PGS.TS Trần Đắc Phu: Hãy thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K và tiêm vắc xin ngay khi đến lượt

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại Hà Nội, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam khuyến cáo mọi người dân hãy thực hiện thông điệp 5K cộng với tiêm vắc xin ngay khi tới lượt và luôn nhớ rằng “vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất”.
Hãy tiêm bất kỳ loại vắc xin có sẵn khi đến lượt! Hà Nội nhanh chóng triển khai tiêm chủng vắc xin đợt thứ 13
PGS.TS Trần Đắc Phu: Hãy thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K và tiêm vắc xin ngay khi đến lượt
PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, hiện nay Hà Nội vẫn đang kiểm soát tốt dịch Covid-19. (Ảnh: Bộ Y tế)

PV: Theo đánh giá của ông, tình hình dịch bệnh tại Hà Nội hiện nay như thế nào?

- PGS.TS Trần Đắc Phu: Hiện nay, dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên cả nước. Tại Hà Nội, dịch đang kiểm soát tốt, mặc dù vẫn phát sinh các ca nhiễm trong ngày nhưng đều ở các vùng có nguy cơ. Trong đó, các ổ dịch cũ đã được kiểm soát như: Ổ dịch Chương Dương, Văn Chương, Thanh Xuân Trung, Linh Đàm… Ví dụ, tại ổ dịch Thanh Xuân Trung, mặc dù rất phức tạp nhưng đến nay cơ bản đã được khống chế, vì chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng vào cuộc và quản lý rất chặt chẽ. Ổ dịch này chỉ tập trung trong 2 ngõ 328 và 330 đường Nguyễn Trãi nên việc phong tỏa dễ dàng hơn...

Về cơ bản, Thành phố đã khống chế được các ổ dịch nói trên, song gần đây, một ổ dịch mới trên địa bàn đều liên quan đến những chuỗi cung ứng, người vận chuyển hàng hóa, người lái xe, người bán hàng online, đây là vấn đề cần lưu ý… Trong chống dịch, việc xuất hiện rải rác ổ dịch trong cộng đồng là khá nguy hiểm. Do vậy, bên cạnh những kết quả đã đạt được, song hành với công tác tiêm chủng, các cấp chính quyền cần xây dựng kế hoạch, kịch bản để kịp thời đưa ra những giải pháp nhằm kiểm soát tình hình nhanh nhất kể cả hiện tại lẫn thời gian tới nếu phát sinh các "đóm nhỏ" mới.

PV: Để người dân sớm có thể trở về cuộc sống bình thường, Hà Nội đang tích cực triển khai kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trên diện rộng, đặt mục tiêu tới ngày 15/9 sẽ tiêm mũi 1 cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên và tiêm mũi 2 cho người đủ điều kiện. Với tư cách là chuyên gia, ông có đưa ra những khuyến cáo gì trong quá trình tiêm chủng?

- PGS.TS Trần Đắc Phu: Có thể nói, vắc xin Covid-19 chính là “chìa khóa” để đẩy lùi dịch bệnh ở Hà Nội hiện nay. Về tiêm chủng, Hà Nội cơ bản đã triển khai tiêm chủng rất tốt cho tất cả người dân. Tuy vậy, để chiến dịch tiêm chủng vắc xin lần này hiệu quả hơn nữa, theo tôi cần lưu ý một số vấn đề.

Thứ nhất, các cấp chính quyền xã, phường cần phát huy vai trò của tổ dân phố để rà soát đầy đủ tất cả những người dân trên địa bàn. Mục tiêu là không để bỏ sót bất kỳ đối tượng nào. Vì thực tế, Hà Nội hiện có rất nhiều người đang lao động, sinh sống và học tập (không có, chưa có hộ khẩu thường trú). Chỉ có tổ dân phố, công an phường, xã mới nắm bắt đầy đủ biến động dân cư trên địa bàn mình. Nếu rà soát tốt để không bỏ sót đối tượng được tiêm chủng, chính là góp phần quan trọng trong chiến lược "phủ" vắc xin đến toàn bộ người dân.

Thứ hai, đối với các điểm tiêm chủng, cần phải ứng dụng công nghệ thông tin làm sao tiêm chủng nhanh nhất từ việc đăng ký tiêm chủng, nhắn tin báo người dân đi tiêm, quản lý tiêm, theo dõi sau tiêm, cấp giấy chứng nhận (hộ chiếu vắc xin)… Bên cạnh đó, cần quan tâm đến việc huy động hệ thống y tế công và tư như thế nào, tổ chức các điểm tiêm chủng lưu động và cố định ra sao; điều phối vắc xin như thế nào để đảm bảo tiêm chủng một cách nhanh nhất và an toàn nhất và đặc biệt cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, không chỉ ngành Y tế.

