Phát huy sức mạnh toàn dân qua phong trào "Dân vận khéo" ở quận Nam Từ Liêm
Xây dựng nhiều mô hình "Dân vận khéo" sáng tạo, thiết thực, hiệu quả Quận Nam Từ Liêm: Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” Hiệu quả của công tác dân vận tại khu dân cư |
Phát biểu khai mạc hội nghị, Trưởng ban Dân vận Quận ủy Nam Từ Liêm Đỗ Khắc Đạo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác dân vận theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công".
Trưởng ban Dân vận Quận ủy Nam Từ Liêm cũng cho biết, trong thời gian qua, công tác dân vận của hệ thống chính trị quận đã phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp và đạt nhiều kết quả quan trọng.
Ban Tổ chức tặng quà cho các đại biểu chia sẻ tại toạ đàm. |
Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập quận, 10 công trình dân vận khéo tiêu biểu đã được triển khai. Các công trình này bao gồm vận động làm mới sân chơi, vườn hoa, cây xanh; thực hiện văn minh đô thị; tang văn minh, cưới tiến bộ, phòng cháy chữa cháy, giữ gìn vệ sinh môi trường, giúp nhau làm giàu, phát triển kinh tế, sáng kiến sáng tạo, và các hoạt động nhân đạo từ thiện
Đồng chí Đỗ Khắc Đạo nhấn mạnh các công trình này đã tạo nên sự phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân, góp phần củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân.
Trong năm 2024, toàn quận đã đăng ký thực hiện hơn 600 mô hình dân vận khéo trên 4 lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị. Kết quả này đã góp phần thúc đẩy nhiệm vụ chính trị của quận, với thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 9.200 tỷ đồng, đạt 109% dự toán được giao trong 9 tháng đầu năm 2024. Ngoài ra, chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của quận đứng thứ 2 toàn thành phố...
Trưởng ban Dân vận Quận ủy Nam Từ Liêm Đỗ Khắc Đạo phát biểu khai mạc toạ đàm. |
Tại buổi tọa đàm, đại diện 13 tập thể, cá nhân thực hiện tốt, có nhiều thành tích trong phong trào "Dân vận khéo" năm 2024 tham gia tọa đàm, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong thực hiện các mô hình "Dân vận khéo". Đây cũng chính là sự thể hiện rõ nét sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, nhất là việc vận dụng sáng tạo các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực hiện công tác dân vận.
Ở góc độ Công đoàn, các Công đoàn cơ sở đã kết hợp chặt chẽ công tác dân vận gắn với chuyên môn, tạo nên một mô hình hiệu quả trong các đơn vị. Trong đó, với vai trò là cầu nối giữa ban lãnh đạo đơn vị, các Công đoàn cơ sở đã chủ động đề xuất và triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ và đảm bảo chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động.
Các đại biểu chia sẻ tại toạ đàm. |
Ví như, bà Nguyễn Minh Tuyển, Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Mỹ Đình 1 đã giới thiệu mô hình "Giờ học hạnh phúc, lớp học yêu thương". Bà Tuyển chia sẻ về những khó khăn mà trường gặp phải, như cơ sở vật chất xuống cấp và sự đa dạng trong trình độ, nhận thức của phụ huynh.
Tuy nhiên, thông qua việc kết hợp công tác dân vận với hoạt động chuyên môn, Trường Mầm non Mỹ Đình 1 đã tạo ra một môi trường giáo dục tích cực, thu hút sự tham gia của cả giáo viên, học sinh và phụ huynh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non tại địa phương. Trong đó, mô hình "Giờ học hạnh phúc, lớp học yêu thương" tập trung vào việc giáo dục yêu thương trẻ, nâng cao chuyên môn cán bộ giáo viên, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy...
Tương tự, bà Phùng Nguyệt Hà, Chủ tịch Công đoàn Công ty FECON giới thiệu về phong trào "Sáng kiến - Sáng tạo" của công ty. Trong 13 năm, công ty đã có 220 sáng kiến đạt giải, với 160 sáng kiến được ứng dụng vào thực tế. Các sáng kiến này đã giúp tăng năng suất, chất lượng và giảm giá thành trong quá trình thi công và quản lý, mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho công ty. Bà Hà nhấn mạnh sự quan tâm của Ban Giám đốc và Công đoàn công ty trong việc tổ chức và duy trì phong trào này, giúp phong trào luôn có sức lan tỏa sâu rộng trong công ty, nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo cán bộ, nhân viên, người lao động.
Sự ghi nhận của Hội đồng khoa học, Ban lãnh đạo, các cấp quản lý Công ty, cũng như giá trị thực tiễn của các sáng tạo, cũng chính là một trong những động lực giúp người lao động cố gắng hơn nữa trong việc đưa ra những ý tưởng mới, giúp đóng góp và tạo ra giá trị cho công ty.
