Phát huy những điểm sáng để bứt phá
Đề xuất các gói chính sách hỗ trợ, phục hồi kinh tế Hiến kế các giải pháp tổng thể để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững |
PV: Năm 2021 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế của Việt Nam. Ngoài những khó khăn nói chung, kinh tế Việt Nam có những điểm sáng nào đáng mừng không, thưa ông?
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong |
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Thứ nhất là việc duy trì tăng trưởng vẫn được đảm bảo, bằng chứng là chúng ta vẫn tăng trưởng dương, mặc dù mức độ tăng trưởng có sự điều chỉnh giảm dần qua cập nhật thời gian, nhưng về cơ bản chúng ta vẫn đạt mức độ tăng trưởng đứng vị trí đáng khích lệ ở khu vực cũng như trên thế giới. Quan trọng hơn là chúng ta tiếp tục gia tăng quy mô nền kinh tế cũng như đảm bảo cơ bản về tổng thể ổn định kinh tế vĩ mô. Đặc biệt năm 2021 Việt Nam là nước duy nhất mà cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm trên thế giới đều nâng điểm xếp hạng của Việt Nam, giữ nguyên tín nhiệm hiện tại cũng như nâng cấp triển vọng từ tiêu cực, ổn định lên mức độ tích cực.
Việt Nam cũng tiếp tục duy trì hoạt động đầu tư các khu vực kinh tế, trong đó khu vực FDI vẫn tiếp tục có sự gia tăng. Việt Nam phát triển khá mạnh với hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu. Đặc biệt xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng rất ấn tượng, cho thấy rõ ràng các doanh nghiệp Việt Nam đã thích ứng tốt và duy trì được khá bền vững các chuỗi cung ứng, cũng như đã vượt qua được hàng rào kỹ thuật mà các nước nhập khẩu dựng lên với mức độ ngày càng nghiêm ngặt hơn.
Hơn nữa, việc kiểm soát dịch bệnh khá tích cực của Việt Nam trong năm 2020 và nửa đầu năm 2021 đã tạo niềm tin cho các khách hàng đối tác có liên quan trong vấn đề phát triển kinh tế. Do đó chúng ta vẫn duy trì được sự tín nhiệm của các doanh nghiệp FDI. Theo khảo sát, hầu hết các doanh nghiệp FDI đều giữ vững lòng tin và các doanh nghiệp lớn đều muốn mở rộng sản xuất kinh doanh ở Việt Nam trong thời gian tới.
Việt Nam cũng giữ được sự kiểm soát lạm phát trong bối cảnh lạm phát trên thế giới ngày càng cao. Nợ công tuy có xu hướng tăng nhẹ nhưng vẫn nằm trong mức cho phép. Gần đây chúng ta cũng đã thực hiện các giải pháp về cơ cấu nợ, để đảm bảo nợ xấu không gây ảnh hưởng đến sự lành mạnh và hoạt động bình thường của khu vực ngân hàng. Đặc biệt, chính trong bối cảnh dịch bệnh này, khu vực ngân hàng rất tích cực trong vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp thông qua cơ cấu lại nợ cũng như hỗ trợ cho vay tiếp và thực hiện giảm bớt các chi phí của doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Một thành tựu rất nổi bật của Việt Nam khiến thế giới ngạc nhiên là sự bùng nổ của thị trường tài chính, đặc biệt là chứng khoán với các điểm tăng mạnh, dòng tiền vào mạnh và chuỗi tăng kéo dài. Bên cạnh đó, Việt Nam đã làm rất tốt công tác an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển kinh tế sau dịch và sau giãn cách xã hội. Nhờ điều này chúng ta mới có kết quả về tăng trưởng kinh tế cũng như xuất khẩu nêu trên.
Trong năm qua, Việt Nam đã làm rất tốt các hoạt động kinh tế đối ngoại cả trong khu vực ASEAN cũng như đối với các Hiệp định quốc tế. Việc Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng vào các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP, UKVFTA là một bằng chứng cho thấy chúng ta ủng hộ và đi theo hướng tự do hóa với những điều kiện bình đẳng, minh bạch và công bằng hơn.