Tôi tin tưởng, với tiềm lực của Thủ đô cũng như sự hỗ trợ kịp thời của một số tỉnh, thành lân cận, chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trên quy mô toàn Thành phố sẽ diễn ra đúng tiến độ và đảm bảo an toàn.

PGS.TS Trần Đắc Phu: Hãy thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K và tiêm vắc xin ngay khi đến lượt
Hiện nay, Hà Nội đang triển khai tiêm chủng trên diện rộng

PV: Như ông vừa chia sẻ, vắc xin được coi là "chìa khóa" để đẩy lùi đại dịch, tuy nhiên hiện nay vẫn còn không ít người có tâm lý kén chọn vắc xin. Quan điểm của ông như thế nào?

- PGS.TS Trần Đắc Phu: Đến thời điểm hiện nay, có 6 loại vắc xin phòng Covid-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam đó là: AstraZeneca; Sputnik V; Sinopharm; Pfizer; Moderna; Janssen. Trong đó, các vắc xin đưa về Việt Nam đều có tính hiệu quả, tính an toàn và được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới, được Tổ chức Y tế Thế giới cấp phép, thẩm định...

Như tôi đã nói, vắc xin Covid-19 không bảo đảm an toàn 100%, người tiêm rồi cũng có thể bị mắc bệnh. Tuy nhiên, điều quan trọng người đã được tiêm đủ liều vắc xin thì khả năng miễn dịch tốt hơn nhiều so với người chưa tiêm, không tiêm. Còn nếu chẳng may, tiêm đủ liều (02 mũi) mà vẫn bị mắc Covid-19, thì người bị nhiễm triệu chứng bệnh cũng nhẹ hơn, nguy cơ tử vong cũng ít hơn. Nói một cách ngắn gọn, khi được tiêm phòng vắc xin đầy đủ là góp phần quan trọng vào việc khống chế và đẩy lùi dịch bệnh…

Còn ở góc độ khoa học, người dân không nên lựa chọn vắc xin mà vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm ngay lập tức. Bời vì nếu không tiêm thì bạn có thể sẽ bị mắc bệnh, nếu cơ thể không tốt hoặc nếu bạn có các bệnh nền thì không loại trừ nguy cơ vong cao hơn.

Tất nhiên các loại vắc xin nào cũng có tác dụng phụ như: Bị đau chỗ tiêm, nhức đầu, mỏi mệt, thậm chí có những vắc xin gây ra sốc phản vệ độ 1,2,3, kể cả xấu nhất là tử vong. Cần phải hiểu rằng không riêng gì vắc xin phòng Covid-19, tất cả các loại vắc xin đều có những phản ứng đó. Tuy nhiên, tôi cho rằng rủi ro của việc phản ứng của vắc xin thấp hơn rất nhiều so với rủi ro của mắc bệnh. Nếu không tiêm bạn có thể gặp rủi ro hơn rất nhiều. Tiêm chủng vắc xin vừa là quyền lợi để phòng bệnh cho chính bản thân bạn nhưng cũng là trách nhiệm để đạt miễn dịch cộng đồng để dịch không bùng phát. Người dân cần có những hiểu biết đúng đắn về vắc xin và thực hiện tiêm chủng như đã nói ở trên.

PV: Có thể hiểu việc sống chung lâu dài với dịch là thế nào và theo ông làm thế nào để có thể an toàn trong đại dịch?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Theo tôi, sống chung an toàn với dịch là con người có thể sống mà không bị mắc bệnh nặng, không bị tử vong khi mắc bệnh, đây là điều quan trọng số một. Bên cạnh đó, kiểm soát không để số ca mắc cao lên. Để đảm bảo được 2 điều này thì chúng ta phải có cuộc sống an toàn, hành vi an toàn, gia đình an toàn, xã hội an toàn, nhà máy an toàn, siêu thị an toàn… Chung quy lại thì xây dựng cuộc sống an toàn thì mới có thể sống chung với dịch được. Nếu không an toàn thì một cộng đồng khi có một ca bệnh thì dịch rất dễ bùng phát, gây nhiều người mắc mà hệ thống y tế không đáp ứng được và rất dễ có số tử vong cao. Vì vậy, ở thời điểm nay, hi vọng mọi người dân hãy thực hiện thông điệp 5K cộng với tiêm vắc xin ngay khi tới lượt và luôn nhớ rằng “vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất”.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Kim Tiến (ghi)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".
Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an huyện Hoài Đức phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức; đồng thời đề nghị lái xe điều khiển xe ô tô BKS 88H-288.49 đến cơ quan Công an trình diện để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.
Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