Buổi tọa đàm "Dân vận khéo" năm 2024 đã tạo cơ hội quý báu để các địa bàn, đơn vị chia sẻ kinh nghiệm và lan tỏa các mô hình "Dân vận khéo" hiệu quả. |
Trong khi đó, tại các địa phương cũng có những mô hình dân vận khéo thiết thực. Ví như, Bí thư chi bộ tổ dân phố số 12 phường Mỹ Đình 2 Lê Thị Bích Hồng chia sẻ về mô hình "Liên gia văn hóa" độc đáo và hiệu quả. Đặc thù của tổ dân phố này là sự đa dạng trong cộng đồng cư dân, với 40% là cư dân gốc và 60% là người mới chuyển đến từ nơi khác. Thách thức lớn nhất là tình trạng "láng giềng không biết mặt nhau" phổ biến ở các khu chung cư. Nhận thức được vấn đề này, bà Hồng đã đề xuất và triển khai mô hình "Liên gia văn hóa" với thông điệp chính là gắn kết cộng đồng. Mô hình này tập trung vào việc xây dựng văn hóa và con người, với phương châm "bán anh em xa, mua láng giềng gần". Chi bộ đã ban hành Nghị quyết để thực hiện mô hình này, nhấn mạnh việc gắn kết cá nhân với tập thể trong bốn tòa chung cư của khu dân cư.
Đặc biệt, Chi bộ tổ dân số 12 có hơn 90 đảng viên với độ tuổi đa dạng, từ 22 đến 91 tuổi, tạo nên một lực lượng nòng cốt mạnh mẽ để triển khai mô hình. Sự đa dạng này cũng góp phần tạo nên sự phong phú trong các hoạt động cộng đồng, thu hút sự tham gia của mọi lứa tuổi. Kết quả của mô hình "Liên gia văn hóa" đã tạo nên một cộng đồng gắn kết, thân thiện, biến khu dân cư thành một "vùng đáng sống". Các hoạt động văn hóa, giao lưu giữa các hộ gia đình đã giúp xóa bỏ khoảng cách, tạo nên mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, góp phần xây dựng một môi trường sống văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống.
Còn ông Đặng Quang Thắng, Bí thư chi bộ tổ dân phố số 10 phường Mỹ Đình 1 đã chia sẻ về mô hình cải tạo "Con đường mơ ước" tại tuyến ngõ 129 Thiên Hiền. Mô hình này là một ví dụ điển hình về sức mạnh của sự đoàn kết và tinh thần tự quản trong cộng đồng dân cư. Đặc điểm của khu vực này là sự đa dạng trong thành phần cư dân, bao gồm cả cán bộ công chức và công nhân lao động từ nhiều nơi đổ về. Trong đó, tình trạng cơ sở hạ tầng xuống cấp sau quá trình chuyển đổi từ huyện lên quận, đặc biệt là những con đường ngập úng, nhiều ổ gà, ổ voi và thiếu hệ thống chiếu sáng.
Nhận thức được tình hình này, chi ủy và chi bộ đã mạnh dạn đưa ra Nghị quyết về việc sử dụng nguồn lực tại chỗ để cải tạo con đường. Với sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, chỉ trong vòng một tuần, tổ dân phố đã huy động đủ nguồn lực để triển khai dự án. Kết quả đạt được rất ấn tượng, chỉ trong 2 ngày, người dân đã cùng nhau nâng cao mặt đường lên 15 cm, cải tạo lại vỉa hè, hệ thống cống rãnh và hệ thống cấp nước sạch. Không chỉ dừng lại ở việc cải thiện cơ sở hạ tầng, mỗi gia đình còn tự nguyện trang trí thêm những giỏ hoa và treo cờ, tạo nên một không gian sống xanh, sạch, đẹp.
Mô hình "Con đường mơ ước" không chỉ giải quyết vấn đề cơ sở hạ tầng mà còn tăng cường đoàn kết cộng đồng, nâng cao ý thức tự quản và tinh thần trách nhiệm của người dân đối với môi trường sống của mình. Sự thành công của dự án đã tạo nên niềm tin mạnh mẽ của nhân dân đối với sự lãnh đạo của chi bộ và tổ dân phố, góp phần xây dựng một cộng đồng dân cư văn minh, hiện đại và đáng sống.
Buổi tọa đàm "Dân vận khéo" năm 2024 đã tạo cơ hội quý báu để các địa bàn, đơn vị chia sẻ kinh nghiệm và lan tỏa các mô hình "Dân vận khéo" hiệu quả. Thông qua Hội nghị, các cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị từ quận đến cơ sở đã nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác dân vận và được khuyến khích phát huy tinh thần sáng tạo trong việc thực hiện các mô hình dân vận phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Đây cũng là dịp để khích lệ, biểu dương những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện công tác dân vận, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua "Dân vận khéo" trên địa bàn quận Nam Từ Liêm nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50
LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Hoạt động 20/11/2024 16:41
Thăm hỏi, tặng quà 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Hoạt động 20/11/2024 16:23
Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở
Công đoàn 19/11/2024 22:13