Phát hiện, xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke hoạt động “chui”
Hà Nội tăng cường quản lý kinh doanh dịch vụ karaoka, vũ trường Kiểm tra hàng loạt cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke |
Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thủ đô Hà Nội đang diễn biến hết sức phức tạp khi xuất hiện nhiều ổ dịch tại các bệnh viện lớn, rất khó khăn trong công tác kiểm soát, truy vết, và khoanh vùng. Uỷ ban nhân dân Thành phố đã và đang nỗ lực đưa ra nhiều biện pháp để ngăn chặn không để dịch bệnh lây lan.
Đêm 29/4/2021, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng đã ký công điện hỏa tốc số 04/CĐ-UBND về tăng cường thực hiện phòng, chống dịch Covid-19, trong đó: tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường, game từ 0 giờ ngày 30/4/2021.
Ngày 3/5/2021, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục phát đi công điện số 06/CĐ-UBND của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Chu Ngọc Anh về tạm dừng các hoạt động không thiết yếu để phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Hà Nội.
Theo đó, từ 17h00 ngày 3/5/2021: tạm dừng mở cửa đón khách tại các khu di tích, cơ sở tôn giáo; tạm dừng hoạt động đối với các quán ăn, uống đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê vỉa hè đến khi có chỉ đạo mới của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Gần đây nhất, chiều 4/5/2021, thành phố Hà Nội đã quyết định tạm dừng hoạt động tại các rạp, trung tâm chiếu phim, cơ sở massage, spa, phòng tập gym từ 0h ngày 5/5/2021.
Hàng loạt các biện pháp được đưa ra đã cho thấy quyết tâm phòng chống dịch bệnh của thành phố Hà Nội, tinh thần cảnh giác, không chủ quan, lơ là và đặc biệt là không đánh đổi lợi ích kinh tế lấy sức khỏe của cả cộng đồng.
Tuy nhiên trong khi cả hệ thống chính trị và người dân Thủ đô đang phải gồng mình trên mặt trận chống dịch, thì vẫn có những cơ sở kinh doanh dịch vụ, quán karaoke, massage… vì lợi ích kinh tế mà bất chấp các quy định về phòng dịch, hoạt động lén lút. Không ít vụ việc đã bị cơ quan chức năng phát hiện và xử lý.
Mới đây, ngày 4/5/2021, Công an huyện Thạch Thất đã tiến hành kiểm tra và phát hiện 13 đối tượng (6 nam, 7 nữ) có biểu hiện sử dụng trái phép chất ma túy tại cơ sở kinh doanh hát cho nhau nghe Hoa Sữa (thôn 2 xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất). Trong đó, có 10 đối tượng dương tính với ma túy. Tang vật thu giữ 2,002 gam Ketamin, 1,367 gam MDMA.
Công an huyện Thạch Thất đã tạm giữ hình sự chủ quán là Tạ Quang Việt (sinh năm 1996, trú tại Sài Sơn, Quốc Oai) để điều tra hành vi mua bán trái phép chất ma túy và chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy; Lê Văn Thân (sinh năm 1992) về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy; Lê Công Đức Long (sinh năm 2000) và Nguyễn Ngọc Kim (sinh năm 1996) cùng trú tại xã Cần Kiệm, Thạch Thất) về hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Công an huyện Thạch Thất đang tiếp tục điều tra, xử lý các đối tượng theo quy định của pháp luật.
Các đối tượng bị bắt giữ tại cơ sở karaoke Hoa Sữa hoạt động chui tại huyện Thạch Thất. Ảnh: anninhthudo.vn |
Tối ngày 5/5/2021, Công an phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy trong quá trình kiểm soát phòng chống dịch trên địa bàn đã phát hiện một quán karaoke hoạt động bất chấp lệnh cấm của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Kiểm tra quán karaoke PingK (tại số 14 dãy D, khu nhà A10, Nam Trung Yên), lực lượng chức năng đã phát hiện 6 người đang hát trong một phòng hát. Chủ cơ sở này là Đào Thị Thủy (huyện Thường Tín).
Công an phường Yên Hòa đã lập biên bản vi phạm, đồng thời để xuất Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy ra quyết định xử phạt chủ cơ sở karaoke PingK với tổng số tiền phạt 35 triệu đồng.
Trên đây chỉ là 2 trong số rất nhiều trường hợp vi phạm đã bị lực lượng chức năng trên địa bàn Thành phố phát hiện và xử lý trong thời gian qua.
Thực tế không ít trường hợp lây nhiễm dịch bệnh có nguồn gốc từ quán karaoke. Việc truy xuất các trường hợp tiếp xúc tại đây cũng rất khó khăn và phức tạp do yếu tố “nhạy cảm”. Chính vì vậy, nếu không thực hiện nghiêm quy định đóng cửa, các cơ sở karaoke, massage có thể trở thành ổ dịch bất cứ lúc nào.
Bên cạnh nguyên nhân do ý thức của một bộ phận người dân còn kém khi cố tình đến quán karaoke tụ tập trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp trong cộng đồng, thì ý thức của chủ cơ sở kinh doanh trong việc thực hiện quy định phòng dịch là mấu chốt.
Vì vậy, để đảm bảo công tác phòng, chống, không để dịch bệnh lây lan, cần tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện đồng thời áp dụng các hình thức xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, thậm chí khởi tố hình sự trong trường hợp cần thiết. Công tác tuyên truyền, vận động các cơ sở kinh doanh tuân thủ quy định phòng dịch cũng cần được đẩy mạnh.
Bên cạnh đó, mỗi người dân trên địa bàn Thủ đô cần là một chiến sĩ trên mặt trận chống dịch, giám sát và phát hiện các trường hợp vi phạm, thông báo cho cơ quan chức năng để kịp thời xử lý. Tất cả vì mục tiêu đẩy lùi dịch bệnh và đảm bảo phát triển kinh tế của Thủ đô.
Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế: Điều 12. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế; b) Không báo cáo với Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật. 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch; b) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh; c) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng. 5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: b) Không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch; |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20