Ổn định thị trường lao động trước thách thức dịch Covid-19
Thị trường lao động trong tâm bão dịch Covid -19: Không có biến động lớn | |
Ổn định thị trường lao động những tháng đầu năm | |
Nỗ lực tạo việc làm, ổn định thị trường lao động |
Doanh nghiệp ổn định với những biện pháp ứng phó kịp thời của các cơ quan chức năng và doanh nghiệp, đại đa số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội vẫn duy trì sản xuất kinh doanh ổn định dù dịch bệnh diễn biến phức tạp |
Tiếp nhận lao động Trung Quốc trở lại làm việc theo hướng chọn lọc
Theo báo cáo của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, tính đến chiều 3/3, có 36.720 lao động của những nước đang có dịch Covid-19 như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia…đang làm việc tại Việt Nam. Trong đó, tổng số lao động Trung Quốc hiện đang làm việc tại Việt Nam là 15.310 người. Các địa phương đang thực hiện cách ly, theo dõi 2.615 lao động Trung Quốc. So với 1 tuần trước đó, số lượng lao động Trung Quốc bị cách ly đã giảm nhiều. Nguyên nhân là lao động cách ly đã qua 14 ngày và được các cơ sở y tế kiểm tra theo đúng quy định phòng chống COVID-19.
Về lao động Hàn Quốc tại Việt Nam, thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, có 27.347 người lao động Hàn Quốc đang làm việc tại địa phương. Cả nước có 27 tỉnh, thành phố đang tiếp nhận nhiều lao động Hàn Quốc làm việc và sinh sống, như: Hà Nội, TPHCM, tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Hải Dương, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hà Nam.
Trong đó, chia theo vị trí công việc, có 6.033 nhà quản lý, 5.406 giám đốc điều hành và 12.911 chuyên gia, 2.997 lao động kỹ thuật. Có 23.581 lao động Hàn Quốc đang ở Việt Nam, 3.766 lao động Hàn Quốc về nước chưa quay lại làm việc. Đối với lao động Nhật Bản tại Việt Nam, theo báo cáo của các Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, tại thời điểm cuối tháng 2, cả nước đang tiếp nhận 7.553 người lao động người Nhật Bản làm việc.
Nhận định tình hình thời gian tới, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo việc xây dựng phương án tiếp nhận lao động là người Trung Quốc quay trở lại Việt Nam làm việc theo hướng chọn lọc, trình tự chặt chẽ. Đặc biệt, công tác tiếp nhận sẽ có lộ trình đối với một số chuyên gia, lao động tại một số ngành nghề, lĩnh vực nhất định, xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của công việc.
Tất cả các trường hợp lao động quay trở lại làm việc đều phải tuân thủ quy định của Bộ Y tế về việc kiểm tra sức khỏe, cách ly. Liên quan tới công tác phòng, chống Covid-19 của lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc, trước đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã yêu cầu các đơn vị chuyên môn có các biện pháp tuyên truyền, khuyến cáo người lao động, kể cả lao động bất hợp pháp, chủ động khai báo y tế, theo dõi sức khỏe theo quy định của các nước sở tại trong trường hợp bị nhiễm hoặc nghi nhiễm dịch Covid-19, hoặc đến từ các vùng khác. Đặc biệt, Cục Quản lý lao động ngoài nước cần đề xuất cấp có thẩm quyền về phương án chỉ đạo và ứng phó kịp thời khi tình hình dịch bệnh chuyển biến phức tạp, nhất là khu vực đúng tâm dịch.
Hà Nội tăng cường thông tin về thị trường lao động cho doanh nghiệp
Tại Hà Nội, ông Nguyễn Hồng Dân, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, từ năm 2018 đến nay, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cấp phép cho khoảng 23.000 lao động là người nước ngoài làm việc tại Hà Nội, chủ yếu là các chuyên gia, lao động kỹ thuật cao. Trong số lao động được cấp phép, lao động đến từ Hàn Quốc chiếm hơn 40%, tương ứng gần 10.000 người; tiếp đến là lao động đến từ Nhật Bản với khoảng hơn 5.000 người; lao động đến từ Trung Quốc có hơn 1.000 người... Lao động là người nước ngoài cư trú nhiều ở các quận Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân…
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, từ cuối tháng 1/2020, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hà Nội đã rà soát, thống kê chi tiết các thông tin liên quan về người lao động đến từ Trung Quốc; đồng thời phối hợp với các sở, ngành, địa phương tuyên truyền, hướng dẫn nhóm lao động này thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo khuyến nghị của ngành Y tế. Sở cũng thành lập đoàn kiểm tra, đến các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người nước ngoài để đôn đốc, hướng dẫn họ giữ gìn an toàn, vệ sinh lao động trong thời kỳ có dịch; yêu cầu đưa người lao động thuộc nhóm có nguy cơ cao đi cách ly, theo dõi.
Hiện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội tiếp tục thống kê số lao động là người nước ngoài đang làm việc trên địa bàn thành phố, làm cơ sở cho các ngành, địa phương hướng dẫn người lao động chủ động phòng, chống dịch và yêu cầu các doanh nghiệp có sử dụng lao động là người nước ngoài đến từ vùng có dịch rà soát, báo cáo rõ các thông tin liên quan đến người lao động, từ đó sàng lọc, khoanh vùng những người có nguy cơ nhiễm Covid-19 để tổ chức cách ly, theo dõi nhằm bảo đảm an toàn cho người lao động và những người xung quanh.
Đối với người lao động ở Hà Nội đi làm việc tại những nước có dịch Covid-19, hiện Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hà Nội đã thống kê danh sách 1.058 người đang làm việc tại Hàn Quốc, gửi danh sách về các quận, huyện, thị xã và đề nghị các địa phương tuyên truyền cho các gia đình liên hệ với người thân đến các cơ quan chức năng, cơ sở y tế tại Hàn Quốc để nhận được sự hỗ trợ.
Ông Nguyễn Hồng Dân cũng cho biết, để ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động chất lượng cao khi phải tạm dừng tiếp nhận lao động đến từ các nước có dịch Covid-19, Sở đã giao Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tăng cường cung cấp thông tin về thị trường lao động cho các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng ở thời điểm này đồng thời, Sở tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tìm lực lượng lao động thay thế tạm thời. “Nhìn chung, đến thời điểm này, lực lượng lao động tại các doanh nghiệp có sử dụng lao động là người nước ngoài chưa có nhiều biến động; đại đa số doanh nghiệp vẫn duy trì sản xuất, kinh doanh”- ông Nguyễn Hồng Dân khẳng định.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phải luôn đổi mới tránh tình trạng “đi trước, về sau” trong chuyển đổi số
Tập trung sản xuất giống cây cho Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ
Phát triển sự nghiệp giáo dục trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Giám sát chuyên đề Nữ công tại Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội
Trình Quốc hội thí điểm mở rộng đất thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận
Khởi tố nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh
Cháo tươi TH true FOOD: Hợp khẩu vị trẻ em, ngon lành như mẹ tự nấu tại nhà
Tin khác
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Việc làm 09/11/2024 06:56
Cơ hội tiếp cận việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn
Việc làm 08/11/2024 22:43
Sắp diễn ra hội chợ việc làm và trao giải “Lao động về nước lập nghiệp thành công năm 2024”
Việc làm 07/11/2024 15:00
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 27/10/2024 14:22
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024
Việc làm 25/10/2024 05:43
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố
Việc làm 24/10/2024 19:41
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030
Việc làm 21/10/2024 22:44