Một điểm rất sáng trong năm 2021 là Việt Nam khai thác rất tốt thị trường xuất khẩu chính mà Việt Nam đang có, đặc biệt là những đối tác nằm trong các Hiệp định như quốc tế cũng như các Hiệp định khu vực. Sự phục hồi của Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU rõ ràng là dấu hiệu tích cực giúp Việt Nam duy trì độ tăng trưởng từ bên ngoài trên cơ sở xuất khẩu cũng như các dòng vốn đầu tư.
Việt Nam nỗ lực thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại để tăng trưởng kinh tế |
PV: Kinh tế số có phải là một bước đi mấu chốt đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam không, thưa ông?
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Kinh tế số là một trong những điều mà Chính phủ Việt Nam đã có một sự nhận diện và chỉ đạo sớm từ nhiệm kỳ trước của Chính phủ với những hành động rất quyết liệt, những chủ trương rất kịp thời và hệ thống văn bản chính sách có thể nói khá đồng bộ, nhanh chóng. Chúng ta cũng khẳng định kinh tế số là một trong những con đường để Việt Nam đẩy nhanh tốc độ phát triển để đạt được mức độ một quốc gia đang phát triển có thu nhập cao.
Đồng thời vượt qua được mức trung bình để trở thành nước phát triển trên thế giới vào năm 2045. Kinh tế số đang được các doanh nghiệp tiếp cận khá tích cực, đặc biệt là trong vấn đề thương mại điện tử, trong các hoạt động thương mại từ xa, trong quản lý các chuỗi cung ứng và trong quá trình thực hiện xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư.
PV: Doanh nghiệp Việt Nam đã có sự bứt phá nào đáng kể trong đại dịch Covid-19?
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Các cách thức quản trị doanh nghiệp thời dịch Covid-19 đã có sự điều chỉnh theo tinh thần chung là gia tăng hoạt động quản trị dựa trên nền tảng số, tự động hóa và linh hoạt. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có sự thay đổi rất ngoạn mục trong quá trình ứng dụng công nghệ số vào quản trị kinh doanh và trong hoạt động của mình. Vì thế rất nhiều doanh nghiệp có thêm thu nhập và thậm chí phát triển tốt trong dịch Covid-19.
PV: Việt Nam cần làm gì để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế trong những năm tới, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 có chiều hướng phức tạp hơn, thưa ông?
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Việt Nam đã có chiến lược, kế hoạch phục hồi phát triển kinh tế hậu Covid-19 giai đoạn 2022-2025 và những năm tiếp theo. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có rất nhiều thách thức cần phải vượt qua trong tiến trình phát triển.
Để tạo nền tảng vững chắc đưa đất nước phát triển nhanh, chúng ta cần khẳng định rằng, khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế ngoài Nhà nước là động lực chính trong phát triển kinh tế phục hồi và thích ứng với bối cảnh biến đổi trong nước cũng như thế giới. Cần tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp để tăng sức chống chịu và phục hồi nhanh hơn. Đó là một gói hỗ trợ đủ lớn để tái thiết và phục hồi chứ không chỉ là những gói hỗ trợ nặng về an sinh xã hội, gói hỗ trợ giúp doanh nghiệp “đứng vững tạm thời” mà cần phải có những bước tiến dài hơi hơn.
Qua dịp này, cần tranh thủ cơ cấu lại nền kinh tế với các mục tiêu tiết kiệm, đúng hướng và được đẩy nhanh, mạnh. Tích cực truyền thông để nâng cao vị thế của Việt Nam đối với nước ngoài, từ đó nâng cao năng lực và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Phát triển kinh tế đối ngoại, vừa đa phương vừa linh hoạt theo hướng khai thác tốt các cơ hội, vượt qua các thách thức để phát triển và hòa nhập.
PV: Xin cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tiêu dùng 22/11/2024 12:37
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Tiêu dùng 21/11/2024 16:47
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11
Tiêu dùng 21/11/2024 16:33
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao
Tiêu dùng 21/11/2024 11:55
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp 21/11/2024 07:42