(LĐTĐ) Chiều 16/7, Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế và Hiệp Hội Điều dưỡng Việt Nam tổ chức chương trình Tôn vinh Điều dưỡng viên tiêu biểu trong công tác phòng chống dịch giai đoạn 2020 - 2023; phát động cuộc thi sáng tác và biểu diễn ca khúc về ngành Y tế; trao giải chạy Vì sức khỏe Việt Nam lần thứ hai, chặng 2.
Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Tin khác

Viện Vệ sinh Dịch tễ TW thông tin về việc thiếu vắc xin Moderna tiêm cho trẻ em

Viện Vệ sinh Dịch tễ TW thông tin về việc thiếu vắc xin Moderna tiêm cho trẻ em

(LĐTĐ) Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã tổ chức điều chuyển vắc xin giữa các địa phương và nỗ lực phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) để có thể sớm tiếp nhận vắc xin Moderna tiêm cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi.
Việt Nam ghi nhận thêm 3.195 ca Covid-19 trong 24 giờ

Việt Nam ghi nhận thêm 3.195 ca Covid-19 trong 24 giờ

(LĐTĐ) Chiều 26/8, theo tin từ Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 3.195 ca mắc Covid-19 (giảm 151 ca so với ngày trước đó). Ngoài ra, trong 24 giờ qua, số bệnh nhân nặng, phải thở ô xy tăng lên 162 ca (tăng 23 ca so với ngày trước đó) và không ghi nhận ca tử vong.
Công an Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Công an Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19

(LĐTĐ) Mới đây, Bộ Công an tổ chức hội nghị về nhiệm vụ, giải pháp công tác phòng, chống dịch bệnh và đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong Công an nhân dân. Thiếu tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Bộ Công an, chủ trì hội nghị.
Tăng cường triển khai tiêm vắc vin phòng Covid-19

Tăng cường triển khai tiêm vắc vin phòng Covid-19

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam có những diễn biến mới phức tạp, gia tăng số ca mắc bệnh với sự xuất hiện của nhiều ca mắc biến chủng mới BA.04, BA.05… Việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 là biện pháp hiệu quả và có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống dịch bệnh.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương, quyết liệt hơn nữa việc đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi.
Infographic: Hà Nội triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4)

Infographic: Hà Nội triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4)

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội mới đây đã ban hành Kế hoạch số 154/KH-UBND về việc triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19, liều nhắc lại lần 2 (mũi 4).
Bố trí hướng đi riêng cho người bị ho, sốt, đau rát họng tại các bệnh viện

Bố trí hướng đi riêng cho người bị ho, sốt, đau rát họng tại các bệnh viện

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Quyết định số 1226/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn điều chỉnh một số quy định về sàng lọc, phân luồng, xét nghiệm người nghi nhiễm SARS-CoV-2 và thu dung điều trị người mắc Covid-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Việt Nam chính thức dừng khai báo y tế khi di chuyển trong nội địa

Việt Nam chính thức dừng khai báo y tế khi di chuyển trong nội địa

(LĐTĐ) Mới đây, Bộ Y tế cho biết đã có công văn đề nghị các tỉnh, thành phố tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế nội địa (di chuyển nội địa, nơi công cộng, nhà hàng...) trong phòng, chống dịch Covid-19.
Không gây khó khăn, trục lợi khi cấp "Hộ chiếu vắc xin" cho người dân

Không gây khó khăn, trục lợi khi cấp "Hộ chiếu vắc xin" cho người dân

(LĐTĐ) Theo Bộ Y tế, các cán bộ, nhân viên có liên quan đến công tác cấp "Hộ chiếu vắc xin" Covid-19, nếu để xảy ra các biểu hiện tiêu cực thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Chuẩn bị tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 cho người trên 18 tuổi

Chuẩn bị tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 cho người trên 18 tuổi

Dự kiến, đối tượng tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 là người từ 50 tuổi trở lên, người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng, thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid-19, cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân các khu công nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động