng cường tuyên truyền, thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 theo Nghị quyết số 68 của Chính phủ và Quyết định số 3642 của Ủy ban nhân dân Thành phố; phối hợp với người sử dụng lao động sắp xếp lại phương án sản xuất, phương án lao động phù hợp với tình hình phòng, chống dịch cũng như quy định của pháp luật lao động.
Thời gian tới, các cấp Công đoàn tiếp tục triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch; đảm bảo vừa chống dịch tốt, vừa sản xuất kinh doanh an toàn, hiệu quả, bảo vệ an toàn tuyệt đối sức khỏe, tính mạng của đoàn viên, người lao động. |
Nhờ có sự quan tâm vào cuộc quyết liệt và đồng bộ của cả hệ thống chính trị, trong đó có sự tham gia tích cực và hiệu quả của tổ chức Công đoàn, tình hình quan hệ lao động trên địa bàn Thành phố đến nay vẫn ổn định, không có hiện tượng đình công, ngừng việc xảy ra; phần lớn các doanh nghiệp đã thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người lao động bị ngừng việc, mất việc làm; người lao động đã nhận thức và chia sẻ với khó khăn, đồng hành cùng với doanh nghiệp vượt qua đại dịch, yên tâm tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tổ chức Công đoàn.
Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo đã tập trung thảo luận, đánh giá kết quả triển khai công tác phòng, chống dịch và các hoạt động chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thời gian qua; đề xuất các giải pháp để đồng hành cùng doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống, việc làm của người lao động, ổn định quan hệ lao động tại doanh nghiệp và tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch trong thời gian hậu giãn cách.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường đánh giá, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã tập trung triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch; chăm lo cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch. Qua đó, góp phần tích cực cùng Thành phố phòng, chống dịch, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định quan hệ lao động.
Trong bối cảnh vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch, vừa phục hồi sản xuất kinh doanh, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường đề nghị các cấp Công đoàn Thủ đô phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh; vận động người lao động quay trở lại làm việc, tích cực thi đua lao động sản xuất giỏi để đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
“Khi người lao động mới quay trở lại làm việc sẽ chưa thể tạm ứng hoặc nhận lương ngay nên cuộc sống còn khó khăn. Vì vậy, tổ chức Công đoàn cần có phương án chăm lo phù hợp và cần phải triển khai sớm để đảm bảo người lao động được quan tâm, hỗ trợ kịp thời. Từ đó, góp phần ổn định đời sống, giúp người lao động yên tâm lao động sản xuất”, đồng chí Nguyễn Phi Thường nhấn mạnh.
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường cũng đề nghị các cấp Công đoàn cần đặc biệt quan tâm đến tình hình quan hệ lao động; tăng cường nắm bắt tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của người lao động, nhất là ở những khu vực đông công nhân lao động như khu công nghiệp, cụm công nghiệp… trong thời gian hậu giãn cách; tăng cường chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Song song với việc đồng hành cùng doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh và chăm lo, hỗ trợ người lao động, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường đề nghị các cấp Công đoàn tiếp tục triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch; đảm bảo vừa chống dịch tốt, vừa sản xuất kinh doanh an toàn, hiệu quả, bảo vệ an toàn tuyệt đối sức khỏe, tính mạng của đoàn viên, người lao động.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Y tế Việt Nam: Chú trọng các hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động
Hoạt động 20/12/2024 18:33
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 18:32
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
LĐLĐ quận Long Biên chuyển giao Công đoàn cơ sở về LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm
Hoạt động 20/12/2024 13:49
LĐLĐ quận Đống Đa: Giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn
Hoạt động 20/12/2024 12:23
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội nắm bắt tình hình lao động trước Tết
Hoạt động 19/12/2024 20:37
Thực sự là Tổ chức không thể thiếu
Hoạt động 19/12/2024 17:34
Đổi mới hoạt động chăm lo
Hoạt động 19/12/2024 10:49